Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức quản lý và hoạt động của HTX tại Xã Trung Tú Huyện Ứng Hòa Thành phố Hà Nội (Trang 34)

Kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Khi bàn về lĩnh vực này đã có rất nhiều những nghiên cứu liên quan nhằm đánh giá thực trạng hoạt động cũng như đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX như:

Trần Xuân Hải, (2002), “ Đánh giá kết quả hoạt động dịch vụ của các HTXNN ở huyện Từ Liêm- Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Nghiên cứu đã làm rõ thực trạng và đánh giá hoạt động dịch vụ của các HTXNN trên địa bàn huyện Từ Liêm. Nghiên cứu còn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ của HTX .

Nguyễn Mậu Dũng, (2006), “ Hoạt động dịch vụ của các HTXNN tỉnh Bắc Ninh”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp tập IV số 1/2006, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát vai trò của các HTXNN tỉnh Bắc Ninh thông qua tìm hiểu thực trạng các HTXDVNN và đánh giá của nông dân khi sử dụng các hoạt động dịch vụ phổ biến.

Ngô Văn Nhu, (2008), “ Đánh giá kết quả hoạt động của các HTX dịch vụ điện ở các huyện phía Đông tỉnh Đăk Lăk”, luận văn thạc syxkinh tế, trương Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Nghiên cứu xác định kết quả của các hoạt động dịch vụ điện trong thời gian 2004- 2006. Từ đó tác giả đánh giá hiệu quả hoạt động của các HTXDV điện, tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó, đề xuất những giải pháp để hoạt động này đạt hiệu quả.

Nguyễn Anh Sơn, (2010), “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp hà Nội: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN trong giai đoạn 2006- 2010, từ đó tác giả tìm ra nguyên nhân đề xuất những giải pháp để HTXDVNN hoạt động hiệu quả tốt hơn.

Nguyễn Văn Quý (2010). “Vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tình Thừa Thiên Huế”. Nghiên cứu đã chỉ ra được những lợi ích mà HTX nông nghiệp mang lại cho xã viên mà chủ yếu là trên lĩnh vực sản xuất. Đó là những lợi ích trong việc điều hành, chỉ đạo sản xuất cũng như khi xã viên sử

dụng các dịch vụ của HTX như giá cả, chất lượng, thời gian cung ứng đảm bảo,... ngoài ra, HTX còn dịch vụ khâu cho xã viên vay vốn. Ngoài những lợi ích trên, HTX còn luôn quan tâm hỗ trợ đến đời sống văn hóa của người dân. Tác giả cũng đã chỉ rõ những thuận lợi cũng như những khó khăn trong việc phát huy vai trò của mình, từ đó đề ra những biện pháp nhằm khắc phục và phát huy vai trò của HTX đối với người dân nơi đây.

Nguyễn Ngọc Bích, (2012), “ Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế. Đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành công và hạn chế của mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội giai đoạn 1997- 2008 và giai đoạn 2008- 2011. Phân tích bối cảnh, phương hướng, đề xuất quan điểm và kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động HTX dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội đến năm 2020.

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên.

3.1.1.1 Vị trí địa lý.

Xã Trung Tú năm ở phía Đông Nam huyện Ứng Hòa ngoại thành Hà Nội. Xã có các mặt tiếp giáp sau.

- Phía Bắc giáp với Xã Hoàng Long huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội.

- Phía Đông giáp với xã Chuyên Mỹ huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội.

- Phía Đông Nam giáp với Xã Đồng Tân huyện Ứng Hòa Thành Phố Hà Nội.

- Phía Tây giáp với xã Phương Tú huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội. Trung Tú là một xã nông nghiệp trước đây thuộc tỉnh Hà Tây nhưng vào năm 2008 được sát nhập vào thành phố Hà Nội, việc sát nhập vào thành phố Hà Nội đã mở ra nhưng cơ hội phát triển về kinh tế mới cho người dân tại địa phương. Tuy thuộc thành phố Hà Nội nhưng cách trung tâm mội khoảng cách tương đối lớn là 50km việc đi lại vận chuyển đã hạn chế rất nhiều khả năng phát triển của địa phương.

