Nhận thức, trình độ, năng lực của GV, NV phục vụ công tác đào tạo trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng công nghệ thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 33)

trong nhà trường. Trong hoạt động đào tạo nhiệm vụ của GV không chỉ là truyền đạt tri thức mà còn đặt vấn đề để cùng HS, SV bàn bạc, thảo luận tìm giải pháp giải quyết một cách tối ưu. Chính vì vậy, đạo đức, trình độ, kinh nghiệm công tác giảng dạy, kỹ năng xử lý tình huống và phương pháp giảng dạy phù hợp của đội ngũ GV có vai trò quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng đào tạo.

c) Môi trường giáo dục bên trong nhà trường:

Môi trường giáo dục bên trong nhà trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Theo tác giả Hà Thế Ngữ: “Môi trường giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ trong đó người giáo dục và người được giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học. Các phương tiện về điều kiện vật chất, tâm lí tác động thường xuyên và tạm thời, được người dạy và người học sử dụng một cách có ý thức, để đảm bảo cho lao động dạy và học tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Đây là một trong các yếu tố của quá trình giáo dục.” Do đó để nâng cao chất lượng đào tạo chúng ta cần đảm bảo môi trường giáo

dục trong nhà trường được an toàn, lành mạnh, trong đó người học được cung ứng các dịch vụ cơ bản phục vụ quá trình học tập, rèn luyện và sinh hoạt tại trường một cách tốt nhất. Bên cạnh đó việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường cũng cần được quan tâm đúng mức, trong đó mối quan hệ giữa CB-GV-NV nhà trường và học sinh, sinh viên cần được xây dựng một cách chuẩn mực, người thầy phải thể hiện sự gương mẫu, quan tâm đến người học, sẵn sàng sẻ chia những tâm tư tình cảm của người học. Người thầy phải luôn nêu cao tinh thần nêu gương cho học sinh, sinh viên học tập noi theo.

d). Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp, cộng đồng xã hội, gia đình người học là hết sức quan trọng và thật sự cần thiết và bổ ích. Quan hệ tốt giữa nhà trường và doanh nghiệp thể hiện qua những yêu cầu về chất lượng đào tạo của doanh nghiệp được nhà trường đáp ứng. Ngược lại khi nhà trường đưa sản phẩm đào tạo của mình ra doanh nghiệp thì nhận được sự hỗ trợ của doanh nghiệp, cũng như sự chấp nhận của doanh nghiệp. Sự gắn kết của cộng đồng xã hội với gia đình người học thể hiện sự thích nghi của người lao động trong một xã hội, cộng đồng. Cũng như sự quan tâm chăm sóc của gia đình một cách kịp thời, sự sẻ chia ...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và công cuộc CNH-HĐH đất nước, xã hội đòi hỏi nền giáo dục phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong khi đó, chất lượng giáo dục nghề nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Chính vì thế việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp nói chung tại các cơ sở giáo dục bậc CĐ nói riêng là một vấn đề hết sức cấp thiết. Trong chương 1của luận văn chúng tôi đã tập trung trình bày hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài nhằm xác lập những luận cứ khoa học phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức ở chương 2 tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG

NGHỆ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Trường

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức là cơ sở đào tạo công lập thuộc bậc giáo dục đại học Việt Nam. Trước đây là Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợp và Hướng nghiệp Thủ Đức, theo Quyết định số 215/QĐ-UB ngày 13/8/1984 của UBND TP. Hồ Chí Minh về việc cho phép thành lập Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợp và Hướng nghiệp Thủ Đức trực thuộc Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh. Sau là Trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Thủ Đức theo Quyết định số 2230/QĐ-UB ngày 27/5/2002 của UBND TP. Hồ Chí Minh về việc cho phép chuyển Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợp và Hướng nghiệp Thủ Đức thành Trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Thủ Đức trực thuộc Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh.

