Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng công nghệ thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 66)

a) Kết quả rèn luyện đạo đức của HS TCCN

3.1.4Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Phải nắm rõ những lợi thế của nhà trường, những hạn chế của nhà trường.Những thực trạng của nhà trường. Khi đưa ra giải pháp gì thì phải phù hợp với khả năng của nhà trường. Phù hợp với thực trạng địa phương nơi nhà trường trú đóng. Với yêu cầu của nghành giáo dục trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong thời kỳ giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

3.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh, đảm bảo chất lượng đầu vào

3.2.1.1 Mục tiêu của giải pháp

Thông qua kỳ thi Cao đẳng, cũng như xét hồ sơ cho học sinh đăng ký học trung cấp chuyên nghiệp hằng năm là lựa chọn được sinh viên, học sinh có trình độ văn hóa khá, xác định đúng động cơ học tập, có trách nhiệm với công việc, có lòng yêu nghề, hăng say học tập, nghiên cứu. Đây cũng là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên số lượng tuyển chọn phù hợp với qui chế đào tạo bậc cao đẳng cũng như trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.2.1.2 Nội dung của giải pháp

Trên cơ sở dự báo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Dự báo ngành nghề trong tương lai cũng như nhu cầu nguồn nhân lực của các trường đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhà trường phải đưa ra những chiến lược có hiệu quả để lựa chọn những thí sinh có đủ năng lực, trình độ phù hợp với những chuyên nghành thế mạnh, mũi nhọn của nhà trường.

Dựa trên cơ sở thiết bị nhà xưởng hiện có với diện tích sàn xây dựng cũng như thiết bị máy móc đã được nhà nước trang bị hiện có

Tập trung vào những ngành nghề là thế mạnh của nhà trường đã có thương hiệu, xã hội chấp nhận như: Ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí, Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, Ngành công nghệ thông tin, Ngành kỹ thuật điện, điện tử, Ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

Dựa trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu của thị trường về ngành nghề mà xã hội cần, cũng như căn cứ số lượng giảng viên, trang thiết bị của từng khoa mũi nhọn. Mà nhà trường có những chiến lược lấy điểm chuẩn theo từng ngành nghề cho phù hợp, không cào bằng điểm sàn cho tất cả các chuyên nhành. Xác định được đối tượng tuyển sinh, nhu cầu tìm việc của từng vùng, miền. Khi đó đẩy mạnh công tác tuyển sinh, quảng bá hình ảnh cho nhà trường phù hợp.

3.2.1.3 Tổ chức thực hiện

Trên cơ sở tham mưu từ phòng quản lý đào tạo của nhà trường. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban tuyển sinh cho từng năm học. Tổ chức tập huấn cho từng thành viên, phân công công việc cụ thể.

Từng khoa cung cấp thông tin quảng bá thế mạnh của khoa. Trên cơ sở đó ban tư vấn tuyển sinh sẽ xây dựng chương trình quảng bá cho phù hợp và hiệu quả.

Tích cực tham gia vào chương trình tư vấn tuyển sinh của báo thanh niên, báo tuổi trẻ, báo người lao động. Chủ động xây dựng các đoạn video ngắn trên webside của nhà trường để học sinh xem tham khảo. Các hoạt động của nhà trường được cập nhật thường xuyên trên web. Tổ chức ngày hội tư vấn hướng nghiệp tại trường và mời học sinh cấp 2,3 của các trường lân cận đến tham dự cụ thể tập trung vào địa bàn Quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9. Một số trường ở xa thì nhà trường cấp chi phí đi lại của các em khi tham gia ngày hội hướng nghiệp tại trường như một số trường ở Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè, Hóc Môn...