3.1.1.2 Khí hậu, thời tiết, địa hình

Khí hậu thời tiết là yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân, đặc biệt đối với những người ở vùng nông thôn khi mà nông nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế.

Xã Trung Tú mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa hè nóng ẩm bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 nhiệt độ mùa này có thể lên tới 36- 37oC. Mùa đông lạnh và khô hanh bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ có thể xuống tới 9-10oC . Nhiệt độ

trung bình trong năm khoảng 23,3oC . Lượng mưa trung bình khoảng 1800- 1900 mm. Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 83- 86%.

Nằm trong đồng bằng sông Hồng nên địa hình cả xã tương dối bằng phẳng thích hợp cho phát triển các cây nông nghiệp như lúa nước và các loại cây ăn quả khác. Đất đi màu mỡ nên có thể tận dụng để trồng xem canh một số loại rau củ để tận dụng tối đa lợi ích có thể đạt được.

Nhìn chung với điều kiện khí hậu, thời tiết, địa hình như trên xã Trung Tú có điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tạo nên vùng sản xuất phong phú.

3.1.1.3 Tình hình đất đai.

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai có đặc tính đặc trưng không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào. Do đó việc sử dụng đất đai cần có kế hoạch để đảm bảo sự cân bằng về sinh thái và thu được giá trị kinh tế cao.

Đối với xã Trung Tú việc sử dụng đất có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đang là một vấn đề hết sức quan trọng. Tính đến năm 2014 thì diện tích đất tự nhiên trên địa bàn xã là 984,98 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 697,09 ha chiếm 70,77% tổng diện tích đất tự nhiên và diện tích đất phi nông nghiệp là 287,72 ha chiếm 29,21%. Đất chưa sử dụng là 0,17 ha chiếm 0,29%Tình hình sử dụng đất đai của xã Trung Tú giai đoạn 2012- 2014 được thể hiện qua bảng 3.1

Xã Trung Tú có tổng diện tích đất tự nhiên là 986,98 ha, bao gồm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 70,77%, vì thế nên xã có tiềm năng phát triển nông nghiệp rất lớn.

Diện tích đất nông nghiệp của xã bao gồm diện tích đất trồng cây hàng năm và diện tích đất trồng cây lâu năm nhưng do đặc điểm địa bàn không phù hợp nên diện tích đất trồng cây lâu chiếm tỉ lệ vô cùng thấp so với diện tích

đất sản xuất cây hàng năm. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tại địa bàn xã có thay đổi một chút vào năm 2013 giúp tỉ lệ đất nuôi trồng thủy sản tang từ 21,98% lên tới 24,72% diện tích đất nông nghiêp toàn xã, có thể thấy việc nuôi trồng thủy sản tại địa phương cũng phất triển tương đối mạnh.

Bảng 3.1 Tình Hình Sử dụng đất đai Xã Trung Tú 2012-2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So Sánh (%)

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 13/12 14/13 BQ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. Tổng diện tích đất tự nhiên 984.98 100 984.98 100 984.98 100 100 100 100

1. Đất nông nghiệp 784.06 79.6 762.54 77.42 697.09 70.77 97.26 91.42 94.29

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 649.75 68.92 536.78 70.39 524.78 75.28 82.61 97.76 89.87

- Đất trồng cây hàng năm 649.59 96.1 543.46 99.94 524.46 99.94 83.67 96.50 89.86

- Đất trồng cây lâu năm 0.16 0.02 0.24 0.06 0.06 0.06 150.0 133.3 141.40

1.2 Diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy

sản 134.25 13.63 152.31 15.46 172.31 24.72 113.45 113.13 113.29

2. Đất phi nông nghiệp 200.8 20.39 277.72 28.29 278.72 29.21 110.7 129.43 119.69

2.1 Đất ở 55.34 5.62 59.82 6.07 62.14 21.6 108.09 103.88 105.96

2.2 Đất chuyên dùng 172.32 17.49 200.14 20.32 209.27 72.74 85.38 142.23 110.19

2.3 Đất phi nông nghiệp khác 14.5 1.47 15.35 1.56 16.30 5.67 105.86 106.19 106.02

3 Đất chưa sử dụng 0.12 0.01 0.14 0.07 0.17 0.02 116.67 121.43 119.02

II Một số chỉ tiêu BQ

1. Đất nông nghiệp/hộ NN 0.38 0.36 0.33 94.73 91.67 93.19

2. Đất canh tác/ hộ NN 0.26 0.25 0.24 96.15 96.00 96.07

3. Đất canh tác/lao động NN 0.27 0.27 0.27 100 100 100

3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội.

