MÔI TRƯỜNG NGÀY NAY:

Một phần của tài liệu KHIQUYEN (Trang 59)

IV.Hiện trạng bầu khí quyển:

MÔI TRƯỜNG NGÀY NAY:

Như vậy ô nhiễm không khí là kết quả của sự thải ra không khí các chất thải khí độc hại ở thể hơi, bụi, khí. Làm tăng đột biến các chất

như CO2, NOX, SOX...

Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối

lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh

-20 tỉ tấn cácbon điôxít -1,53 triệu tấn SiO2

-Hơn 1 triệu tấn niken -700 triệu tấn bụi

-1,5 triệu tấn asen -900 tấn coban

-600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác.

Sự hoạt động của các ngọn núi lửa và các loài vi khuẩn sống trong không khí cũng là

nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Theo ước tính thì lượng CO2 do núi lửa hoạt động phun ra cao gấp 40.000 lần so với lượng CO2 hiện có trong khí quyển.

Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người.Nó còn tạo ra các cơn mưa acid làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng.

Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%.

Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiẹt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C.

Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc

phục hiện tượng hHiệu ứng nhà kính.

Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ozone.

CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ozon. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ozon sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn làm tròn trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ

UV-B, làm cho lượng bức xạ UV-B tăng lên,

gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất.

3.Internet gây hại khí quyển:

Bạn có biết mạng Internet trên thế giới tiêu thụ mỗi ngày bao nhiêu điện không? Có lẽ không, vì thật sự không ai có thể trả lời chính xác câu hỏi này.

3.Internet gây hại khí quyển:

Theo tính toán của công ty nghiên cứu thị trường Gartner Group, mạng Internet tiêu thụ lượng điện đủ tạo ra 2% khí CO2 thải vào môi trường, bằng với lượng khí thải của cả ngành hàng không.

Mỗi lần bạn vào mạng Internet dùng Google tìm tài liệu thì Google sẽ tự động lục soát các hệ thống ngân hàng dữ liệu của mình và xuất ra câu trả lời và công việc đó tiêu thụ khoảng 10 watt điện, tương đương mức tiêu thụ của một bóng đèn tiết kiệm điện cháy trong một tiếng đồng hồ.

Và mỗi lần vào Internet đấu giá, tìm mua một món hàng trên eBay chẳng hạn, bạn đã tung vào bầu khí quyển tương đương với 20 gram thán khí. Ðây là kết quả tính toán của Siegfried Behrendt, thuộc Viện Zukunftsstudien und

Technologiebewertung (Viện Nghiên cứu tương lai và định giá công nghệ) tại Berlin, CHLB Ðức. Với 32.000 máy chủ đặt trên khắp thế giới, Google tiêu thụ hàng năm hơn 55 GWh điện,

Chi phí năng lượng hàng tháng của hệ thống này lên đến nhiều triệu đô la Mỹ, mặc dù theo Rolf Kersten, chuyên gia tin học của Sun Microsystems, các máy chủ của Google làm việc rất hiệu quả.

Theo tính toán của công ty nghiên cứu thị trường Gartner Group, mạng Internet tiêu thụ lượng điện đủ tạo ra 2% khí CO2 thải vào môi trường, bằng với lượng khí thải của cả ngành hàng không.

Mỗi lần bạn vào mạng Internet dùng Google tìm tài liệu thì Google sẽ tự động lục soát các hệ thống ngân hàng dữ liệu của mình và xuất ra câu trả lời và công việc đó tiêu thụ khoảng 10 watt điện, tương đương mức tiêu thụ của một bóng

Và mỗi lần vào Internet đấu giá, tìm mua một món hàng trên eBay chẳng hạn, bạn đã tung vào bầu

khí quyển tương đương với 20 gram thán khí. Ðây là kết quả tính toán của Siegfried Behrendt, thuộc Viện Zukunftsstudien und Technologiebewertung (Viện Nghiên cứu tương lai và định giá công

Với 32.000 máy chủ đặt trên khắp thế giới, Google tiêu thụ hàng năm hơn 55 GWh điện, tương đương mức tiêu thụ điện của một thành phố 45.000 dân. Chi phí năng lượng hàng tháng của hệ thống này lên đến nhiều triệu đô la Mỹ, mặc dù theo Rolf Kersten, chuyên gia tin học của Sun Microsystems, các máy chủ của Google làm việc rất hiệu quả.