Quyết định số 6426/QĐ-BGDĐT ngày 24/9/2008 của Bộ GD-ĐT về việc thành lập trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức trên cơ sở trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Thủ Đức.

Với nhiệm vụ đào nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ yêu cầu đẩy mạnh công tác đào tạo kinh tế, xã hội cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, long An, Tiền Giang. …. Cũng như các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Hiện nay Trường đang đào tạo nguồn nhân lực trình độ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật - công nghệ.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Trường

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Căn cứ Luật giáo dục Đại học 2012 và Điều lệ Trường Cao đẳng ban hành kèm theo thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; cơ cấu tổ chức của Trường như sau:

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

ĐẢNG BỘ

HIỆU TRƯỞNG

Công Đoàn Đoàn Thanh Niên

Chi Đoàn giáo viên Chi Đoàn Nhân viên Chi Đoàn các Lớp Các Tổ Công Đoàn

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG CÁC KHOA CHUYÊN MÔN

CÁC TRUNG TÂM Phó Hiệu

Các phòng chức năng gồm có: Phòng Tổ chức - Nhân sự, Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Thanh tra - Pháp chế, Phòng công tác chính trị, học sinh, sinh viên, Phòng Quản lý đào tạo, Phòng tài chính kế toán, Phòng Kế hoặch - Vật tư, Phòng Khoa học công nghệ, Phòng Khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục

Các khoa chuyên môn gồm có: Khoa Điện - Điện tử, Khoa Cơ khí, Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Tài chính - Kế toán, Khoa quản trị kinh doanh, Khoa Du lịch, Khoa Công nghệ tự động, Khoa Khoa học cơ bản, Khoa Tiếng Anh, Khoa Tiếng Hàn

Các trung tâm trực thuộc: Trung tâm nguồn nhân lực - Quan hệ doanh nghiệp, Trung tâm thông tin thư viện

2.1.2.2 Cơ cấu nhân sự:

Tính đến tháng 12 năm 2013, tổng số lượng CB-GV-NV của Trường là 291 người. Trong đó, có 185 người trực tiếp tham gia giảng dạy, số còn lại là CBQL và nhân viên ở các Phòng/Khoa/Trung tâm.

2.1.3 Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo

Dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận cũng như căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Hiện nay Nhà trường đang tổ chức đào tạo 8 ngành trình độ Cao đẳng và 19 ngành trình độ Trung cấp chuyên nghiệp, với quy mô đào tạo trong ba năm học gần đây như sau:

Bảng 2.1 : Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo của Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức Stt Ngành đào tạo Năm học 2011- 2012 Năm học 2012 -2013 Năm học 2013 -2014 CAO ĐẲNG CHÍNH QUY 2340 3474 4373 01 Kế toán 820 965 1015