3.1.2.1 Dân số và lao động.

Con người là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của mỗi vùng, của mỗi địa phương, đồng thời nó là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất đặc biệt đối với ngành nông nghiệp. Tình hình dân số và lao động của xã Trung Tú (2012-2014) được thể hiện qua bảng số 3.2.

Theo số liệu thống kê của ban thống kê UBND xã trung tú đến năm 2014 xã có 8557 nhân khẩu trên địa bàn toàn xã tăng 1.48% so với năm 2003, mức tăng này lớn hơn so với mức tăng nữa năm 2012 và 2013 với chỉ 0.37%. Số nhân khẩu trên toàn xã tăng không đáng kể nên nguồn nhân lực lao động trong toàn xã cung không được nâng cao với mức tăng của năm 2014 so với 2013 chỉ là 0.67%, mức cải thiện này khá thập hầu như không thể cải thiện lực lượng lao động toàn xã trên diện rộng.

Hiện nay trên địa bàn toàn xã chiểm đa số vẫn là các lao động trên ngành nghề nông nghiệp với 68.1% số lao động trong toàn xã đang lao động trong các ngành nghề nông nghiệp. Nhưng tỷ lệ lao động nông nghiệp trong toàn xã từ năm 2012 đến năm 2014 lại đang có xu hướng giảm như năm 2012 tỷ lệ lao động nông nghiệp là 70,02% đến năm 2013 giảm xuống còn 69,19% và theo số liệu mới nhất năm 2014 đã xuỗng đến 68.10%, theo những số liệu trên cho thấy hiện các lao động trong xã đang có xu hướng rời bỏ các ngành nghề nông nghiệp để chuyển sang ngành lao động khác tuy số lao động thay đổi có tỷ lệ không lớn nhưng nếu theo đà phát triển hiện nay số lao động nông nghiệp trong xã sẽ còn tiếp tục giảm và ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế tại địa phương.

Hiện số nhân khẩu trong các hộ của xã là 4,24 cho thấy hiện các hộ trong xã thực hiện khá tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình, số hộ đẻ con thứ 3 thứ 4 khá ít tuy nhiên lại có xu hướng tăng so với năm 2012 và 2013. Số lao

động chính trong các hộ lại khá thấp hầu hết các hộ hiện chỉ có 1 lao dộng chính trong gia đình nên việc phát triển kinh tế rất hạn chế.

Nhìn chung lực lượng lao dộng của xã Trung Tú rất dồi dào, nhân khẩu của xã lớn nhưng hàng năm xã luôn có mội số bộ phân đi làm ăn xa để nâng cao thu nhập cho gia đình, điều này cũng gây khó khăn cho công tác thực hiện xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế theo định hướng, chủ trương của nhà nước.

Bảng 3.2 Tình hình dân số Xã Trung Tú 2012-2014

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh(%)

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 13/12 14/13 BQ

I Tổng số nhân khẩu Người 8401 100 8432 100 8557 100 100.37 101.48 100.924 1 Nam Người 4221 50.24 4236 50.23 4297 50.21 100.35 101.44 100.894 2 Nữ Người 4180 49.75 4196 49.77 4260 49.79 100.38 101.52 100.95

II Tổng số hộ Hộ 2073 100 2095 100 2105 100 101.06 100.48 100.77

1 Hộ nông nghiệp Hộ 1629 78.59 1634 77.99 1638 77.82 100.31 100.24 100.275 2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 444 21.41 458 22.01 467 22.18 100.31 101.96 101.35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III Tổng số lao động Người 2812 100 2831 100 2850 100.00 100.68 100.67 100.675 1 Lao động nông nghiệp Người 1969 70.02 1959 69.19 1941 68.10 99.49 99.08 99.285 2 Lao động phi nông nghiệp Người 843 29.98 872 30.81 909 31.90 103.44 104.24 103.84

