Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Eakpam, ĐăK LăK (full) (Trang 25)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1.Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

DOANH CỦA NHTM

1.2.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh doanh

Trong thời gian trước đây, có khá nhiều ngân hàng ở Việt Nam vẫn xem nhẹ việc kiểm soát RRTD, xem đây chỉ là hoạt động hỗ trợ trong tổng thể hoạt động của ngân hàng. Thực sự đây là một quan điểm sai lầm đã được minh chứng qua cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, khi các NHTM coi nhẹ công tác kiểm soát RRTD sẽ dẫn đến những hậu quả rất lớn.

Hiện nay, công tác kiểm soát RRTD đã được đánh giá là một phần gắn kết với các hoạt động của NHTM khi đặt những kế hoạch, chiến lược kinh doanh hay là các mục tiêu tăng trưởng. Bởi NHTM đó cần xác định được những rủi ro của mình, mức giới hạn rủi ro mà bản thân NHTM sẵn sàng chấp nhận , để từ đó đề ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ tài sản của mình.

Chính vì vậy, hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay hộ KD của NHTM chính là các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai khi NHTM biết cách cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và an toàn trong hoạt động tín dụng.

Như vậy, kiểm soát RRTD là quá trình ngân hàng vận dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, phân tán, giảm thiểu, trung hoà, chuyển giao nhằm giới hạn mức độ thiệt hại tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.

- Các biện pháp né tránh rủi ro: Là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể. Để né tránh rủi ro có thể sử dụng một trong hai biện pháp; chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hoặc né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro.

- Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất: Đây là biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại. Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất bao gồm: tập trung tác động vào chính mối nguy cơ để ngăn ngừa tổn thất, tác động vào môi trường rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro.

- Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: Đây là biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại, thông thường sử dụng các phương pháp như ; đa dạng danh mục cho vay, gia hạn nợ, cấu trúc lại nợ, kiểm soát dòng tiền, theo dõi, kiểm tra giám sát các quy trình để giảm thiểu tổn thất rủi ro.

- Tài trợ rủi ro: Nhằm bù đắp những thiệt hại, mất mát khi có tổn thất xảy ra, các biện pháp tài trợ gồm có:

+ Tự khắc phục rủi ro: Là phương pháp NHTM bị rủi ro tự mình thanh toán các tổn thất, nguồn bù đắp rủi ro là vốn tự có của chính NHTM và các khoản đi vay.

+ Chuyển giao rủi ro: bằng cách chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người, tổ chức khác trong đó quy định chuyển giao rủi ro không chuyển giao tài sản cho người nhận rủi ro (mua bảo hiểm) hoặc đa dạng hoá rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Eakpam, ĐăK LăK (full) (Trang 25)