Giao ưu hợp tác với một số đài truyền hình đến, tham quan, quay phóng sự về ngành nghề của nhà trường rồi chiếu trên các đài như: Đài phát thanh truyền hình Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An ... Thường xuyên tham gia các cuộc triển lãm về giáo dục do Sở Giáo Dục và Đào Tạo, thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Với mặt tiền nhà trường rộng rãi, nên ban tuyển sinh bố trí băng rôn chiêu sinh quảng bá các nghành nghề đào tạo rất phong phú ngành nghề, đa dạng về thông tin cho người học tham khảo. Đăng thông tin tuyển sinh của Trường trên các báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Người lao động, v.v…

Tổ chức in và phát Brochure thông tin tuyển sinh năm 2013 cho sinh viên, học sinh đang học tập tại trường để các em giới thiệu cho người thân, bạn bè vào học tập tại trường. Triển khai cho từng nhóm thành viên ban tuyển sinh đến tận lớp các em học sinh các trường tư vấn tuyển sinh.

Liên hệ mật thiết với các cán bộ tại các trường mà trường đến tuyển sinh, có các chế độ giúp đỡ cụ thể thiết thực. Liên hệ với đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh phát sóng chương trình giới thiệu về trường ở hai kênh HTV7, HTV9. Song song đó giới thiệu trên sóng đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo với đơn vị chủ quản, bộ giáo dục và đào tạo cũng như chế độ lưu trữ đúng theo qui định.

3.2.1.4 Điều kiện thực hiện giải pháp

Cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo dục và Đào tạo, sự nhiệt tình giúp đỡ của lãnh đạo các trường Trung học phổ thông, trung học cơ sở. Sự quan tâm của các báo tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh như: giành thời gian, không gian cho ban tuyển sinh của các Trường Cao Đẳng có thời gian tiếp xúc với thí sinh để cung cấp thông tin từ nhà trường đến các em.

Do công việc tuyển sinh là đặc thù và trong thời gian ngắn nhưng lại có tác động rất lớn đến công tác đào tạo của nhà trường. Do vậy lãnh đạo nhà

trường phải đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác tư vấn, giới thiệu tuyển sinh trong việc nâng cao chất lượng đầu vào.

Cấn được huấn luyện, cũng như tập huấn chuyên môn nghiêm túc. Đội ngũ này phải nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công việc, nắm vững quy chế tuyển sinh, có khả năng hướng nghiệp tốt,ăn nói lưu loát, thuyết phục. Có chế độ đãi ngộ, khích lệ động viên kịp thời để ban tuyển sinh hăng say làm việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Cần xây dựng cụ thể, chi tiết về kinh phí cho sự hoạt động của ban tuyển sinh hằng năm. Các chế độ đối với cá trường ở gần, các đơn vị ở xa Sao cho thiết thực đảm bảo cho sự hoạt động của các thành viên đều tay, hiệu quả.

3.2.2. Phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên (CB-GV- NV) đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ chuyên môn

3.2.2.1 Mục tiêu của giải pháp

Củng cố, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của nhà trường đủ số lượng, nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường thời điểm hiện tại, cũng như lâu dài. Đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong việc cung cấp nhân lực cho thành phố và các tỉnh lân cận

3.2.2.2 Nội dung của giải pháp

Luật giáo dục 2005 đã nêu rõ “Người giảng dạy giữ vai trò quan trọng mang tính chất quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”. Do vây từ những yếu tố trên để phát triển nhà trường phát triển nhanh và bền vững, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường thì rất cần những hoạch định, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong việc phát triển đội ngũ. Bộ phận tham mưu cho hiệu trưởng nhà trường phối hợp với các phòng, khoa chức năng có kế hoạch tuyển mới, đào tạo, bồi dưỡng sao cho đội ngũ GV được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Nắm bắt nhu cầu học tập của người học từng khoa chuyên môn, trên cơ sớ đó xác định số lượng giảng viên/số lượng sinh viên cho phù hợp. Đảm bảo tỷ lệ tối đa là 30 sinh viên, học sinh/giảng viên.

Có kế hoạch tập huấn nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, tư tưởng đạo đức, thường xuyên bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, giỏi về thực hành, có năng lực sư phạm, có trình độ tin học, ngoại ngữ đủ chuẩn đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.3 Tổ chức thực hiện

a) Lập kế hoạch, tuyển dụng giảng viên.