Hệ thống máy này sử dụng trên 90% năng lượng cho việc tìm kiếm tài liệu trong khi phần nhiều các máy điện toán khác chỉ sử dụng một phần, thường không quá 50% năng lượng tiêu thụ, 50% số năng lượng còn lại bị biến thành nhiệt vô dụng. Số nhiệt lượng vô dụng này còn gây thêm tiêu hao điện do sử dụng máy điều hòa không khí, vì nếu các trung tâm máy tính không dùng máy lạnh thì chỉ trong vài tiếng đồng hồ các máy chủ sẽ nóng và không hoạt động được nữa. Theo các chuyên gia, mỗi mét vuông tại các trung tâm máy tính tiêu thụ trung bình 20 kW điện, tương đương với mức tiêu thụ trong cùng thời gian của hai gia đình.

Nhằm giảm bớt mức tiêu thụ năng lượng trong công nghệ thông tin, vào giữa năm 2007 Google đưa ra sáng kiến thành lập tổ chức Climate Savers Computing (CSC, Công nghệ thông tin bảo vệ bầu khí quyển) với sự tham gia của Intel và nhiều tổ chức bảo vệ môi trường. Mục tiêu của CSC là dùng kỹ thuật hiện đại, đến năm 2010 giảm mỗi năm một lượng điện năng tương đương với 54 triệu tấn khí thải CO2 và tiết kiệm 3,7 tỉ đô la.

Theo điều tra của Forrester, số lượng máy điện toán trên thế giới trong năm 2005 là khoảng 600 triệu và sẽ tăng lên 1,3 tỉ máy vào năm 2010, nhất là ở các nước đang phát triển. Mức độ “đói năng lượng” của chúng hầu như không thể thỏa mãn và kết quả là bầu khí quyển ngày càng nóng lên do sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch, đưa đến hậu quả tai hại cho cuộc sống của con người và nền kinh tế. Các chuyên gia của Gartner Group cho rằng, việc áp dụng kỹ thuật xanh thông minh là cần thiết và có thể giảm tiêu thụ năng lượng đến 60%.

Tại hội chợ điện toán CeBIT vừa qua “Green IT” (Công nghệ thông tin xanh) là đề tài trọng tâm. Tại đây, các công ty điện toán khổng lồ như IBM, Siemens, HP, Microsoft... đã tung ra nhiều loại máy điện toán “xanh” và đề ra nhiều chương trình giảm tiêu thụ điện. Fujitsu- Siemens trưng bày máy vi tính Scaleo sử dụng ít điện và gây ít tiếng động, chứa ít Brom (chất chống cháy nhưng có hại sức khoẻ), được tổ chức World Wildlife Fund (WWF) xác nhận là một loại Green PC (máy vi tính xanh).

Martin Kinne, Giám đốc điều hành của Hewlett-Packard (HP) tại Ðức, cho rằng đến năm 2010, tất cả các máy PC do HP sản xuất sẽ tiêu thụ điện ít hơn 25% so với năm 2005. Steve Ballmer, Tổng giám đốc của tập đoàn Microsoft, mong mỏi các công ty chế tạo phần mềm, xây dựng chương trình ứng dụng làm giảm tiêu thụ điện. IBM đưa ra chương trình “Big Green” bao gồm sản phẩm, dịch vụ và tài chánh. Trong khi các công ty khác tìm cách tung ra thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng thì IBM nhắm vào hệ thống phát nhiệt và làm lạnh tại các trung tâm máy tính.

Val Rahmani, người chịu trách nhiệm về phương án này, cho rằng: “Ý định của chúng tôi là tạo ra một bản đồ hướng dẫn khách hàng đến trung tâm điện toán xanh. Chúng tôi sẽ giải thích mục tiêu và cách thức để đến đích”.

Từ đầu năm 2008 công ty dịch vụ Internet lớn ở Ðức, Strato, đã chuyển hoàn toàn qua sử dụng điện lấy từ sức nước. Trong khi đó Google cho xây dựng hệ thống điện dùng ánh sáng mặt trời. Với 9.200 tấm pin mặt trời đặt trên các nóc nhà tại tổng hành dinh của công ty ở Mountain View, California, Google đã có được gần một phần ba số điện năng mà công ty cần dùng. Mục đích của Larry Page, người sáng lập tập đoàn, là đến cuối năm 2008 Google chỉ dùng điện xuất phát từ các nguồn năng lượng bảo tồn.

