Mức sẵn lòng chi trả của các chủ hộ theo giới tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp của hộ nông dân chăn nuôi bò thịt trên địa bàn xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa (Trang 77)

ĐVT (nghìn đồng/con) TT Mức chi trả Nam Nữ Tổng cộng SL (n=21) CC (%) SL (n=9) CC (%) SL (n=30) CC (%) 1 Nhỏ hơn 320 15 71,43 8 88,89 23 76,67 2 320 – 400 3 14,29 1 11,11 4 13,33 3 400 – 570 1 4,76 0 0,00 1 3,33 4 Lớn hơn 570 2 9,52 0 0,00 2 6,67

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính toán của tác giả, 2015)

Nghiên cứu cho ta thấy mức sẵn lòng chi trả mà giới tính nam đưa ra cũng có phần bạo dạn hơn nữ, chịu đầu tư nhiều hơn giới nữ. Với mức giá nhỏ hơn 320.000 đồng thì có 15 người nam sẵn lòng chi trả chiếm 71,43% số người chi trả trong mức này và chỉ có 8 người nữ sẵn lòng chi trả trong mức nhỏ hơn 320.000 đồng. Nam giới còn có 2 người có mức sẵn lòng chi trả ở mức lớn hơn 570.000 đồng

Hộp 4.1 Mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm nông nghiệp của hộ chăn nuôi

“Bảo hiểm nông nghiệp tôi mới nghe nhưng những lợi ích của bảo hiểm nông nghiệp thì tôi có nhìn thấy tận mắt bởi hàng xóm nhà tôi cũng mua bảo hiểm nông nghiệp cho bò thịt và khi gặp rủi ro thì được hỗ trợ nên tôi sẵn sàng mua bao hiểm cho đàn bò nhà tôi với mức giá trong khoảng hơn 300.000 đồng/con – 500.000 đồng/con tôi thấy như vậy là hợp lý với giá trị của bò nhà tôi.”

(Nguồn: phỏng vấn Ông Đinh Trung Bính, thôn Phú Phượng 1, Xã Phú Nhuận, vào lúc 15h ngày 15/3/2015 )

“Nhà tôi có mua bảo hiểm nông nghiệp cho đàn bò hơn 1 năm nay và tôi thấy có nhiều mức mua khác nhau nhưng hiện tại thì nhà tôi đang mua bảo hiểm với mức nhỏ hơn 300.000 đồng/con bởi vì phù hợp với kinh tế nhà tôi”

(Nguồn: phỏng vấn Bà Vũ Thị Mị, thôn Phú Phương 3, xã Phú Nhuận, vào lúc 15h30 ngày 15/3/2015 )

c. Xác định nhu cầu tham gia BH và mức sẵn lòng chi trả của các chủ hộ được điều tra ở các độ tuổi khác nhau

Qua nghiên cứu cho thấy có sự biến động trong sự sẵn sàng mua bảo hiểm của các hộ dân ở các độ tuổi khác nhau. Trong đó ở độ tuổi 40 đến 50 có 7 hộ chiếm 28% số hộ sẵn lòng mua bảo hiểm. Đây là độ tuổi tầm trung, đã có nhiều kinh nghiệm tích luỹ từ cuộc sống và qua quá trình lâu dài nên có nhiều suy nghĩ chín chắn, táo bạo trong sản xuất, họ chăn nuôi bò thịt để đạt được lợi ích tối đa và tận dụng tốt mọi cơ để thành công. Tuy nhiên đây cũng là nhóm độ tuổi chiếm tỷ lệ không có nhu cầu mua bảo hiểm cao nhất 60% trong tổng số 5 hộ không có nhu cầu mua bảo hiểm. Nguyên nhân bởi các hộ này tuy độ tuổi tầm trung nhưng kinh nghiệm chưa nhiều, chưa sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí cho bảo hiểm.

Mặt khác ở độ tuổi từ <40 tuổi với sự táo bạo của mình và sự trẻ tuổi nên có 15 hộ chiếm 60% số hộ sẵn lòng mua bảo hiểm đây là mức có nhu cầu mua bảo hiểm cao nhất trong 3 nhóm tuổi,và cũng có 20% không có nhu cầu bảo hiểm. Riêng với nhóm hộ > 50 tuổi tỷ lệ giữa nhóm hộ sẵn lòng mua bảo hiểm là 12% cho ta thấy ở độ tuổi càng cao thì nhu cầu về bảo hiểm càng giảm và không có nhu cầu cũng ở mức cao 20%.Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế 78

