V.I.Lênin toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ M 1981, tr

Một phần của tài liệu Hỏi đáp môn triết học (Trang 53)

Câu 4: Nội dung cơ bản định nghĩa vật chất của V.I. Lênin. Giá trị của nó dưới ánh sáng khoa học hiện đại.

Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc và khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, kế thừa những tư tưởng của C. Mác và Ph. ăngghen, vào năm 1908, trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.I. Lênin đã nêu ra định nghĩa kinh điển về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Định nghĩa này bao hàm những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan.

Đối lập với những quan niệm duy tâm chủ nghĩa về phạm trù này, V.I. Lênin nhấn mạnh “Đặc tính duy nhất của vật chất mà chủ nghĩa duy vật triết học gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này – là cái đặc tính tồn tại với tư cách là

hiện thực khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức của chúng ta”4.

Nói đến vật chất là nói đến tất cả những gì đã và đang hiện hữu thực sự, bên ngoài ý thức của con người. Vật chất là hiện thực chứ không phải hư vô và hiện thực này là khách quan chứ không phải hiện thực chủ quan (tức ý thức). Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, dù có “kỳ lạ” đến đâu đi nữa, nhưng đã tồn tại với tính cách là hiện thực khách quan thì đều là các dạng khác nhau của vật chất.

Thứ hai, vật chất là tất cả sự vật, hiện tượng, quá trình mà khi tác động vào các

giác quan thì cho ta cảm giác.

Vật chất luôn biểu hiện đặc tính “hiện thực khách quan” của mình thông qua sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là thông qua các thực thể. Nói đến vật chất là nói đến thực thể, đến tính thực thể của nó. Tính chất thực thể là

một trong những đặc trưng chung của các sự vật, hiện tượng vật chất trong sự khác biệt với các hiện tượng ý thức. Đồng thời, do tồn tại dưới dạng các thực thể nên khi tác động vào các giác quan của con người theo một cách nào đó (trực tiếp hoặc gián tiếp) các sự vật, hiện tượng vật chất mới được đem lại cho con người trong cảm giác. Và, chính là theo phương thức đó mà con người có thể nhận thức được thế giới vật chất nói chung.

Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức của con người có được chẳng qua chỉ là

hình ảnh của nó.

Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất, đó là thế giới vật chất. Trong thế giới ấy, theo quy luật vận động vốn có của nó mà đến một thời điểm nào đó

4 Sđd. tr 321.

cùng tồn tại hai loại hiện tượng - đó là loại hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý thức ). Các loại hiện tượng vật chất thì tồn tại với tính cách là hiện thực khách quan, không lệ thuộc vào hiện tượng tinh thần. Và, vì chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất nên các hiện tượng tinh thần tất yếu phải có nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất và xét về thực chất chúng chỉ là sự chép lại, chụp lại, phản ánh lại các hiện tượng vật chất.

Nói cách khác, vật chất là cái cấu thành nội dung của ý thức hay ý thức chẳng qua chỉ là hình ảnh đã được cải biến của thế giới vật chất trong đầu óc con người.

Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử thông qua một định nghĩa khoa học về vật chất, V.I. Lênin đã giải quyết được trọn vẹn cả hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học trên lập trờng của chủ nghĩa duy vật triệt để, qua đó, vừa chống được những quan điểm duy tâm, thuyết bất khả tri, vừa khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác về phạm trù vật chất. Định nghĩa vật của V.I. Lênin không những góp phần đưa chủ nghĩa duy vật lên một tầm cao mới, góp phần vào việc làm rõ quan niệm về vật chất trong lĩnh vực xã hội, mà còn góp phần khắc phục sự khủng hoảng về mặt thế giới quan trong đội ngũ các nhà triết học và khoa học tự nhiên, qua đó thúc đẩy họ tiếp tục đi sâu tìm hiểu thế giới vật chất, củng cố thêm mối liên minh chặt chẽ giữa khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật triết học.

Câu 55. Sự thống nhất giữa tính hữu hạn và tính vô hạn, tính trừu tượng và tính cụ thể, tính thực thể và thuộc tính trong phạm trù vật chất của V.I. Lênin?

