Kinh nghiệm phát triển HTX ở một số tỉnh nước ta

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức quản lý và hoạt động của HTX tại Xã Trung Tú Huyện Ứng Hòa Thành phố Hà Nội (Trang 30)

a. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam.

- Khẳng định chức năng của kinh tế HTX là liên kết các kinh tế hộ lại với nhau nhằm phát huy sức mạnh của từng hộ cá thể trong cộng đồng để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống xã viên.

- Muốn phát triển HTX trước hết cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và bản chất của kinh tế HTX và khơi dậy nhu cầu hợp tác trong nhân dân.

- Năng lực tổ chức và quản lý của Ban quản trị là nhân tố quyết định đối với mọi hoạt động của HTX; trong quá trình vận động hình thành và hoạt động của HTX phải đảm bảo nguyên tắc HTX, đó là: tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ.

- Xây dựng đội ngũ quản lý có phẩm chất, có năng lực tổ chức kinh doanh, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường, có tâm huyết với lĩnh vực kinh tế hợp tác, HTX.

- Ý thức trách nhiệm, vươn lên từ nội lực của mình là chính, không trông chờ ỷ lại, phát huy sức mạnh của từng thành viên, của tập thể để thực hiện tốt việc hỗ trợ kinh tế hộ phát triển.

- Không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Liên minh HTX tỉnh.

- Cần tăng cường năng lực tham mưu cho các cơ quan lãnh đạo, phối hợp có hiệu quả hơn với các cơ quan liên quan và các cấp uỷ, chính quyền các địa phương bằng các chương trình hoạt động cụ thể, bám sát yêu cầu thực tiễn, nhiệm vụ chính trị của địa phương, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ

theo Điều lệ đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm đáp ứng tốt hơn các nguyện vọng chính đáng của các đơn vị thành viên.

b. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Định.

Muốn phát triển HTX cần phải thực thi đồng bộ nhiều nội dung, nhiệm vụ sau:

 Công tác quản lý và hỗ trợ từ phía nhà nước nhằm thúc đẩy HTX phát triển:

- Tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhằm tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng và hệ thống chính trị, tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

- Thực hiện các giải pháp phát triển cụ thể cho HTX: các HTX hoạt động yếu kém kéo dài cần phải được giải thể hoặc sáp nhập sớm, tạo năng lực về tài chính, năng lực quản lý, điều hành trong sản xuất kinh doanh phát triển dịch vụ, ngành nghề nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn và hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển; chỉ đạo và hướng dẫn các HTX xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, phù hợp với năng lực; tiếp cận nguồn vốn kích cầu của Chính phủ và các nguồn vốn khác để đầu tư vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HTX và nâng cao trình độ quản lý, điều hành của Ban quản trị HTX; xây dựng mô hình HTX thích hợp (đa dạng hóa ngành nghề). Đẩy mạnh công tác phát triển HTX kiểu mới.

- Các đơn vị quản lý chủ động, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tập thể. Các Sở, ngành liên quan rà sóat các chính sách của tỉnh về kinh tế tập thể để tham mưu cho Tỉnh bổ sung các chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho kinh tế HTX

phát triển. Phát huy vai trò của Liên minh HTX tỉnh trong đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, tư vấn phát triển cho HTX; tăng cường các nguồn lực và điều kiện hoạt động cho cơ quan Lin minh HTX tỉnh.

 Sự vươn lên từ HTX nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động: - HTX chủ động nâng cao nhận thức về HTX kiểu mới và Luật HTX cho cán bộ cơ sở và xã viên thật thấu đáo. Tạo sự đồng thuận trong hoạt động của HTX, đảm bảo thực hiện các nguyên tắc HTX. Thực hiện tốt các nguyên tắc HTX kiểu mới mà Luật HTX năm 2003, nhằm tạo sự đồng thuận giữa xã viên với HTX, nghĩa vụ và quyền lợi xã viên với HTX ngày càng gắn kết với nhau, đồng tâm xây dựng HTX phát triển bền vững.

- Các HTX cần xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, phù hợp với năng lực; tăng cường tiếp cận nguồn vốn kích cầu của Chính phủ và các nguồn vốn khác để đầu tư vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho mình và nâng cao trình độ quản lý, điều hành của ban quản trị HTX.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX thông qua các hoạt động cụ thể của HTX. HTX phải biết phát huy tinh thần tự chủ, năng động, khơi dậy các nguồn lực từ nội bộ, tăng cường liên kết với các đối tác, kinh doanh đa dạng để mở rộng hoạt động; biết lựa chọn những phương án kinh doanh phù hợp; nắm bắt được nhu cầu thị trường, phát triển sản xuất gắn với thị trường; chú trọng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, mạnh dạn đổi mới để phát triển, gắn thu nhập với năng suất và hiệu quả lao động, giải quyết hài hoà lợi ích giữa HTX và xã viên.