Để đáp ứng qui mô đào tạo cũng như thực hiện việc nâng chất lượng đào tạo trong những năm tiếp theo cũng như phù hợp chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2020. Thì lực lượng tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường phải lập kế hoạch tuyển dụng giảng viên theo sát nhu cầu thực tế của từng nghành nghề của từng khoa, ưu tiên tuyển dụng giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên, thạc sĩ đúng chuyên nghành phù hợp với những chuyên ngành mà nhà trường đang, sẽ đào tạo, giảng viên am tường về chuyên môn, nghiệp vụ.

Có chiến lược thu hút các ứng viên có trình độ thạc sĩ đã từng tham gia trực tiếp vào sản xuất tại các doanh nghiệp, nay muốn về trường công tác giảng dạy. Ưu tiên sinh viên trẻ tốt nghiệp đại học loại giỏi, đã thi đậu đầu vào cao học đúng chuyên nghành ở các trường đại học kỹ thuật, sư phạm kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, quản trị bằng các hình thức đãi ngộ như tăng bậc lương, giảm giờ dạy…

Phải xây dựng được qui trình tuyển dụng giảng viên thật rõ ràng, công bố công khai, rông rãi trên trang mạng của nhà trường cho các cá nhân tham dự tuyển dụng nắm được. đảm bảo tính công khai, minh bạch, rõ ràng.

b) Lập kế hoạch tuyển dụng nhân viên phục vụ.

Để công tác văn thư, lưu trữ. Công tác hỗ trợ cho các phòng, khoa, trung tâm hoàn thành công tác chuyên môn, nghiệp vụ thì:

Phải lập và công bố qui trình tuyển dụng nhân viên rõ ràng trên các bản tin của nhà trường, các báo, đài truyền hình, phát thanh nếu thấy cần thiết, hữu ích. Căn cứ nhu cầu từ các phòng, khoa, trung tâm như khối lượng công việc ấy thì cần số lượng nhân viên cho phù hợp tránh nơi thiếu, nơi thừa nhân viên. Sao cho công tác hỗ trợ hoàn thành tốt. Sau khi tuyển dụng và công tác tại trường được 3 năm trở lên và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (học đại học, cao học).

c) Lập kế hoạch tổ chức bối dưỡng cho giảng viên c.1) Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm

Hầu hết giảng viên tốt nghiệp có trình độ đại học, thạc sĩ ở cá trường như đại học sư phạm, sư phạm kỹ thuật đã có chứng chỉ sư phạm bậc 2, hoặc chứng chỉ đã học qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Chỉ có một số giảng viên từ các trường kỹ thuật khác, trường về khoa học xã hội khác hoặc những trường hợp thuyên chuyển công tác thì chưa có chứng chỉ sư phạm. Nhà trường phải vận động, giao nhiệm vụ cho các cá nhân đó phải hoàn thành trong thời gian nhất định tránh ảnh hưởng đến công tác đào tạo của nhà trường. Nếu số lượng lớn thì nhà trường có thể tổ chức lớp tại trường với thời gian hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên vừa tham gia giảng dạy vừa học tập. Đồng thời nhà trường tổ chức lớp học bổ sung kiến thức trình độ cao học cho giảng viên để đủ điều kiện được công nhận là giảng viên tại trường.

Thực hiện công tác kiểm tra chuyên môn đối với giảng viên trong trường thông qua các buổi dự giờ thao giảng, dự giờ thường nhưng phải có sự đồng ý của giảng viên. Sau khi giảng viên giảng dạy xong môn học được phân công thì tiến hành lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên, học sinh về công tác giảng dạy của giảng viên xem sinh viên phản ánh như thế nào, mức độ tin cậy ? để góp ý điều chỉnh giảng viên.

c.2) Bồi dưỡng về trình độ, năng lực chuyên môn

Bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn: Lập kế hoạch, cấp kinh phí, tổ chức thực hiện các lớp bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn cho giảng viên học tập các chuyên đề liên quan đến chuyên ngành giảng dạy của giảng viên trong thời gian nghỉ hè tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh, Đại Học Kinh Tế, Đại Học Bách Khoa ... hay các đợt tập huấn ngắn ngày ở Hàn Quốc, Nhật Bản nhằm tiếp cận công nghệ mới, tiên tiến để vế trường áp dụng trong công tác giảng dạy.

