Việc làm năm 2014

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 74)

Bảng 4.9 Tình hình chăn nuôi tại xã năm 2014

việc làm năm 2014

SL ( người) CC ( %)

Tổng số lao động 5356 100,00

Số lao động tham dự chương trình giới thiệu việc

làm 820 15,30

- Số lao động đi xuất khẩu lao động 69 8,41

- Lao động đi làm việc ở thành phố và các KCN 140 17,07

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê xã Vân Diên

Qua bảng 4.11 cho thấy: Năm 2014, số lao động được đi xuất khẩu lao động nước ngoài là 69 người, chiếm 8,41% tổng số lao động tham dự chương trình giới thiệu việc làm. Lao động xuất khẩu được đi làm việc tại các nước Đài Loan, Malayxia, và Hàn Quốc với việc làm chủ yếu là giúp việc gia đình, làm công nhân tại các trang trại và nhà máy. Số lao động đi làm việc ở thành phố và các khu công nghiệp tăng lên nhanh chóng, năm 2014 số lao động đi làm việc ở thành phố và các khu công nghiệp là 140 lao động, chiếm 17,07% tổng số lao động tham dự

* Đánh giá chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua hoạt động xuất khẩu

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua hoạt động xuất khẩu đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao trình độ và tăng thu nhập cho người lao động.

Các chương trình giới thiệu việc làm đi xuất khẩu lao động tại xã rất nhiều tuy nhiên số lượng lao động được đi xuất khẩu còn hạn chế do chi phí để đi xuất khẩu lao động khá lớn, mà các chương trình cho vay vốn hỗ trợ đi xuất khẩu lao động còn hạn chế, gây khó khăn cho những lao động nghèo. Mặt khác, chính sách đưa lao động đi xuất khẩu chưa quan tâm và tìm hiểu kỹ về chất lượng công việc và cuộc sống người lao động ở nước ngoài, dẫn đến một số lao động đi xuất khẩu một thời gian ngắn phải bỏ việc quay trở về, khiến cho nợ nần chồng chất, cuộc sống ngày càng khó khăn. Khiến cho các lao động khác có tâm lý hoang mang, không muốn đi xuất khẩu lao động. Số lao động đi làm việc ở các khu vực ngoại tỉnh qua con đường giới thiệu việc làm của xã, thị trấn không nhiều

4.3 Đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

4.3.1 Đạt được:

Số lượng lao động tham gia vào ngành nghiệp đang có xu hướng giảm và số lượng lao động tham gia trong các ngành phi nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh. Số lao động có việc làm thường xuyên trên địa bàn xã tăng nhanh, số lượng lao động thất nghiệp giảm nhanh. Đó là do hiệu quả của công tác giải quyết việc làm trên địa bàn xã mang lại.

Trong những năm qua nhận thức về giải quyết việc làm cho lao động cơ bản đã được thay đổi, các ngành, các cấp và người lao dộngđã chủ động tìm cách giải quyết việc làm, xã đã cố gắng tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển và hỗ trợ cho lao động

Nhận thức của người lao động trong giải quyết việc làm được thay đổi, không ỷ lại hoặc trông chờ vào nhà nước mà chủ động sáng tạo, đa dạng các hình thức giải quyết việc làm. Người dân tự tìm hiểu hiểu, học hỏi để chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao thu nhập.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội đã từng bước nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm. Nhận thức của người lao động về sự cấp thiết học nghề, việc làm được nâng lên, số người tham gia học nghề ngày càng tăng đặc biệt là học nghề dài hạn.

Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm từng bước được xã hội hóa. Hệ thống cơ sở dạy nghề, trong đó cơ sở ngoài công lập được mở rộng dưới nhiều hình thức nhờ đó đã huy động được nhiều nguồn lực cho dạy nghề, từng bước đáp ứng phần nào nhu cầu cung ứng lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp, làng nghề.

4.3.2 Tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã còn bộc lộ một số hạn chế như:

Tình trạng dư thừa lao động và thiếu việc làm trên địa bàn xã còn tương đối cao. Thời gian rảnh rỗi của nông hộ còn khá nhiều.Thu nhập bình quân của hộ chưa cao, đặc biệt là các hộ nghèo mức thu nhập của họ quá thấp so với mặt bằng chung của xã.

Cơ cấu lao động của xã mất cân đối, thiếu lao động kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo. Vì vậy gây nên tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động. Số người không có việc làm ở xã hầu hết là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay của xã.

Do điều kiện cơ sở vật chất của xã còn thiếu, vì vậy quy mô về số lượng đào tạo còn ít, ngành nghề đào tạo còn hạn chế.Số lao động có việc làm mới còn ít, công tác đào tạo nghề đã được các ngành, các cấp quan tâm song kết quả đạt được còn thấp. Công tác đào tạo nghề chưa thực sự gắn với nhu cầu do thiếu thông tin thị trường lao động. Việc tư vấn học nghề cho người lao động chưa gắn với khả năng của họ mà theo xu hướng ngành đang được nhiều người ưa chuộng trên thị trường.