2.2.3 Bài học kinh nghiệm về phát triển HTX ở nước ta.

Nghiên cứu sự đổi mới và phát triển HTX ở các tỉnh nêu trên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

bộ đảng viên các nghành, các cấp, các đoàn thể chính trị-xã hội về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; cần quán triệt sâu sắc năm quan điểm phát triển kinh tế tập thể đã xác định trong Nghị quyết Trung ương V (khoá IX) và phổ biến lại Luật HTX năm 2003 đến với cán bộ, Đảng viên và nhân dân.

Đồng thời, cần tăng cường công tác tuyền truyền, vận động thu hút đông đảo sự tham gia của các hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ, các chủ trang trại… vào các mô hình kinh tế tập thể trên cơ sở tôn trọng lợi ích riêng của từng hộ, từng thành viên tham gia và không ngừng vun đắp cho lợi ích chung. Trong đó, cần chú trọng phối hợp tốt với các đoàn thể chính trị- xã hội để vận động các hội viên, đoàn viên tham gia phát triển kinh tế tập thể.

Hai là, muốn kinh HTX phát triển thì rất cần có sự hỗ trợ thiết thực của Nhà nước. Đặc biệt, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở ngành, Đoàn thể của tỉnh với các Huyện và Liên minh HTX trong việc xây dựng và phát triển kinh tế HTX.

Ba là, chấn chỉnh và đổi mới HTX phải hoạt động theo Luật; đổi mới cả về tổ chức, cơ chế quản lý, phương thức phân phối và phát huy dân chủ. HTX cần xem xét lại tư cách xã viên để tránh tình trạng “xã viên toàn dân” vẫn ở lại trong HTX, đây là một trong những nhân tố kìm hãm sức sản xuất của HTX thời gian qua.

Bốn là, đổi mới tư duy trong sản xuất, kinh doanh của các lĩnh vực. Với cách làm cũ trong sản xuất là sản xuất trước khi lo thị trường, còn trong kinh tế thị trường thì các hình thức kinh tế HTX phải sản xuất và bán cái thị trường cần chứ không bán cái mà mình có. Đây là tư duy mới mà kinh tế hộ và HTX cần phải được lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh tế của mình.

xuất kinh, doanh thích hợp (chuyên ngành hay tổng hợp).

Sáu là, nghiên cứu thị trường là việc làm đầu tiên, thường xuyên và cực kỳ quan trọng đối với các HTX. Vì: nhu cầu của thị trường rất đa dạng nên sản xuất sản phẩm gì, chủ thể sản xuất cần phải đối chiếu, phân tích điểm mạnh điểm yếu về các nguồn lực phát triển kinh tế hiện có của mình để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh trạnh cao. Đồng thời phải nhanh chóng nắm bắt, tận dụng được cơ hội để có chiến lược kinh doanh đúng và kịp thời.

Bảy là, phát triển các hộ xã viên theo hướng kinh tế trang trại là cách sản xuất hàng hoá tiên tiến mà các nước phát triển đã áp dụng.

Kinh tế trang trại cho phép chuyên môn hoá lao động, tập trung ruộng đất, nguồn vốn và ứng dụng tốt hơn những công nghệ mới, chất lượng lao động được nâng cao… Từ đó, tăng năng suất lao động, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tám là, để ổn định sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và ràng buộc lẫn nhau về quyền lợi, trách nhiệm trong cơ chế thị trường đầy biến động, các HTX phải áp dụng hình thức hợp đồng sản xuất, tiêu thụ.

Chín là, nâng cao chất lượng sản phẩm, lấy chất lượng an toàn thực phẩm là sự sống còn của HTX NN; áp dụng đa dạng hoá các kênh tiêu thụ (bán lẻ, bán buôn, giao hàng đến tận nhà...).

Mười là, đẩy mạnh công tác liên kết, đặc biệt là liên kết “bốn nhà” để tăng cường sức mạnh thị trường.

Mười một là, cần phải có đội ngũ cán bộ giỏi; có bộ máy quản lý HTX ổn định, đặc biệt có Chủ nhiệm giỏi và được ổn định qua nhiều nhiệm kỳ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức quản lý và hoạt động của HTX tại Xã Trung Tú Huyện Ứng Hòa Thành phố Hà Nội (Trang 30)