Bảng nhu cầu các hộ dân về mức bồi thường của Bảo hiểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp của hộ nông dân chăn nuôi bò thịt trên địa bàn xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa (Trang 70)

TT Mức bồi thườngcủa bảo hiểm Mức đóng bảohiểm

Quy mô Nhỏ Quy mô TB Quy mô lớn SL (n=20) CC (%) SL (n=5) CC (%) SL (n=5) CC (%) 1 20 - 40% Mức đóng BH 16 80 2 40 1 20 2 40 - 80% 2 x Mức đóng BH 3 15 3 60 3 60 3 100% 3 x Mức đóng BH 1 5 0 0 1 20

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm, 2015)

Thực tế điều tra tổng số 30 hộ dân có nhu cầu tham gia BH cho thấy các hộ có nhu cầu bồi thường ở mức 20-40% với mức sẵn lòng mua BH ở mức mà họ đồng ý, tỷ lệ này chiếm 80% trong tổng số 20 hộ nông dân chăn nuôi QMN có nhu cầu, 40% trong tổng số 5 hộ nông dân chăn nuôi QMTB và 20% tổng số 5 hộ nông dân chăn nuôi QML; Nhu cầu bồi thường ở mức 40-80% có 15% trong tổng số 20 hộTrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế 70

nông dân chăn nuôi QMN, 60% trong số 5 hộ chăn nuôi QNTB có nhu cầu đóng góp tăng đôi mức sẵn lòng chi trả để khi xảy ra rủi ro sẽ có mức đền bù từ 40 -80% ,và 60 % trong số 5 hộ nông dân chăn nuôi QML. Nhu cầu bồi thường ở mức 100% với đóng góp tăng gấp 3 để khi có rủi ro đền bù 100% có 1 hộ dân chiến 5% có nhu cầu trong tổng số 20 hộ chăn nuôi QMN,và 1 hộ chiếm 20% trong tổng số hộ chăm nuôi QML.

Vậy các hộ dân QMN cho rằng mức sẵn lòng họ mua BH để được đền bù 20- 40% là khoản chi phí bỏ ra hợp lý, với đóng góp hơn thì chi phí bỏ ra cao hơn nên các chủ hộ có tâm lý e dè, tâm lý phổ biến là lựa chọn khả năng chắc chắn xảy ra rủi ro mới tham gia BH. Các hộ nông dân QMTB chủ yếu cho rằng mức mua BH được đền bù là 40-80% là hợp lý vì khi mua bảo hiểm số tiền bỏ ra mua cho toàn bộ bò nuôi không quá lớn , còn khi rủi ro thì có tiền đền bù để tái đàn nhanh hơn. Các hộ nông dân QML cho là khi có rủi ro sẽ bảo đảm được tài sản không bị mất họ sẳn sang trả mực cao nhất. Ngoài ra, do thu nhập của các hộ dân thu nhập chưa cao nên khả năng mua BH đã khó, mức giá cao thì họ càng khó tham gia hơn.

b. Nhu cầu của các hộ dân về cơ quan đánh giá thiệt hại của hộ dân

Thực hiện BH không những giúp người chăn nuôi chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần ổn định an sinh xã hội nông thôn, mà còn giúp nông dân tiếp cận với phương thức chăn nuôi khoa học, chuyên nghiệp, tiến bộ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Ích lợi là vậy, song việc thực hiện các nội dung BH trên địa bàn tỉnh thực tế đang bộc lộ nhiều bất cập, trong đó có việc đánh giá mức độ thiệt hại của hộ chăn nuôi.

Khi tham gia BH các hộ dân quan tâm đến vấn đề đánh giá mức độ thiệt hại của hộ dân. Thực tế hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp BH luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, chính vì vậy mà việc đánh giá mức độ thiệt hại của hộ dân không chính xác, các doanh nghiệp muốn giảm thiểu tối đa mức đền bù cho các hộ dân nên doanh nghiệp sẽ đánh giá mức độ thiệt hại ít hơn so với mức thiệt hại thực tế mà các hộ nông dân gặp phải. Điều đó làm giảm rất nhiều phần bồi thường mà người nông dân hay trang trại nhận được. Chính vì vậy mà khi điều tra các hộ dân về cơ quan tham gia vào việc đánh giá mức độ thiệt hại của hộ dân thì các hộ dân đaTrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế 71

số có mong muốn cần có sự tham gia các cơ quan trong quá trình xác định mức thiệt hại của hộ dân. Nhu cầu của các hộ dân về đơn vị đánh giá thiệt hại của hộ dân được thể hiện qua bảng sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp của hộ nông dân chăn nuôi bò thịt trên địa bàn xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w