GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH EAKPAM ĐAKLAK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Eakpam, ĐăK LăK (full) (Trang 36)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH EAKPAM ĐAKLAK

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Chi nhánh Agribank EaKpam được thành lập theo quyết định số 889/TCCB ngày 30/08/1999 của giám đốc Agribank ĐakLak. Chi nhánh EaKpam hoạt động theo mô hình ngân hàng loại 4 trực thuộc Agrbank huyện Cưmgar, ĐakLak.

Căn cứ quyết định số 353/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 31/03/2008 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc sắp xếp, điều chỉnh chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc Agribank ĐakLak, kể từ ngày 03/08/2009 chuyển chi nhánh Agribank EaKpam thành chi nhánh trực thuộc Agribank ĐakLak.

Sự ra đời của chi nhánh Agribank EaKpam, ĐakLak nhằm mục đích mở rộng mạng lưới kinh doanh của hệ thống Agribank nói chung và chi nhánh Agribak ĐakLak nói riêng nhằm tiếp cận các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư trong xã hội. Mặt khác, chi nhánh ra đời nhằm chuyển tải vốn đến tận tay người dân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh cũng như tiêu dùng một cách có hiệu quả và thuận tiện nhất.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Agribank EaKpam hoạt động theo quy chế của Agribank và theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có chức năng kinh doanh và quản lý trực tiếp đồng tiền Việt Nam và ngoại tệ, chi nhánh đảm nhiệm những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

Cho vay đến tất cả các thành phần kinh tế; nhận tiền gởi và phát hành kỳ phiếu các loại, dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh các khoản vay, thanh toán cho các pháp nhân trong nước, thanh toán quốc tế.

Dịch vụ phát hành thẻ Success ( ATM ) và thẻ tín dụng nội địa; dịch vụ chi trả kiều hối.

Đại diện cho chi nhánh Agribank ĐakLak trong những vấn đề liên quan đến địa phương.

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Agribank EaKpam gồm có:

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

a. Ban giám đốc

Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, có nhiệm vụ tổ chức điều hành mọi hoạt độnh của chi nhánh, trực tiếp ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, chịu trách nhiêm trước giám đốc Agribak

Giám đốc Phó Giám đốc Phòng KHKD Phòng KTNQ

Đak Lak và pháp luật về các quyết định của mình. Được uỷ quyền cho phó giám đốc ký kết hợp đồng tín dụng tối đa 70% mức uỷ quyền phán quyết của giám đốc Agribank ĐakLak đối với các dự án vay vốn trong phạm vi được uỷ quyền.

Phó giám đốc: Phụ trách kế toán, ngân quỹ, là người thay mặt giám đốc giải quyết các công việc của chi nhánh khi giám đốc đi vắng, điều hành chi nhánh theo sự phân công uỷ quyền của giám đốc, chịu trác nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được phân công, uỷ quyền.

b. Các phòng ban

- Phòng kế hoạch kinh doanh:

Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trong địa bàn hoạt động. Giao dịch trực tiếp với khách hàng.

Thẩm định các phương án, dự án đầu tư ngắn hạn, trung dài hạn theo quy trình và quy định của ngành.

Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, lãi tiền vay và đề xuất các phương án xử lý nợ quá hạn, nợ xấu.

Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.

Thực hiện các nghiệp vụ khác trong phạm vi, chức nămg của phòng. - Phòng kế toán ngân quỹ:

Tổ chức hoạch toán các nghiệp vụ phát sinh của chi nhánh.

Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản, lập các thủ tục và chi trả tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi của các tổ chức kinh tế, các nhân.

Lập các chứng từ, giải ngân tiền mặt khi khách hàng nhận và thu tiền khi khách hàng trả nợ vay.

Tổ chức thực hiện dịch vụ thánh toán, chuyển tiền, thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin.

Chấp hành chế độ quyết toán hàng năm với hội sở.

Chấp hành đầy đủ các chế độ tài chính đối với ngân sách nhà nước và quyết định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống.

Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu theo quy định của Nhà nước và ngành Ngân hàng.

Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng kế hoạch kinh doanh chuyển sang.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

a. Về huy động vốn Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 I - Nguồn vốn huy động 1.Theo thành phần kinh tế

- Huy động từ dân cư - Huy động từ TCKT

2. Theo loại tiền

- Bằng VNĐ - Bằng ngoại tệ và vàng 110.320 - 95.265 11.604 110.320 121.602 - 108.137 13.465 121.602 136.326 - 120.325 16.001 125.326 Tốc độ tăng trưởng nguồn VHĐ so

với năm trước (%)

1. Theo thành phần kinh tế

- Huy động từ dân cư - Huy động từ TCKT

2. Theo loại tiền

- Bằng VNĐ - Bằng ngoại tệ và vàng - - - - - - 10.22 - 13.52 16.03 - 10.22 - 12.1 - 11.27 18.83 - 12.1 - (Nguồn : Phòng KHKD chi nhánh)

Với phương châm hoạt động của NHTM là “Đi vay để cho vay”, Agribank EaKpam đã chú trọng đến công tác huy động vốn, đặc biệt là tiền gởi dân cư. Từ khi thành lập đến nay (2013), nguồn vốn huy động của chi nhánh đã đạt được trên 136 tỷ đồng, trong đó tiền gởi dân cư chiếm trên 120 tỷ đồng ( chiếm 88% tổng nguồn vốn)

Qua số liệu (Bảng 2.1) ta thấy, tốc độ huy động vốn của Agribank chi nhánh EaKpam qua 3 năm đều tăng trưởng ở mức độ vừa phải. Tỷ lệ tăng trưởng lần lượt qua các năm là 10.22%, 12.10%. Việc huy động chủ yếu từ nguồn tiền gởi dân cư, chiếm tỷ lệ 86.34 – 88.26%. Trong đó, nguồn huy động hoàn toàn bằng VND, không có tiền gởi ngoại tệ.

Nhìn chung, việc tăng trưởng huy động vốn qua các năm đều tăng trưởng, nhưng mức tăng chưa cao do đặc điểm chi nhánh đóng trên địa bàn nông thôn và tiền nhàn rỗi của người dân nơi đây chưa nhiều. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng kết quả như trên rất đáng khích lệ đối với chi nhánh, nhờ có chính sách huy động linh hoạt, đa dạng, phù hợp với các nhu cầu gởi tiền của khách hàng bằng các sản phẩm đa dạng như ;tiết kiệm học đường , khách hàng gởi có thể giao dịch rút tiền nhiều nơi, tiết kiệm dự thưởng, áp dụng chính sách chăm sóc khách hàng đặc biệt là đối với những khách hàng truyền thống, khách hàng VIP cùng rất nhiều các chương trình khuyến mãi được thực hiện thường xuyên… đã tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng trong việc thu hút vốn.

b.Về hoạt động cho vay của chi nhánh

Cho vay là một trong những loại hình dịch vụ truyền thống của NHTM, đối với các NHTM ở Việt Nam nói chung và Agribank EaKpam nói riêng thì đây là nguồn thu chủ yếu. Trong những năm gần đây, nhu cầu của HKD về vốn để sản xuất kinh doanh rất lớn, nắm được nhu cầu đó Agribank EaKpam đã đẩy mạnh cho vay đối với HKD và đạt được những kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.2 Tổng dư nợ cho vay 2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng dư nợ cho vay 175.245 197.256 220.142

- Ngắn hạn 120.532 134.375 156.325

- Trung hạn 54.713 62.881 63.817

Tốc độ tăng trưởng (%) - 12.5 11.6

(Nguồn: Phòng KHKD chi nhánh)

- Xét về tốc độ tăng trưởng cho vay:

Hoạt động cho vay của chi nhánh tăng trưởng đều và bền vững qua các năm, chi nhánh thực hiện cho vay với rất nhiều hình thức tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng cho tất cả các đối tượng khách hàng.

Việc tăng trưởng tín dụng tương đối đều và ổn định như vậy thể hiện sự phát triển bền vững của chi nhánh, không vì mục tiêu áp lực lợi nhuận mà tăng trưởng nóng, chi nhánh chọn hướng tăng trưởng tín dụng phải bảo đảm đi đôi với an toàn vốn. Tỷ lệ tăng trưởng lần lượt qua các năm 2012 và 2013 là 12.56% và 11.6%. Trong các năm 2012 và 2013 là thời điểm nền kinh tế Việt Nam đang bị khủng hoảng, kinh tế đình trệ dẫn đến nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, với việc huy động vốn giá cao và sử dụng vốn cấp trên chiếm tỷ trọng lớn ( gần 40%) của chi nhánh trong thời gian qua bắt buộc chi nhánh phải cho vay với lãi suất cao cũng là một trong những rào cản đưa nguồn vốn đến với khách hàng.