02 Quản trị kinh doanh 834 1118 1218

03 Công nghệ thông tin 452 547 617

04 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 234 426 626

05 Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử 0 204 354

06 Công nghệ kỹ thuật điện tử - truyền

thông 0 214 293

07 Tiếng Anh 0 0 100

08 Công nghệ kỹ thuật Ôtô 0 0 150

CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG TỪ TCCN 912 652 461

01 Kế toán 622 346 125

02 Quản trị kinh doanh 150 124 98

03 Công nghệ thông tin 74 72 115

04 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 66 40 80

05 Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử 0 70 43

TCCN CHÍNH QUY 3448 2310 879

01 Kế toán doanh nghiệp 1094 204 66

02 Kế toán tin học 0 0 0

03 Quản trị doanh nghiệp thương mại 590 114 98

04 Quản trị doanh nghiệp dịch vụ du

lịch 96 146 56

05 Quản lý siêu thị 0 62 0

06 Tiếng Hàn quốc 72 122 79

07 Thư ký văn phòng 78 118 115

08 Hướng dẫn du lịch 48 96 88

Stt Ngành đào tạo Năm học 2011- 2012 Năm học 2012 -2013 Năm học 2013 -2014

10 Công nghệ thông tin đa phương tiện 120 132 123

11 Thiết kế và quản lý Website 0 0 0

12 Mạng – Sửa chữa mạng máy tính 78 104 87

13 Thiết kế đồ họa 96 128 98

14 Máy lạnh và điều hòa không khí 38 0 0

15 Điện công nghiệp và dân dụng 344 182 64

16 Điện tử công nghiệp 84 84 65

17 Cơ điện tử 60 80 60

18 Cơ khí chế tạo 192 198 215

19 Cơ khí bảo dưỡng Ôtô 224 372 150

TỔNG CỘNG 6700 6436 5668

Qua bảng thống kê trên cho chúng ta thấy số liệu trên chúng ta thấy các ngành nghề đào tạo của nhà trường ngày càng phong phú để đáp ứng nhu cầu xã hội. Quy mô đào tạo của Nhà trường tương đối ổn định về số lượng qua các năm. Với chủ trương của lãnh đạo Nhà trường là ngày càng mở rộng quy mô và các ngành đào tạo ở trình độ bậc Cao đẳng đồng thời thu hẹp quy mô và các ngành đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp. Đây cũng là cơ hội và thách thức đối với ban lãnh đạo, tập thể giảng viên, công nhân viên nhà trường.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG

2.2.1.Thực trạng chất lượng các yếu tố đầu vào

2.2.1.1.Thực trạng số lượng, chất lượng HS đầu vào

a) Về chất lượng HS đầu vào:

Nhà trường đào tạo bậc cao đẳng từ năm 2009 đến nay đã tốt nghiệp ra trường được hai khóa. Dù hình thức tổ chức tuyển sinh là thi tuyển theo

phương án 3 chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên điểm sàn là khá thấp so với một số trường cũng đào tạo cùng bậc.

Việc tuyển sinh bậc trung cấp chuyên nghiệp là xét tuyển theo hồ sơ, học bạ, khi các em tham gia học tập có tư tưởng học nghề là thầy cô sẽ cho qua môn, nên học mang tính đối phó. Một số em không xác định đúng đắn là học để tìm việc làm, lập nghiệp, nên kết quả học tập học sinh không cao. Tỷ lệ học sinh bỏ học khá nhiều.

Thứ nhất: Do tâm lý chung của đại bộ phận phụ huynh, học sinh là sau các em học xong trung học phổ thông thì sẽ thi vào đại học, đây là con đường ưu tiên và là sự lựa chọn số 1. Dự thi vào Cao đẳng là lực chọn thứ 2. Khi không thể vào học đại học, cao đẳng thì các em mới vào học trung cấp chuyên nghiệp.

Thứ hai: Tâm lý thích làm chủ (làm thầy), làm quản lý chứ không thích trực tiếp sản xuất. Đây là tâm lý chung của đại bộ phận người dân. Cũng có thể nói rằng những người làm nghề chưa được coi trọng và nhận được sự quan tâm đúng mức về thu nhập, chế độ đãi ngộ chưa phù hợp.

Thứ ba: Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh. Tuy nhiên với sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, cùng bộ phận tuyển sinh đưa ra những chiến lược thu hút nguồn nhân lực, song song đó với lợi thế nhà trường nằm ngay trục dường chính của quận Thủ Đức rất thuận lợi cho việc quảng bá hình ảnh nhà trường. Việc các em sau khi học xong tại nhà trường tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất đáp ứng nhu cầu công việc nên các em giới thiệu bạn bè và người thân đến nhà trường học tập.

b) Về số lượng HS tuyển vào:

Là một Trường công lập trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố quản lý nên nhận được sự quan tâm sát sao, sự đầu tư khá, mức học phí thấp phù hợp đại bộ phận học sinh nghèo. Mặc dù trong các năm qua công tác tuyển

sinh của nhà trường có khá hơn so với các trường khác, nhưng số lượng tuyển cũng không nhiều.