Các trung tâm giới thiệu việc làm liên kết với xã còn hạn chế về số lượng, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên trung tâm chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường lao động.

4.3.3 Những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong giải quyết việc làm thời gian qua

4.3.3.1 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm

Nhiều diện tích đất nông nghiệp còn chưa được sử dụng hợp lý và đúng mục đích. Ngành công nghiệp vẫn chưa được đầu tư khai thác các tiềm năng sẵn có cũng như tận dụng lợi thế vị trí địa lý thuận lợi. Ngành dịch vụ thương mại cũng chưa phát triển. Chất lượng dịch vụ chưa được nhà quản lý quan tâm để ý đến. Cơ sở hạ tầng dịch vụ lạc hậu chưa được quan tâm xây dựng.

Trong những năm qua địa phương đã đầu tư xây dựng các công trình công cộng, khiến diện tích đất canh tác nông nghiệp của nhiều thôn bị thu hẹp kéo theo bộ phận không nhỏ nông dân thiếu việc làm. Không còn đất canh tác, người nông dân trong độ tuổi lao động, không có nghề phụ, họ đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới.

Đây là nguyên nhân dẫn đến cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực và ngành nghề kinh tế mất cân đối và tình trạng khó khăn trong giải quyết việc làm cho hộ lao động bị thu hồi đất.

4.3.3.2 Chất lượng lao động còn kém

Nguồn lao động được xem là yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế - xã hội. Xét dưới các góc độ về số lượng (theo tuổi, lao động, giới) và chất lượng lao động (trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật). Chất lượng nguồn lao động là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới vấn đề về sử dụng lao động và tạo việc làm cho lao động.

Nhìn chung, chất lượng lao động của xã còn thấp trong đó số lao động qua đào tạo còn khá thấp so với nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo như hiện nay.

Nguyên nhân chủ yếu của sự yếu kém về chất lượng lao động ở các vùng là do lao động bỏ học sớm để đi làm việc mưu sinh và bỏ học lập gia đình sớm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn lao động thời điểm hiện tại và tương lai.

4.3.3.3 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thiếu, yếu

Mạng lưới dạy nghề chưa phát triển. Quy mô số học sinh dạy nghề tốt nghiệp của dạy nghề dài hạn và dạy nghề thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu dạy nghề.

Đại bộ phận cán bộ quản lý tại các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề là những giáo viên có trình độ kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng lại yếu kém trong công tác tổ chức quản lý đào tạo, bởi đại đa số đội ngũ giáo viên họ chưa được đào tạo về năng lực tổ chức quản lý. Trang thiết bị dạy và học nghề của nhiều cơ sở nhất là trung tâm dạy nghề vẫn còn thiếu và lạc hậu do tổng số vốn đầu tư cho cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề còn thiếu. Một số vốn đầu tư quá nhỏ so với yêu cầu bởi hầu hết các trang thiết bị dạy và học nghề có giá trị lớn.

Do hầu hết các học viên nghề xuất phát từ những lao động phổ thông có trình độ thấp. Họ là những người lao động chân tay trong nông nghiệp, đa số chưa được phổ cập giáo dục, do đó họ chưa có kỹ năng nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe, trình độ ngoại ngữ của họ còn nhiều hạn chế.

Các học viên nghề hầu hết xuất phát từ lao động trong nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng kinh phí học nghề do người lao động phải đóng lại có xu hướng tăng. Điều này làm ảnh hưởng đến số lao động được đào tạo nghề của xã, do đó ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng lao động của nhà tuyển dụng do không đáp ứng yêu cầu công việc hay nói khác nó sẽ ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động.

Một loạt những tồn tại trong công tác đào tạo nghề trên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất việc làm do không đáp ứng được yêu cầu, giảm nhu cầu tuyển dụng do đó dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn lao động chưa cao và không đồng đều giữa các khu vực

4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn xã Vân Diên

4.4.1 Cơ chế chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước và địa phương

Thực tế trong nhiều năm, đã có nhiều chính sách của Trung ương, tỉnh và địa phương được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn người lao động như chính sách về đất đai, chính sách tín dụng nông thôn, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn… Qua đó, các chính sách đã tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến giải quyết việc

làm cho người lao động, góp phần tăng năng suất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.

Tuy nhiên, mục tiêu và kết quả của các chính sách chưa đạt như mong muốn và chưa có tính lâu dài, ổn định, chính sách ban hành chưa kịp thời và thủ tục còn rườm rà, việc ban hành chính sách với việc thực hiện chính sách đối với người lao động vẫn còn là khoảng cách xa, ban hành mang tính giải pháp tình thế nên chưa có sự chủ động, nguồn vốn để thực thi các chính sách còn khó khăn, hạn chế… từ đó làm ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại địa phương.