- Xét về cơ cấu cho vay:

Cơ cấu cho vay của chi nhánh chủ yếu là cho vay ngắn hạn với tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ, tỷ lệ này qua các năm từ 2011 – 2013 lần lượt là 68.77%, 68.12%, 71.01%. Trong hai năm 2011 và 2012 khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đương nhau và có xu hướng tăng vào năm 2013, tuy

nhiên mức tăng không đáng kể. Nhìn chung, cơ cấu dư nợ giữa cho vay ngắn hạn và trung hạn của chi nhánh tương đối ổn định.

c. Kết quả hoạt động kinh doanh:

Từ khi thành lập đến nay, Agribak EaKpam luôn luôn hoàn thành kết quả hoạt động kinh doanh của cấp trên giao, năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu 27.947 30.562 33.561

Chi phí 23.338 25.342 27.159

LNTT 4.690 5.220 6.402

(Nguồn: Phòng Kế toán chi nhánh)

Trong 3 năm qua (2011 – 2013), là giai đoạn rất khó khăn đối với nền kinh tế và đặc biệt là đối với ngành ngân hàng. Các NHTM cạnh tranh rất gay gắt. Tuy nhiên Agribank EaKpam vẫn đứng vững và vượt qua các khó khăn, tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhìn chung khả quan, tăng trưởng và ổn định. Doanh thu hàng năm vẫn tăng trưởng tốt, bảo đảm bù đắp đủ chi phí và có lãi với mức lợi nhuận trước thuế hàng năm đều tăng cao hơn năm trước, lợi nhuận trước thuế năm 2012 so với năm 2011 có mức tăng là 11.30%, nhưng qua năm 2013 lợi nhuận trước thuế có mức tăng trưởng nhảy vọt là 18.46% so với năm 2012, điều nay cho thấy chi nhánh đã có cách điều hành phù hợp và quản lý tốt chất lương tín dụng.

2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH EAKPAM - VAY HỘ KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH EAKPAM - ĐAKLAK

2.2.1. Đặc điểm khách hàng hộ kinh doanh vay vốn tại chi nhánh:

a. Số lượng hộ kinh doanh vay vốn tại chi nhánh

Kể từ khi thành lập đến nay, bằng tất cả nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh, số lương khách hàng tăng đều qua các năm, đặc biệt là đối với khách hàng HKD, cụ thể như sau( Bảng 2.4):

Bảng 2.4 Khách hàng hộ kinh doanh

Đơn vị: hộ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

I. Hộ kinh doanh Số hộ Tỷ Trọng (%) Số hộ Tỷ Trọng (%) Số hộ Tỷ Trọng (%) 1. Số hộ gia đình SXNN 602 65.3 692 64.4 745 62.2 2. Số hộ gia đình phi SXNN 320 34.7 383 35.6 452 37.8 Tổng cộng 922 100 1.075 100 1.197 100

II. Tăng trưởng (+,-) % (+,-) %

1. Số hộ gia đình SXNN - - 90 15 53 7.7 2. Số hộ gia đình phi SXNN - - 63 19.7 69 18 Tổng cộng - - 153 16.5 122 11.3

- Xét về tỷ lệ tăng trưởng số hộ kinh doanh vay vốn:

Hộ KD đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh ĐakLak nói chung và huyện CưMgar nơi đặt trụ sở của chi nhánh nói riêng. Với chính sách tạo mọi điều kiện cho việc phát triển khách hàng, đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng cùng với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên chi nhánh trong việc tìm kiếm các khách hàng mới, trong năm 2012 số HKD đã tăng thêm 153 hộ ( 16.5%), tuy nhiên sang năm 2013 cùng với khó khăn của nền kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng giảm thấp của toàn hệ thông ngân hàng đã ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng HKD vay vốn tại chi nhánh, trong năm 2013 số lượng HKD vay vốn tại chi nhánh chỉ tăng thêm 122 hộ ( 11.3% ) so với năm 2012.

