Kiến nghị với Agribank ĐakLak

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Eakpam, ĐăK LăK (full) (Trang 96)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1.Kiến nghị với Agribank ĐakLak

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

+ Xây dựng bộ phận kiểm tra giám sát có chất lượng và có đạo đức tốt: Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Agribank Dak Lak thực hiện việc kiểm tra nội bộ theo các chương trình, đề cương của bộ máy kiểm tra, kiểm soát ngành dọc. Việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát , đảm bảo cho việc tuân thủ các quy định trong các mặt nghiệp vụ của ngành, đồng thời bảo đảm việc tuân thủ các quy định của pháp luật đối với đội ngũ cán bộ các cấp khi thực hiện

nhiệm vụ được giao. Hoạt động này phục vụ tốt cho hoạt động tham mưu đối với lãnh đạo trong chỉ đạo, điều hành kinh doanh đảm bảo đúng định hướng, tuân thủ các quy định của ngành, của pháp luật Nhà nước. Qua kiểm tra, kiểm soát phát hiện kịp thời và ngăn ngừa các rủi ro, phát hiện các lỗ hổng trong cơ chế, chính sách, phát hiện những bất hợp lý, những tồn tại vưóng mắc trong việc chấp hành các quy định về cơ chế, chính sách, hồ sơ, thủ tục và quy trình nghiệp vụ để kịp thời báo cáo lên cấp trên có hướng xử lý phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng. Tuy nhiên, thực tiễn vừa qua cho thấy, hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều hạn chế. Điều này xuất phát từ một nguyên nhân cơ bản là bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tổ chức chưa tốt, chưa thật hợp lý và có một bộ phận cán bộ kiểm tra, kiểm soát đạo đức nghề nghiệp chưa cao, chưa báo cáo trung thực và làm sai lệch kết quả kiểm tra.

+ Quy trách nhiệm cho cán bộ kiểm soát nội bộ cũng như có chế độ khen thưởng rõ ràng để nâng cao chất lượng kiểm soát: Để nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ, cần có chính sách khen thưởng, kỷ luật hợp lý để động viên, khuyến khích những cán bộ tốt, làm việc trung thực. Bên cạnh đó, đối với những cán bộ cố ý làm sai lệc kết quả kiểm tra gây ra hậu quả ngiêm trọng cần phải có chế tài cụ thể để xử lý, răn đe.

+ Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra theo định kỳ, đột xuất với toàn thể hoạt động tín dụng nói chung và cho vay hộ kinh doanh nói riêng.

+ Kết hợp kiểm tra hồ sơ vay vốn lưu tại chi nhánh và kiểm tra, đối chiếu thực tế khách hàng: Ngoài việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ bảo đảm tiền vay tại chi nhánh, cán bộ kiểm tra , kiểm soát nội bộ cần phải tăng cường đi đối chiếu với thực tế càng nhiều càng tốt, qua đó để biết nắm bắt được tình hình thực tế của khách hàng HKD, phát hiện ra những dấu hiệu vi phạm của

CBTD, của khách hàng để có kế hoạch cụ thể, đưa ra đề xuất xử lý nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng đối với HKD tốt hơn.

+ Trong quá trình kiểm tra kiểm soát nếu phát hiện ra các sai sót cần phải xử lý nghiêm khắc những cán bộ có liên quan để răn đe các cán bộ khác.

- Cho phép chi nhánh tuyển thêm cán bộ tín dụng để giảm bớt áp lực công việc cho cán bộ tín dụng, nâng cao hiệu quả chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Eakpam, ĐăK LăK (full) (Trang 96)