Một trong những biểu hiện cụ thể cho tính cách mạng và khoa học, đồng thời cũng là một trong những nhân tố quy định giá trị bền vững của phạm trù vật chất của V.I. Lênin, chính là việc Người đã giải quyết thành công hàng loạt các mối quan hệ phức tạp có liên quan đến việc nhận thức phạm trù nền tảng này của chủ nghĩa duy vật.

Một là, sự thống nhất giữa tính hữu hạn và tính vô hạn của vật chất.

Theo tư tưởng của V.I. Lênin, tính hữu hạn và tính vô hạn của vật chất không loại trừ nhau, trái lại luôn thống nhất với nhau. Nếu xem vật chất là tất cả những gì tồn tại với tính cách là thực tại khách quan thì nó là vô hạn, còn khi xem xét vật chất thông qua các dạng tồn tại cụ thể của nó thì vật chất là hữu hạn. Một dạng vật chất cụ thể, thuộc tính cụ thể của một dạng vật chất thì có sinh ra và mất đi để chuyển hóa thành cái khác; nhưng vật chất nói chung, đặc tính chung của vật chất thì không sinh ra và cũng không bao giờ mất đi.

Song trên thực tế, tính vô hạn của vật chất lại do sự phong phú vô cùng, vô tận về tính chất, dạng loài của các sự vật hiện tượng hữu hạn cấu thành; còn

tính chất hữu hạn của vật chất chính là tính chất của một hình thức hiện thực, một mắt khâu cụ thể do sự chuyển hóa vô cùng, vô tận của vật chất vô hạn sinh ra.

Hai là, sự thống nhất giữa tính trừu tượng và tính cụ thể trong phạm trù

vật chất.

Khi bàn về phương pháp định nghĩa, V.I. Lênin quan niệm vật chất là một phạm trù triết học. Điều đó có nghĩa là, cũng như mọi phạm trù khoa học khác, phạm trù vật chất là sản phẩm của tư duy trừu tượng, là kết quả của sự trừu tượng hóa và với tính cách như vậy thì bản thân nó không có sự tồn tại cảm tính. Đó

chính là tính trừu tượng của phạm trù vật chất.

Nhưng V.I. Lênin khi làm rõ quan niệm của chủ nghĩa duy vật về phạm trù này, lại nhấn mạnh nó dùng để chỉ thực tại khách quan. Nghĩa là vật chất luôn biểu hiện sự tồn tại thực sự của mình thông qua các sự vật, hiện tượng cụ thể độc lập, không lệ thuộc vào ý thức. Đó chính là tính cụ thể của phạm trù vật chất.

Nói cách khác, tính trừu tượng và tính cụ thể của vật chất luôn thống nhất với nhau. Tuyệt đối hóa tính trừu tượng sẽ không thấy được tính hiện thực của vật chất, do đó, sẽ rơi vào quan niệm của chủ nghĩa duy tâm. Ngược lại, tuyệt đối hóa tính cụ thể sẽ không thấy được vật chất với tính cách là một phạm trù triết học dẫn đến đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể của nó. Đó chính là sai lầm của chủ nghĩa duy vật trước Mác.

Ba là, sự thống nhất giữa tính thực thể và thuộc tính trong phạm trù vật chất.

Để chỉ rõ sự đối lập về nguyên tắc giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghiã duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, V.I. Lênin nhấn mạnh

Đặc tính duy nhất của vật chất mà chủ nghĩa duy vật triết học gắn liền với việc

thừa nhận đặc tính này – là cái đặc tính tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức chúng ta”5. Như vậy, ở đây “hiện thực khách quan” được quan niệm là một thuộc tính – thuộc tính tồn tại trước, độc lập, bên ngoài ý thức của vật chất.

Đồng thời, V.I. Lênin lại nhấn mạnh, hiện thực khách quan luôn “được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”6. Nghĩa là, “hiện thực khách quan” luôn thể hiện sự tồn tại dưới dạng các sự vật hiện tượng cụ thể, cảm tính, tức dưới dạng những thực thể. Nếu không như vậy thì con người không thể nhận thức được vật chất nói chung.

Nói cách khác, nếu đặt trong mối quan hệ với việc trả lời câu hỏi thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học thì “hiện thực khách quan” đóng vai trò là “thuộc tính duy nhất” của vật chất; còn khi đặt trong mối quan hệ với việc trả lời câu hỏi

Một phần của tài liệu Hỏi đáp môn triết học (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)