- Xét về cơ cấu cho vay:

Cho vay HKD sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay HKD của chi nhánh, cơ cấu cho vay hộ sản xuất nông nghiệp đạt mức 65.3% trong năm 2011, 64.4% trong năm 2012 và 62.2% trong năm 2013, tập trung chủ yếu ở các xã CưDleMnông, EaTar, EaHđin. Số hộ gia đình sản xuất nông nghiệp vay vốn trong năm 2012 tăng lên 90 hộ (15%) so với năm 2011, năm 2013 số hộ gia đình sản xuất nông nghiệp tăng lên 53 hộ (8%). Nhìn chung số hộ tăng đều qua các năm, tuy nhiên xét về tỷ lệ tăng trưởng thì năm 2013 tỷ lệ tăng trưởng có thấp hơn năm 2012.

Cơ cấu cho vay hộ sản xuất phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu cho vay HKD của chi nhánh, các HKD vay vốn chủ yếu tập trung ở những nơi có lợi thế về kinh doanh tiểu thương, kinh doanh cà phê, kinh doanh vận tải… chiếm tỷ trọng 34.7%, 35.6%, 37.8% lần lượt cho các năm từ 2011 đến 2013. Năm 2012 số lượng hộ gia đình sản xuất phi nông nghiệp vay vốn tại chi nhánh tăng 63 hộ (19.7%), năm 2013 tăng 69 hộ (18%).

b. Tình hình cho vay hộ kinh doanh

Trong giai đoạn 2011-2013, dư nợ cho vay HKD của chi nhánh tăng trưởng trung bình khoảng khoảng 8%/năm. Nhìn chung tình hình tăng trưởng qua các năm tương đối ổn định, diễn biến tăng trưởng dư nợ cho vay HKD qua các năm có một số đặc điểm như sau:

- Dư nợ HKD qua các năm đều tăng trưởng ở mức độ vừa phải, bình quân khoảng 8%/năm, nhìn chung địa bàn hoạt động của chi nhánh tập trung ở 8 xã thuộc huyện CưMgar nên số lượng khách hàng HKD gần như đã ổn định nên tốc độ tăng trưởng không cao so với thời gian đầu mới thành lập.

- Ngoài ra, trong giai đoạn này chi nhánh thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn theo hướng chỉ đạo của Agribank cấp trên cũng như căn cứ tình hình kinh tế của đất nước, của tỉnh ĐakLak và thực tế của kinh tế xã hội tại địa phương, chi nhánh đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế sự tăng trưởng nóng trong hoạt động tín dụng nói chung cũng như cho vay HKD nói riêng. Do vậy, dư nợ cho vay HKD của chi nhánh chỉ tăng ở mức độ vừa phải.

* Cơ cấu cho vay HKD theo ngành kinh tế:

Bảng 2.5 Phân loại dư nợ hộ kinh doanh theo ngành nghề

Đơn vị: Triệu đồng

Dƣ nợ cho vay HKD theo ngành nghề

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ Tỷ Trọng (%) Dư nợ Tỷ Trọng (%) Dư nợ Tỷ Trọng (%) Nông nghiệp - Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản 80.325 67.561 8.657 4.107 78 66 8 4 86.675 72.984 10.524 3.617 78 65 9 3 93.258 81.563 10.925 2.770 77 67 9 2 Công nghiệp - XDCB 7.695 7 8.056 7 8.425 7 Thương mại, dịch vụ 15.567 15 16.753 15 18.524 15 Tổng cộng 103.587 100 111.484 100 121.207 100 Tăng trưởng - - +/- % +/- % Nông nghiệp - Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản - - 6.350 5.423 1.867 -490 8 8 22 -12 6.583 8.579 401 -847 8 12 4 -23 Công nghiệp - XDCB - - 361 5 369 5 Thương mại, dịch vụ - - 1.186 8 1.771 11

( Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh chi nhánh)

- Xét về tỷ lệ tăng trưởng:

+ Năm 2011, dư nợ cho vay HKD của chi nhánh đạt 103,587 tỷ đồng, đạt được kết quả khả quan như vậy do sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên chi nhánh.

Agribank xác định lấy lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là mũi nhọn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Eakpam, ĐăK LăK (full) (Trang 36)