Bảng 2.2. Thực trạng số lượng, chất lượng học sinh đầu vào

Năm Chỉ tiêu Kết quả Tỷ lệ hoàn

Phân theo đối tượng tuyển sinh Tốt nghiệp THCS Đã học xong lớp 12 nhưng chưa TN THPT Tốt nghiệp THPT 2011 2480 2165 87.30% 165 214 1786 2012 1000 1437 143.70% 116 4 1317 2013 1200 890 89% 35 00 855

Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu tuyển sinh bậc TCCN của Trường năm 2013 giảm đi rất nhiều so với năm 2011 và năm 2012. Sở dĩ như vậy là do năm 2013 chủ trương của lãnh đạo nhà trường là ngày càng mở rộng quy mô và các ngành đào tạo bậc Cao đẳng đồng thời thu hẹp quy mô và các ngành đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp. Đây cũng chính là điều kiện thuận để nâng cao chất lượng đầu vào nhưng đồng thời cũng là thách thức trong công tác quản lý nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.

2.2.1.2. Đội ngũ giảng viên

Bảng 2.3. Đội ngũ giảng viên

Stt Đơn vị Số

lượng

Trình độ chuyên môn

TS ThS ĐH CĐ TCCN Khác 01 Khoa Công nghệ thông

tin 30 0 20 10 0 0 0

02 Khoa Cơ khí 23 0 16 07 0 0 0

03 Khoa Điện - Điện tử 26 0 17 9 0 0 0

04 Khoa Tài chính kế toán 22 0 8 14 0 0 0

05 Khoa QTKD 23 0 15 8 0 0 0

06 Khoa Tiếng Anh 16 0 10 6 0 0 0

07 Khoa Khoa học cơ bản 19 0 07 12 0 0 0

08 Khoa Du lịch 12 0 5 7 0 0 0

09 Khoa Tiếng Hàn 7 0 2 5 0 0 0

10 Khoa Công nghệ tự động 7 0 5 2 0 0 0

Tổng cộng 185 0 105 80 00 00 00

Số lượng giảng viên hiện có cũng khá đông tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trường. Cụ thể một số khoa đủ về số lượng, một số khoa chỉ đáp ứng được môn học cơ bản còn một số môn mang tính công nghệ cao thì phải thỉnh giảng giảng viên trường khác dẫn đến khá bị động trong đào tạo cũng như khó khăn trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, một số giảng viên trẻ có trình độ thạc sĩ mới ra trường thì lại thiếu bản lĩnh đứng trước lớp, thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như công tác cố vấn học tập cũng như sinh hoạt chủ nhiệm. Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là một số giảng viên dù có nhiều kinh nghiệm giảng dạy tại trường nhiều năm, phương pháp sư phạm tốt nhưng lại thiếu kiến thức thực tế tại các đơn vị sản xuất. Đây cũng là trăn trở lớn nhất của lãnh đạo nhà trường.

Hầu hết đội ngũ giảng viên của trường đều có chứng chỉ sư phạm bậc II hoặc chứng chỉ lý luận dạy học đại học; phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình

trong công tác giảng dạy, số lượng tuyển dụng giảng viên mới tăng dần theo các năm, trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao do đó chất lượng dạy học cũng từng bước được cải thiện.

2.2.1.3.Thực trạng thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức có trụ sở đặt tại số 53 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Là một trong những trường có vị thế đẹp, nằm trên trục đường chính của quận. Không những thế trường cò tiếp giáp với các Quận 2, Quận 9, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước... rất thuận tiện cho việc quảng bá hình ảnh cũng như học tập ban ngày cũng như buổi tối.

Diện tích tổng thể khuôn viên của Trường là 51.000m2, trong đó có 7.771m2 diện tích xây dựng là 53 phòng học lý thuyết và 06 giảng đường có sức chứa từ 200 đến 600 chỗ; 6.344 m2 diện tích xây dựng là 34 xưởng thực hành (Cơ khí, Điện – Điện tử, Máy tính) và 01 phòng thí nghiệm Lý + Hóa;

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng công nghệ thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w