Bảng 4.10 Mức sẵn lòng mua BH của chủ hộ theo độ tuổi khác nhau

TT Chỉ tiêu

Nhu cầu BH Tổng Có nhu cầu BH (n=25) CC (%) Không có nhu cầu BH (n=5) CC (%) Số hộ (n=30) CC (%) 1 Độ tuổi nhỏ hơn 40 15 60 1 20 18 60 2 Độ tuổi từ 40 - 50 7 28 3 60 8 26,67 3 Độ tuổi lớn hơn 50 3 12 1 20 4 13,33

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính toán của tác giả, 2015) d. Xác định nhu cầu tham gia BH của chủ hộ được điều tra theo thu nhập từ chăn

nuôi bò thịt

Thu nhập của hộ dân từ chăn nuôi bò thịt thì có các mức thu nhập khác nhau, từ đó mà biết được chăn nuôi có lỗ hay lãi, cũng từ đó mà số hộ tham gia bảo hiểm dựa vào thu nhập cũng khác nhau

Bảng 4.11 Mức sẵn lòng mua BH theo thu nhập từ chăn nuôi bò thịt

ĐVT: Triệu đồng/hộ

TT Mức chi trả

Có nhu cầu Không có nhucầu BH Tổng cộng SL (n=14) CC (%) SL (n=16) CC (%) SL (n=30) CC (%) 1 Nhỏ hơn 4 triệu 1 7,14 7 43,75 8 26,67 2 Từ 4 triệu – 6 triệu 2 14,29 5 31,25 7 23,33 3 Từ 6 triệu – 8 triệu 4 28,57 2 12,5 6 20,00 4 Lớn hơn 8 triệu 7 50 2 12,5 9 30,00

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính toán của tác giả, 2015)

Ở những hộ có thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng không có nhu cầu tham gia BH chiếm tỷ lệ khá cao 43,75%. Do đây là những hộ chăn nuôi quy mô vừa, cũngTrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế 79

một phần là những hộ không thuần nông nên họ không quan tâm lắm về vấn đề mua BH cho bò thịt. Riêng nhóm hộ có thu nhập trên 8 triệu đồng/tháng lại có nhu cầu mua BH rất cao 50% vì đây là những hộ chăn nuôi quy mô lớn và trung bình mà hầu như năm nào cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và thiệt hại do rủi ro đem lại nên họ có nhu cầu tham gia và mức sẵn lòng chi trả ở mức cao hơn.

e. Xác định nhu cầu tham gia BH và mức sẵn lòng chi trả của các chủ hộ được điều tra theo mức độ cần thiết của bảo hiểm.

Qua điều tra thì thu được kết quả nhu cầu của các hộ theo mức độ đánh giá về sự cần thiết của bảo hiểm được thể hiện như sau:

Bảng 4.12 Mức sẵn lòng chi trả của các chủ hộ được điêu tra theo mức độ cầnthiết của bảo hiểm thiết của bảo hiểm

TT Chỉ tiêu

Có nhu cầu Không có nhu cầu Tổng SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1 Cần thiết 14 70 1 10 15 50,00 2 Bình thường 5 25 3 30 8 26,67 3 Không cần thiết 0 0 5 50 5 16,67 4 Ý kiến Khác 1 5 1 10 2 6,67 Tổng 20 100,0 10 100,00 30 100,0

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính toán của tác giả, 2015)

Ở mức độ cần thiết có 14 hộ có nhu cầu tham gia bảo hiểm chiếm 70% các hộ có nhu cầu, các hộ có ý kiến là bảo hiểm nông nghiệp chỉ ở mức độ bình thường với gia đình họ thì số lượng tham gia ít hơn chiếm 5 hộ trên 20 hộ. Các hộ tham gia bảo hiểm ở đây đều là những hộ gặp rủi ro ở mức cao, và là những hộ nghèo, cận nghèo nên nhu cầu tham gia của họ rất lớn để giảm thiểu mức độ thiệt hại khi gặp phải rủi ro với quy mô chăn nuôi bò thịt của hộ mình. Các hộ đưa ra ý kiến rằng bảo hiểm nông nghiệp cho bò thịt không cần thiết với gia đình mình thì không có hộ nàoTrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế 80