IV Chỉ tiêu bình quân Người/hộ

1 BQLĐ/hộ Người/hộ 1.36 1.35 1.35 136.20 102.96 118.42 2 BQ nhân khẩu/hộ Người/hộ 4.05 4.02 4.24 101.47 102.96 102.21

3.1.2.2 tình hình cơ sở hạ tầng

Xã Trung Tú là một trong những xã được lựa chọn để thực hiện đề án xây dựng nông thong mới nên cơ sở hạ tầng của xã được hoàn thiện và nâng cấp giúp cho việc phát triển kinh tế của địa phương thuận lợi hơn.

* Về giao thông

Hệ thống giao thông trên toàn xã nhìn chung còn tương đối tốt với 11,867 km đường nhựa liên xã và 1,778 km đường liên thôn và phục vụ sản xuất trong đó có hơn 80% (2014) đã được đổ bê tông. Tuy còn một số đọn đường còn đất sỏi nhưng trong thời gian tới chính quyền địa phương sẽ nhanh chóng rải nhựa hoặc đổ bê tông để hệ thống giao thông trên địa bàn xã không gián đoạn.

* Về lưới điện.

Lưới điện ở Trung Tú giao cho ngành điện quản lý. Công ty điện lực đã đầu tư và nâng cấp đường dây tải điện, công tơ, đầu nối kéo dài đường dây, các thiết bị khác để đảm bảo phục vụ điện cho các hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện lưới thường xuyên và an toàn. Hiện toàn bộ 8 thông trên địa bàn xã đã được cung cấp mạng lưới sử dụng điện tốt nhất để phục vụ cho đời sống và kinh doanh.

* Về y tế

Hiện xã đang có một trạm xá hoạt động để chắm sóc sức khỏe cho người dân nhưng do đã hoạt động đã lâu nên xuống cấp. Hiện tại đang có dự án xây mới lại trạm xá của địa phương để tiện cho việc chăm sóc sức khỏe của người dân, tiết kiệm thời gian khi hiện tại phần lớn người dân trong địa bàn xã khi gặp vấn đề về sức khỏe đều lưạ chọn chữa trị ở cơ sở y tế xã Vân Đình cách xã Trung Tú hơn 10km.

* Về cơ sở văn hóa

Tính đến năm 2014 toàn bộ 8 thôn trên địa bàn xã đề đã có nhà văn hóa của thôn để tiện cho việc phổ biến thông tin cho người dân tại các thôn và phục vụ cho các hoạt động văn hóa của thôn.

Các công trình như đài truyền thanh không dây, nhà bảo tang khu cháy đã được nâng cấp và tu sửa đưa vào sử dụng.

* Về giáo dục.

Trung Tú có 2 trường cấp I và cấp II đều được công nhận là trường chuẩnquốc gia, đặc biệt trường cấp I là trường đầu tiên của Huyện Ứng Hòa được được công nhận trường chuẩn quốc gia năm 2000. Hiên nay cả 2 trường đều được đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm mới nhất hiện nay như phòng máy tính kết nối mạng Internet, cùng với đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình và tâm huyết với nghề.

Trường mầm non của xã cũng mới được đầu tư xây dựng ngay cạnh ủy ban nhân dân xã Trung Tú, rất khang trang, với cảnh quan rất tốt, rất phù hợp với các em nhỏ.

* Chợ

Chợ Cháy là nơi tập trung giao lưu buôn bán của nhân dân Trung Tú và các xã lân cận như Đồng Tân, Hòa Lâm, Hoàng Long. Chợ Cháy mới dược tu sủa, mở rộng năm 2004 và chợ họp tất cả các ngày trong tuần. Hiện nay chợ đang xây dựng thêm khu kiốt hướng ra phía đường 75 (21B) để thuận tiện cho người dân buôn bán.

Bảng 3.3 : Tình hình cơ sở vật chất của xã năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Ghi chú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức quản lý và hoạt động của HTX tại Xã Trung Tú Huyện Ứng Hòa Thành phố Hà Nội (Trang 34)