Bồi dưỡng chuyên môn dài hạn: Đối với những giảng viên còn thời gian cống hiến khoảng 5 năm sau khi tốt nghiệp cao học, giảng viên trẻ trình độ đại học thì vận động giảng viên đó học nâng cao trình độ cao học đúng chuyên ngành mà cá nhân giảng dạy. Những giảng viên đã có trình độ thạc sĩ thì vận động, khuyến khích họ làm nghiên cứu sinh theo chuyên ngành phù hợp, kèm theo là những chế độ đãi ngộ xứng đáng cho công sức họ bỏ ra..

Bồi dưỡng chuyên môn tại doanh nghiệp: Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giảng viên nghiên cứu khoa học, cũng như tham dự các hội thảo chuyên đề trong và ngoài nước, thông qua trung tâm nguồn nhân lực, quan hệ doanh nghiệp tổ chức cho giảng viên tham quan thực tế tại các đơn vị sản xuất, công ty, doanh nghiệp. Có đủ thời gian cho giảng viên học tập, tiếp cận công nghệ mới từ các doanh nghiệp.

Hằng năm tổ chức hội giảng giáo viên giỏi từng Khoa, chọn lựa nhân tố tích cực, chuyên môn tốt tham dự hội giảng giáo viên giỏi cấp trường, cấp Thành Phố, Toàn Quốc. Đây cũng là cơ hội cho Giảng viên tự học tập lẫn nhau về phương pháp sư phạm, chuyên môn, nghiệp vụ...

d) Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho nhân viên

Bồi dưỡng nghiệp vụ: với sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường dần nâng cao theo chức năng, nhiệm vụ, với su thế cạnh trang nguồn nhân lực từ

các cơ sở đào tạo ngày càng gay gắt. Mà nhân viên là những viên chức trực tiếp tiếp xúc với sinh viên, học sinh nhiều nhất. nhân viên phải hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của cá nhân, của đơn vị công tác. Từ đó có thể trả lời những thắc mắc cũng như giúp cho sinh viên, học sinh yên tâm học tập.

Do vậy nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng về nghiệp vụ như: tin học, anh văn, nghiệp vụ kỹ năng giao tiếp trước khách đến liên hệ công tác, trước sinh viên, học sinh. Nhân viên phải nhận thức được lây người học là đối tượng để phục vụ.

3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp

Để thực hiện tốt nội dung nêu trên thì mỗi giảng viên, nhân viên phải thấm nhuần nội dung sau:

Hiểu rõ ràng, nhận thức đầy đủ về tính cấp thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo tại trường thời điểm hiện tại cũng như liên tục lâu dài trong tương lai.

Mỗi cá nhân trong nhà trường phải nhận thức rõ chính bản thân mình là những nhân tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường.

Phải làm sao cho đội ngũ tin tưởng tuyệt đối vào các chủ trương, tin tưởng vào sự thắng lợi của chương trình. Chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách, các quyết định của nhà trường.

Mỗi cá nhân trong trường phải thấy việc tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn là tốt với nhà trường cũng như cần thiết cho từng cá nhân. Việc học tập phải mang tính tự nguyện, thường xuyên, liên tục lâu dài.

Muốn vậy thì lãnh đạo nhà trường cần phải:

Có chế độ đải ngộ cho phù hợp cho từng năm cụ thể là quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường cần phải điều chỉnh từng năm cho phù hợp nhu cầu

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng công nghệ thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 66)