có nhu cầu tham gia bảo hiểm đây là những hộ có quy mô vừa và nhỏ, rủi ro họ gặp phải ít hoặc nếu gặp phải thì không thiệt hại đáng kể; một phần đây cũng có những hộ kiên thu nhập không phụ thuộc vào chăn nuôi bò thịt. Còn lại các hộ đưa ra ý kiến khác thì có nhu cầu về bảo hiểm chiếm 5%. Khi được hỏi vế mức chi trả khi có nhu cầu bảo hiểm thì các hộ có ý kiến về bảo hiểm cho bò thịt là cần thiết với gia đình thì họ nhưng phần lớn họ sẵn lòng chi trả ở mức <320.000đ/con chiếm 11 hộ trên tống 20 hộ chi trả ở mức này; còn lại họ sẵn lòng chi trả ở mức 320.000đ - 400.000đ/con và 400.000đ - 570.000đ/con có 5 hộ và 3 hộ tổng số người chi trả ở mỗi mức giá và có duy nhất một hộ họ sẵn lòng chi trả ở mức >570.000đ/con, qua đây ta thấy được các hộ này thực sự cần thiết đến bảo hiểm cho bò thịt họ sẵn sàng nhưng với mức giá phù hợp để giảm thiểu mức thiệt hại lớn nhất cho gia đình, thu nhập của họ ngoài việc chăn nuôi bò thịt còn có thu nhập khác từ trồng, cấy nhưng bò thịt là một tài sản lớn đối với họ nên họ rất quan tâm và có nhu cầu mua BH cho bò thịt của gia đình. Còn các hộ có ý kiến về bảo hiểm có mức độ bình thường với gia đình mình thì đa phần họ sẵn lòng chi trả chỉ trả ở mức 320.000đ - 400.000đ/con.

4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHU CẦU BẢO HIỂM CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT

4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng từ phía người dân

4.2.1.1 Những thuận lợi

Nhiều hộ dân có nhu cầu mua bảo hiểm với mong muốn giảm thiệt hại trong quá trình chăn nuôi. Do đó khi tiến hành thực hiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn huyện sẽ nhận được sự hưởng ứng của người dân. Các sản phẩm của bảo hiểm nông nghiệp được thiết kế phục vụ cho tất cả các đối tượng, các tổ chức sản xuất nông nghiệp. Bảo hiểm được triển khai tới tận thôn, xã. Do đó, người dân có thể tham gia bảo hiểm một cách thuận lợi ngay tại địa phương.

4.2.1.2 Khó khăn

Thiếu các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện chức năng bảo hiểm nông nghiệp nghiêm túc, đúng lúc người dân cần. Thiếu các dịch vụ thích hợp cùng mạng lướiTrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế 81

phân phối của doanh nghiệp và đặc biệt là sự hỗ trợ của Nhà nước để người dân hiểu rõ và tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Các loại chi phí cho quá trình chăn nuôi đều tăng, nếu chi phí bảo hiểm cao sẽ tăng thêm gánh nặng cho quá trình chăn nuôi. Đa số các hộ dân gặp rủi ro do dịch bệnh và vật nuôi chết, nhưng các công ty Bảo hiểm lại không muốn bảo hiểm cho hai loại rủi ro này vì nguy cơ rủi ro cao. Do áp dụng hình thức tự nguyện nên xảy ra tình trạng lựa chọn bất lợi cho bảo hiểm, chỉ những trang trạng nào dễ bị tổn thất mới tham gia bảo hiểm còn trang trại nào ít bị tổn thất thì không chịu tham gia bảo hiểm hoặc tham gia ít. Do trình độ nhận thức còn yếu kém, phần lớn nông dân không được phổ cập giáo dục đầy đủ, cho nên vấn đề đạo đức là rủi ro vô cùng lớn trong hoạt động BHNN ở Việt Nam. Trong cùng một thôn xã, người nông dân có nhiều quan hệ dòng họ, thông gia nếu có rủi ro đạo đức xảy ra trục lợi BH thì rất khó có thể phát hiện, phát giác. Đặc điểm tập quán của nhân dân ta chưa có thói quen mua bảo hiểm, sự hiểu biết về bảo hiểm còn rất kém, đối với họ mua bảo hiểm không phải để đề phòng khi rủi ro mà còn làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận.

Hộp 4.2 Vấn đề thanh toán bảo hiểm nông nghiệp

“Nếu có bảo hiểm nông nghiệp, ban đầu phải đóng góp tiền tôi cũng băn khoăn, nhưng khi bò chẳng may bị dịch chết, được nhận tiền bảo hiểm để tái đàn ngay, tôi cũng hiểu rằng nếu không tham gia bảo hiểm. Nhưng nếu, mỗi đàn tôi đóng 100.000 - 200.000 đồng/con bò, khi bò chết, sẽ được hỗ trợ 60% giá trị tại thời điểm xảy ra thiệt hại nếu tôi mua bảo hiểm cao hơn mà được thanh toán gấp 3 - 4 lần khi thiệt hại, tôi cũng mua. Nhưng tôi băn khoăn liệu lúc đó bảo hiểm có thanh toán cho tôi hay lại viện ra các lý do từ chối!

