ô nhiễm khí quyển:
TTCT - Trong khi lượng khí carbonic (CO2) trong không khí đã lên quá cao đến độ thời tiết trở nên thất thường, thì mỗi năm có thêm 27 tỉ tấn thải ra từ các nhà máy công nghiệp và phương tiện vận chuyển. Người ta dự báo đến năm 2030 con số sẽ là 43 tỉ tấn.
Hiện tượng gia tăng khí thải nhà kính đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát, trong khi cây cỏ không thể hấp thu nhiều hơn CO2 dùng vào quang hợp và các nhà máy cũng không thể ngừng hoạt động. Nhưng việc ngăn chặn CO2 tăng thêm ở khí quyển lại là yêu cầu sống còn cho cả nhân loại.
Hai quan điểm thực hành ngăn chặn trái ngược nhau đang được hình thành. Quan điểm thứ nhất coi CO2 là loại chất thải độc hại cần được chuyển thành dạng chất rắn carbonat (CO3) bất động, rồi đem chôn vào các hầm mỏ bỏ hoang
Kỹ thuật trên sẽ được thí điểm từ năm 2015, nghĩa là phải mất hơn 20 năm nữa mới thành hiện thực. Chi phí cho việc chuyển mỗi tấn CO2 lên đến 80- 120 USD không chỉ làm các chính phủ nản lòng vì đầu tư lớn mà các nhà sản xuất càng ngán ngại vì mỗi sản phẩm sẽ phải mang thêm chi phí khí thải.
Quan điểm thứ hai coi CO2 là nguyên liệu, từ đây bắt đầu quy trình sản xuất ra sản phẩm mới. Điểm nổi bật trong quan điểm này là đưa khối
lượng khổng lồ khí CO2 từ các nhà máy nhiệt điện vào trại nuôi tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học. Một khi dầu mỏ cạn kiệt thì chỉ có rong tảo đủ sức thay thế nhờ sinh khối lớn, tăng trưởng nhanh, lại sống được trong môi trường biển.
Khác biệt giữa CO2 chất thải và CO2
nguyên liệu tái sử dụng là một bên phải bỏ tiền ra để đem đi chôn, bên kia tạo ra đồng tiền từ sản
phẩm mới. Công ty Mantra Energy cho biết cứ mỗi tấn CO2 dùng lại họ thu được 700 USD từ acid formic và các muối format, thông qua kỹ thuật khử electron CO2 trong môi trường nước.
Ưu điểm việc tái sử dụng CO2 vào nền kinh tế là có thể thực hiện ngay bằng các kỹ thuật khác nhau từ sinh hóa, nhiệt hóa, sinh xúc tác hoặc
quang xúc tác nhờ năng lượng mặt trời, hay trường hợp khử electron trong phép điện hóa.
Người ta có thể đầu tư thành nhiều dự án vừa tầm, nhất là nơi các nhà máy thải nhiều CO2 mà một dây chuyền tái sử dụng sẽ làm tăng thêm lợi
2.Truy tìm máy lọc bí ẩn của khí quyển:
“Tự nhiên sử dụng một chất có khả năng phá hủy tác nhân gây ô nhiễm để làm sạch không khí, nhưng cho tới nay loài người vẫn chưa tìm ra chất này.”
Nhiều nhà khoa học cho rằng bầu khí
quyển của quả đất có khả năng tự làm sạch. Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng khí đốt và
chất gây ô nhiễm ở tầng thấp nhất trong khí quyển bị phân hủy nhờ các phân tử mà người ta gọi là
Gốc OH (có hoạt tính cao) được tái tạo liên tục trong khí quyển nhờ các phản ứng với hơi nước và nitơ oxit – hai chất tồn tại trong không khí. Những phản ứng đó phá vỡ các chất gây ô nhiễm. Vì thế, có thể coi quá trình này là một cơ chế tự làm sạch của tự nhiên. Nhưng khi gốc OH được tái tạo bởi nitơ oxit, phản ứng sẽ tạo ra khí ozone – một chất độc hại và có thể gây hiệu ứng nhà kính. Như vậy, nếu một nơi có nhiều gốc OH thì nồng độ ozone ở đó cũng cao.
Một góc vùng châu thổ sông Châu
Giang, Trung Quốc. Ảnh: mep.gov.cn.
Nhưng khi tới vùng châu thổ sông Châu Giang (Trung Quốc), các nhà khoa học của Viện Hóa học và Động lực học Geosphere (Đức) lại phát hiện điều trái ngược.
Tại đây gốc OH tập trung với mật độ dày đặc hơn mọi nơi trên thế giới trong một khu vực có diện tích khoảng 60 km vuông, nhưng nồng độ khí ozone trong không khí lại rất thấp.
“Đó là điều khiến chúng tôi sửng sốt. Sau bao năm nghiên cứu, mãi tới bây giờ chúng tôi mới
chứng kiến một hiện tượng ngược đời như vậy”,
Franz Rohrer, chuyên gia của Viện Hóa học và Động lực học Geosphere, phát biểu.
Phát hiện cho thấy tự nhiên vẫn còn một chất nữa nữa để tái tạo gốc OH mà không cần tới nitơ oxit. Nhưng cho tới nay giới khoa học chưa có những thiết bị phù hợp để phát hiện ra chất đó. Andreas Hofzumahaus, một chuyên gia của Viện Hóa học và Động lực học Geosphere, dự định mô phỏng các quá trình trong bầu không khí của vùng châu thổ sông Châu Giang trong phòng thí nghiệm để tìm ra chất bí ẩn. Nếu làm được điều đó, loài người sẽ có công cụ mới để làm sạch khí quyển.
“Chúng ta may mắn vì những chất gây ô nhiễm có hại phân hủy rất nhanh. Nhưng điều không may là quá trình loại bỏ tác nhân ô nhiễm lại tạo ra ozone. Nếu tìm ra chất bí ẩn kia, chúng ta sẽ được hưởng hai lợi ích”, Hofzumahaus bình luận.
3.Ánh sáng mặt trời làm sạch khí quyển trái đất
Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, công bố trên tạp chí Tự nhiên của
Mỹ cho thấy, chính nguồn ánh sáng Mặt Trời đã làm sạch bầu khí quyển bị ô nhiễm của
Trái Đất.
Theo nghiên cứu này tia cực tím trong ánh sáng Mặt Trời đã kích thích rất mạnh các"chất tẩy rửa"bầu khí quyển. Nhờ đó, bầu khí quyển tầng thấp gần Trái Đất có khả năng tự làm sạch để loại bỏ các khí ô nhiễm như ôxit nitơ, mêtan, mônôxít cácbon.
Các nhà khoa học Đức đã nhận dạng các chất tẩy rửa khí quyển này là các hóa chất gốc hyđrô được tạo ra khi tia cực tím trong ánh sáng Mặt Trời
tách các phân tử ôzôn thành các nguyên tử ôxy. Các nguyên tử ôxy này phản ứng với nước và tạo ra các chất tẩy rửa gốc hyđrô có hoạt tính cao
phản ứng với các chất khí gây ô nhiễm khí quyển. Các số liệu thu thập trong 5 năm cho thấy lượng chất tẩy rửa gốc hyđrô hầu như không thay đổi hàng năm và chỉ phụ thuộc vào lượng tia cực tím
Các nhà khoa học Đức khẳng định hiện nay, cơ chế tự làm sạch của khí quyển vẫn hoạt động tốt nhưng lượng chất tẩy rửa gốc hyđrô có thể thay đổi nếu tầng ôzôn bảo vệ Trái Đất mỏng đi