Ðể thực hiện ý định này Google đầu tư vào nhiều phương án nghiên cứu sử dụng điện “xanh”. REC (Renewable Energy Certificate System) là hệ thống cấp giấy chứng nhận năng lượng tái tạo của các nước EU, nhưng đối với Larry Page, REC có nghĩa năng lượng tái tạo, RE rẻ hơn năng lượng hóa thạch C (chứa carbon).

Người tiêu thụ đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc tiết kiệm năng lượng. Theo Viện Khí quyển, môi trường và năng lượng ở Wuppertal, Ðức, để chế tạo một máy tính người ta cần trung bình 3.000 kWh năng lượng, tương

Theo tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace (Hòa bình xanh) trên thế giới, hàng năm con người thải vào môi trường từ 20-50 triệu tấn rác điện tử. Trong khi EU buộc các hãng sản xuất tăng tỷ lệ phục hồi thì số rác điện điện tử với nhiều chất độc hại ngày càng nhiều được xuất cảng trái phép sang các nước còn đang phát triển ở châu Á và châu Phi. Vì vậy các chuyên gia cho rằng, việc kéo dài cuộc sống của máy điện toán là cần thiết. Một yếu tố tiết kiệm quan trọng, nhưng thường bị người tiêu dùng bỏ quên là việc để máy ở tình trạng chờ “Stand-by mode” khi tạm ngưng làm việc.

Theo Joseph Reger, chuyên gia kỹ thuật của tập đoàn Fujitsu-Siemens, các máy tính ở trạng thái “Stand-by” tiêu tốn hàng năm 9 TWh (TWh=1012 Wh) điện, tương đương với số điện mà một nhà máy hạt nhân cung cấp. Như vậy, việc chọn máy ít tốn điện; dùng lâu máy và tắt hẳn khi không dùng, người tiêu thụ có thể góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường và qua đó túi tiền của mình.

4.Chất ô nhiểm nitơ trong nước biển đe doạ bầu khí quyển:

“Một nhóm các nhà khoa học quốc tế, do giáo sư hải dương học và khoa học khí quyển Robert Duce thuộc đại học Texas A&M chỉ đạo, đã kết luận rằng một

lượng lớn hợp chất nitơ – phát thải vào bầu khí quyển trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch và sử dụng phân bón nitơ của con người – hòa vào nước biển có thể loại khí cacbonic ra khỏi bầu khí quyển.” 

Một nhóm 30 chuyên gia từ các học viện trên toàn thế giới đã trình bày kết luận trong số mới nhất

trên tờ Science.

Các hợp chất nitơ tạo ra bởi con người được gió mang đi và lắng trong nước biển, chúng hoạt động như một loại phân bón, làm tăng sự phát triển của thực vật biển. Sự lớn mạnh của thực vật gây ra hiện tượng thêm nhiều khí cacbonic từ bầu khí

quyển bị hấp thụ vào nước biển. Theo bài báo của nhóm nghiên cứu, quá trình này khiến 10% khí

Tuy nhiên, một số chất nitơ lắng trong nước biển lại được tái xử lý để tạo thành một hợp chất nitơ khác gọi là nitơ oxit, hợp chất này sau đó lại được giải phóng trở lại bầu khí quyển. Duce giải thích, nitơ oxit là khí nhà kính có tác động mạnh – gấp khoảng 300 lần mỗi phân tử so với cacbonic – và vì vậy làm mất đi khoảng 2/3 những gì thu được từ việc loại bỏ bớt khí cacbonic. Ông cho biết:

“Nhưng  tất nhiên, toàn  bộ  hệ thống  rất phức  tạp  và chúng tôi vẫn không chắc chắn về các tác động  khác có thể xảy ra trong đại dương.”

