C.Mác-Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 3 NxbCTQ G H.1995 tr 52 C Mác Ph Ăng ghen Toàn tập, tập 2 Nxb CTQG H 1995 tr

Một phần của tài liệu Hỏi đáp môn triết học (Trang 161)

- Yêu cầu của nguyên tắc:

51 C.Mác-Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 3 NxbCTQ G H.1995 tr 52 C Mác Ph Ăng ghen Toàn tập, tập 2 Nxb CTQG H 1995 tr

nhân là con người với những phẩm chất xã hội, một chỉnh thể trong sự thống nhất giữa đặc điểm riêng và chức năng xã hội mà người đó đảm nhiệm.

Cá nhân và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau. Quan hệ cá nhân và xã hội hình thành tất yếu ở mọi giai đoạn lịch sử. Không có cá nhân trừu tượng nằm ngoài xã hội. Cá nhân bao giờ cũng là thành viên của một thể liên hiệp xã hội nhất định. Không có xã hội chung chung tách khỏi cá nhân. Xã hội là một thể kết hợp của những cá nhân.

Sự hình thành cá nhân và xã hội là hai mặt của một quá trình thống nhất. Đó là một quá trình vừa xã hội hoá cá nhân vừa cá nhân hoá xã hội. Xã hội đã sản xuất ra cá nhân. Bởi, xã hội quy định bản chất, nội dung cuộc sống, mục đích hoạt động, nhu cầu, quyền lợi, quyền hạn, địa vị xã hội, chức năng xã hội của mỗi cá nhân .và bản chất xã hội của cá nhân được hình thành, phát triển trong hệ thống các quan hệ xã hội.. Cá nhân là đơn vị tồn tại cuối cùng, là tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử, là chủ thể tích cực, năng động của sự phát triển xã hội. Chức năng xã hội, nhiệm vụ xã hội phải thông qua từng cá nhân mới thực hiện được. Sự phát triển xã hội bắt đầu từ sự phát triển của cá nhân. Sự phát triển của cá nhân vừa là điều kiện vừa là mục đích của sự phát triển xã hội. C. Mác chỉ rõ “Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế”54

Cơ sở của mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là lợi ích. Lợi ích là cái khách quan cần thiết thoả mãn nhu cầu con người, quyết định ý chí và phương thức hành động của con người. Lợi ích là một thể thống nhất đa dạng, trong đó lợi ích kinh tế- vật chất quyết định. Trong xã hội có giai cấp, lợi ích mang tính đối kháng giai cấp. Lợi ích là yếu tố liên kết các cá nhân, là “chất kết dính” giữa người với người, là động lực của mọi hoạt động lịch sử.

Mặt khác quan hệ giữa cá nhân và xã hội phải thông qua tập thể với tính cách là cộng đồng của những nhóm cá nhân nhất định được liên kết bằng những mục đích chung và những hành động thống nhất vì mục đích đó. Tập thể là cái xã hội ban đầu, xã hội thu nhỏ, là một “tế bào”, cái trung gian mà cá nhân gia nhập vào, hình thành và phát triển phẩm chất xã hội.

Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội mang tính lịch sử. Trong xã hội công sản nguyên thuỷ, cá nhân”hoà tan” vào xã hội. Trong xã hội có giai cấp, cá nhân được từng bước phát triển, khẳng định vai trò chủ thể sáng tạo xã hội. Mỗi bước phát triển xã hội đã tạo ra môi trường, điều kiện cho sự phát triển cá nhân. Song, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng là cơ sở khách quan của việc tuyệt đối hoá

Một phần của tài liệu Hỏi đáp môn triết học (Trang 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)