(Nguồn: Ông Nguyễn Văn Thiết,thôn Phú Phượng 4, vã Phú Nhuận vào lúc 15h ngày 30/3/2015) “Nhà tôi có chăn nuôi đàn bò thịt có 10 con khi biết đến hình thức bảo hiểm nông nghiệp vài người trong xóm có theo và tôi cũng nhận thấy lợi ích nên tôi mua bảo hiểm nông nghiệp cho đàn bò nhà tôi nhưng với mỗi tháng đóng tiền liên tục tôi nhận thấy với số tiền đó là một khoant tiền lớn với hộ nông dân như nhà tôi nhưng khi bò nhà tôi bị chết do dịch bệnh thì tôi làm thủ tục với cơ quan bảo hiểm thì lại được trả lời là gia đình tôi không làm theo hợp đồng nên không nhận được tiền bảo hiểm.

(Nguồn: Bà Nguyễn Thị Thường, thôn Phú Phượng3, xã Phú Nhuận vào lúc 16h ngày 15/3/2015)

Nhiều người còn chưa thực sự tin tưởng, chưa có nhận thức đầy đủ về lợi ích, vai trò của BH trong việc duy trì ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh... Điều này một phần xuất phát từ việc tuyên truyền về BH và sản phẩm BH còn yếu. Nếu các hộ dân mua bảo hàng năm phải đóng góp một số tiền tùy theo số đầu vật nuôi, trong khi đó với những trang trại nghèo thu nhập thì thấp vì vậy số tiền đóng góp bảo hiểm cũng là một vấn đề khó khăn đối với họ. Một trở ngại nữa là việc giải quyết bồi thường BH còn chậm, thủ tục còn phiền hà, gây nhiều khó khăn cho người tham gia BH. Việc thiết kế sản phẩm BH chưa phù hợp với điều kiện dân trí, nhiều điều khoản BH còn phức tạp, dễ dẫn đến nhầm lẫn, tranh chấp, nhất là khi đại lý không hoàn thành nghĩa vụ giải thích hợp đồng.

4.2.2 Các yếu tố đến từ phía cơ quan bảo hiểm

4.2.2.1 Những thuận lợi

Bảo hiểm nông nghiệp là hình thức bảo hiểm mới, chưa từng thực hiện trên địa bàn huyện nên đó thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng để phát triển. Hiện nay chính phủ có nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ, khuyến khích bảo hiểm nông nghiệp phát triển như Quyết định 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013. Chính phủ sẽ hỗ trợ 100% phí bảo hiểm; đối với hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp được trợ giúp 80% phí bảo hiểm và trợ giúp 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo,cần nghèo sản xuất nông nghiệp; các tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp; các tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp được trợ giúp 20% phí bảo hiểm. Do đó khi bắt đầu tiến hành hoạt động bảo hiểm, doanh nghiệp bán bảo hiểm chắc chắn sẽ thu được nguồn quỹ lớn và ổn định từ nguồn hỗ trợ của chính phủ dành cho các hộ dân và là điều kiện tiên quyết cho bảo hiểm nông nghiệp thực hiện thành công.

4.2.2.2 Những khó khăn

Loại hình bảo hiểm nông nghiệp vốn có nhiều rủi ro, nhất là trong hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh khá nhiều như hiện nay nên việc kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp thường lỗ, không có lãi. Tổng công ty bảo hiểm chưa đề xuất được một hìnhTrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế 83

thức bảo hiểm phù hợp với điều kiện kinh tế đang có thay đổi lớn ở nước ta, ở đây không đơn giản là chạy theo nhu cầu của địa phương hoặc áp dụng các hình thức nước ngoài vào Việt Nam, nếu chỉ chạy theo doanh thu mà thiếu trách nhiệm trong việc khai thác đều dẫn đến kết quả bị thua lỗ nhưng phải bồi thường quá nhiều. Chưa nhận được sự quan tâm từ nhiều phía các cơ quan chính quyền cũng như từ phía người dân, nên rất khó triển khai sâu rộng. Bảo hiểm nông nghiệp gần giống như bảo hiểm xã hội nhưng hiện nay nhà nước ta hay bộ tài chính chưa có chính sách gì để khuyến khích bảo hiểm nông nghiệp phát triển. Chẳng hạn như vấn đề vốn, để triển khai bảo hiểm nông nghiệp công ty bảo hiểm phải bỏ ra một số vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp của hộ nông dân chăn nuôi bò thịt trên địa bàn xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w