- Chính sách đất đai: Từ khi Luật đất đai ra đời và có hiệu lực việc quản lý đất đai trên địa bàn xã đã dần đi vào nề nếp, tuy nhiên hiện tượng lấn chiếm đất, sử dụng sai mục đích, tranh chấp đất đai vẫn diễn ra. Thục tục hành chính để chuyển nhượng tài sản đất đai, làm bìa đỏ còn phức tạp và tốn kém khiến người dân gặp nhiều khó khăn. Công tác giao, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất lâm nghiệp còn hạn chế chưa đánh giá được chất lượng, trữ lượng rừng.

- Chính sách tín dụng: Tín dụng được coi là một chính sách có tác dụng và gần gũi với nhất để người lao động phát triển sản xuất và tạo thêm việc làm. Tuy nhiên hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện chưa phát triển, chưa có ngân hàng tư nhân nào nên đó là gắng nặng cho hệ thống ngân hàng quốc doanh trong việc thúc đẩy các thành phần kinh tế vay vốn phát triển kinh tế, giải quyết việc làm.

- Chính sách dạy nghề và giải quyết việc làm: Chương trình dạy nghề đã được triển khai trên địa bàn xã và đạt được một số kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên còn nhiều hạn chế do công tác tuyên truyền, vận động bà con chưa được tốt và các thiết bị hỗ trọ đào tạo chưa được đầu tư nên số lao động được đào tạo nghề chưa cao.

4.4.2 Quy mô cơ cấu các ngành kinh tế

Sự chuyển dịch kinh tế diễn ra khá mạnh mẽ trên địa bàn xã. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trên địa bàn xã có xu hướng giảm nhanh và thay vào đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ

Bảng 4.12: Cơ cấu các ngành kinh tế của xã từ 2012 – 2014

(ĐVT : %)

Cơ cấu kinh tế 2012 2013 2014

Nông nghiệp 59,96 59,29 57,54

CN – TTCN – XD 17,50 18,22 18,38

Thương mại – dịch vụ 22,54 22,49 24,08

Tổng 100,0 100,0 100,0

Nguồn:Tổng hợp số liệu thống kê xã Vân Diên

Nhìn vào bảng trên cho thấy nông nghiệp là ngành chính của xã. Năm 2012, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 59,96% trong cơ cấu kinh tế xã. Năm 2014, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống còn 57,54%. Sự giảm nhanh của ngành này làm cho số lượng lao động hằng năm trong ngành này mặc dù tăng nhưng tăng nhẹ hơn so với ngành khác. Lao động tham gia vào ngành nông nghiệp chủ yếu là lao động đến tuổi trung niên, lao động đi xa trở về. Số lao động trẻ tham gia vào ngành nông nghiệp hiện tại rất ít, chủ yếu họ tham gia vào các ngành công nghiệp, dịch vụ do công việc ổn định và mang lại thu nhập cao hơn. Xã đang có sự tăng nhanh về lực lượng lao động trẻ do đó để giải quyết nhu cầu việc làm cho bộ phận này đang là thách thức đặt ra hiện nay với xã. Mặt khác hiện tượng bỏ đất nông nghiệp để chuyển sang các ngành nghề khác đang diễn ra khá phổ biến hiện nay trên địa bàn xã do những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp mang lại.

Sự phát triển công nghiệp, dịch vụ diễn ra khá nhanh trên địa bàn xã. Tuy nhiên đa phần là các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh nhỏ do đó sử dụng lao động trên địa bàn khá ít. Lao động tham gia vào ngành này đa số làm trên địa bàn xã khác hoặc thành phố. Sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường lao động nơi đây làm cho số người lao động tham gia đòi hỏi phải có kỹ năng, kiến thức vững và phải nỗ lực hết mình thì mới tồn tại được.

Như vậy, trên địa bàn xã hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch nhanh lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành khác. Và để có việc làm trong ngành này đòi hỏi người lao động cần có chuyên môn, nghiệp vụ để cạnh tranh trong thị trường lao động khắc nghiệt. Chính vì vậy, quá trình tìm việc làm của người lao động trong các ngành khác đang gặp khá nhiều khó khăn, hiện tượng thiếu việc làm, thất nghiệp đang

diễn ra khá phổ biến , đặt ra những thách thức mới trong quá trình giải quyết việc làm cho người lao động

4.4.3 Yếu tố từ bản thân người lao động

Nguồn lao động tốt phải được xem xét ở cả hai mặt chất lượng và số lượng trong đó mặt chất lượng vẫn đóng vai trò quan trọng hơn. Chất lượng lao động là yếu một yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động. Trong thời kỳ CNH – HĐH như hiện nay cầu về thị trường lao động cao nhưng chất lượng lao động lại không thể đáp ứng, đó là nguyên nhân nguồn lao động nước ta dồi dào nhưng các doanh nghiệp vẫn kêu thiếu lao động

Nhìn chung lao động trên địa bàn xã chưa có sự phát triển đồng đều về cả số lượng và chất lượng. Số lượng lao động tăng nhanh qua các năm tuy nhiên chất lượng lao động của xã chưa được cải thiện nhiều. Đa phần lao động trên địa bàn xã mới tốt nghiệp trung học cơ sở, số lao động chưa qua đào tạo chiếm một tỷ lệ khá cao mà thực

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w