Tảo bẹ đang lớn dần lên trong đại dương. Các hợp chất nitơ tạo ra bởi con người được gió mang đi và lắng

Theo Duce, tại hầu hết các vùng biển nitơ là chất dinh dưỡng giới hạn sự phát triển của thực vật. Vì vậy khi tất cả chất nitơ trên bề mặt của một vùng biển bị sử dụng hết, sẽ không còn loài thực vật biển nào tồn tại trong vùng đó. Duce giải thích rằng đội nghiên cứu của ông đã phát hiện

những chất nitơ tạo ra bởi con người lắng trong nước biển chiếm khoảng 1/3 nguồn nitơ từ bên ngoài, làm tăng lượng nitơ cho sự phát triển của thực vật biển khiến loài thực vật sinh trưởng

Thực vật biển sống nhờ vào loại cácbon sinh trong nước biển (bicarbonate), lượng bicarbonate đó cân bằng với lượng khí cacbonic trong khí

quyển. Khi lượng bicarbonate duy trì sự sống cho thực vật biển bị sử dụng hết, nó sẽ phá vỡ sự cân bằng, và khí cacbonic được kéo xuống nước biển từ khí quyển để lập lại trạng thái cân bằng đó.

Duce cho biết, sự làm giàu hợp chất nitơ tạo ra bởi con người trong đại dương loại bỏ một phần chất khí nhà kính quan trọng nhất – khí cacbonic – trong khí quyển. Tuy nhiên lợi ích này bị hạn chế bởi một hợp chất nitơ khác, nitơ oxit, cũng được hình thành từ sự làm

giàu nitơ và lại được phát thải vào khí quyển như một loại khí nhà kính có tác động mạnh.

Duce nói rằng: “Nếu bạn không cân nhắc đến  tác động của nitơ do con người tạo ra khi cố gắng  điều hòa sự thay đổi khí hậu, bạn đang bỏ lỡ một  phần quan trọng của chu kỳ cacbon và chu kỳ nitơ.  Vì vậy sự lắng đọng nitơ là một nhân tố rất quan  trọng trong vấn đề thay đổi khí hậu”. 

Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, khoảng 54 triệu tấn nitơ được tạo ra bởi những hoạt động của con người đã lắng vào nước biển từ khí quyển trong năm 2000. Duce cho biết, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy lượng nitơ phát thải hiện nay gấp khoảng 10 lần những năm1860. Ông thêm rằng lượng nitơ phát thải vào khí quyển sẽ tiếp tục tăng trong những thập kỷ tới cùng với nhu cầu năng lượng và phân bón tăng cao. Nhóm nghiên cứu dự đoán cho đến năm 2030, lượng nitơ tạo ra bởi con người phát thải vào khí quyển sẽ tăng lên 62 triệu tấn một năm.

Duce cho biết: “Rõ ràng có nhiều điều chúng  ta chưa biết về quy mô và thời gian của tác động  mà  quá  trình  lắng  đọng  nitơ  trong  nước  biển  cũng  như  những  phản  ứng  tiếp  theo  ảnh  hưởng  đến  hệ  thống  khí  hậu.  Những  mối  quan  hệ  này  gắn  bó  mật  thiết  và  rất  phức  tạp,  tương  tác  lẫn  nhau. Đây là một điều rất quan trọng mà các nhà  hoạch định chính sách phải chú tâm tới. Ngay cả  các  nhà  khoa  học  đang  cố  gắng  điều  hòa  phối  hợp tìm hiểu, lập mô hình khí hậu trong tương lai  cũng cần suy xét kĩ lưỡng.”

5.Ăn mòn khí quyển

Ăn mòn mặt ngoài của vật liệu, chủ yếu là kim loại ở trong khí quyển. Ngoài các yếu tố cơ giới, chủ yếu là do tác động của các hiện tượng điện hoá và phản ứng hoá học trên mặt kim

loại: hơi nước và các thành phần khí thải công nghiệp gây ô nhiễm (SOx , NOx , vv.) ngưng tụ trên bề mặt kim loại, tạo điều kiện xuất hiện các dòng điện hoá gây ăn mòn, sản phẩm ăn mòn là các loại oxit kim loại. ĂMKQ gây thiệt hại rất lớn, hàng năm có thể gây tổn thất đến 1 - 2% GDP;

do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, tốc độ ĂMKQ ở Việt Nam rất cao, có thể tới vài mm/năm. Hiện nay đã có nhiều công nghệ chống hoặc giảm ĂMKQ: các lớp bảo vệ chất lượng cao, biến tính các lớp gỉ thành lớp bảo vệ, chế tạo vật liệu kim loại ít hoặc không gỉ trong khí quyển, vv. Do mức ô nhiễm khí quyển ngày càng tăng, vấn đề ĂMKQ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Xt. Ăn mòn kim

Một phần của tài liệu KHIQUYEN (Trang 59)