Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế Xã qua 3 năm

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 47)

2012 2013 2014 So sánh (%) SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) 13/12 14/13 BQ I Tổng giá trị sản xuất 495957 100 516354 100 553500 100 104,11 107,19 105,64 1. Nông nghiệp 161569 32,58 148864 28,83 164600 29,74 103,34 110,57 106,89 - Trồng trọt 76663 47,45 80002 53,74 88300 53,65 50,62 110,37 74,75 - Chăn nuôi 61002 79,57 68862 86,08 76300 86,41 128,24 110,80 119,20 2 CN – XD 160927 263,81 170694 247,88 175954 230,61 106,35 103,08 104,70 3 TM – DV 165551 102,87 185646 108,76 196246 111,53 107,38 105,71 106,54 II Chỉ tiêu BQ 1. GTSX/khẩu/năm 42,03 - 43,50 - 46,36 - 103,50 106,57 105,02 2. GTSX/LĐ/năm 81,98 - 103,17 - 103,34 - 125,85 100,17 112,28 3. GTSX/hộ/năm 184,92 - 186,27 - 192,05 - 100,73 103,10 101,91 4. GTSX NN/ha đất NN 120,00 - 100,00 - 95,00 - 83,33 95,00 88,97

* Ngành nông nghiệp - Về trồng trọt

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng được mở rộng như đưa lúa lai ở vụ xuân hàng năm đạt từ 70 – 72% lúa giống, lúa chất lượng cao từ 10 -15% diện tích là những cây cho năng suất và giá trị kinh tế cao trên đất 2 lúa. Đến nay 100% diện tích đất nông nghiệp cho giá trị sản xuất 35 triệu đồng trở lên/ha/năm, trong đó 56,1 % diện tích đất nông nghiệp đạt giá trị sản xuất trên 50 triệu đồng/ha/năm, có khoảng 20 ha ( cây hoa lý, đương nuôi cá giống) đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm.

- Về chăn nuôi

Tiếp tục giữ vững và phát triển ngành chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng. Tổng đàn trâu bò có 1463 con, tăng 0,2% so với năm 2013. Đàn lợn có 1741 con, tăng 0,1% so với năm 2013. Đàn gia cầm có 33000 con tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

- Lâm nghiệp - kinh tế vườn

Kinh tế vườn từng bước được chú trọng nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn phá vỡ bờ rào, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, rau màu như: hoa lý, cam, chanh, hồng xiêm, nhãn… được khẳng định cho thu nhập cao, diện tích vườn đạt giá trị thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm là 85 ha chiếm 84% diện tích đạt 100% chỉ tiêu đại hội.

* Về CN-TTCN và Dịch vụ:

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Phát huy tốt các ngành nghề truyền thống và mở rộng sản xuất một số ngành nghề có giá trị kinh tế cao như chế biến thép phôi từ thép phế liệu, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất các mặt hàng dân dụng, giữ vững và phát triển làng nghề cả về số lượng và chất lượng. Đưa tổng giá trị sản xuất ngành lên 160.923 triệu đồng.

Dịch vụ phát triển toàn diện các loại hình dịch vụ, một số ngành có ưu thế như: Nhà hàng ăn uống, kinh doanh vận tải, buôn bán vật liệu xây dựng, dịch vụ tổng hợp…Tổng giá trị ngành dịch vụ thương mại 165.551 triệu đồng.

Hoạt động thương mại ngày càng phát triển, đã có bước chuyển mạnh mẽ trong việc cung ứng và lưu thông hàng hoá góp phần đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống.

Tổng số hộ dịch vụ là 227 hộ, số hộ kinh doanh tăng 2,7% so với năm 2013, số lao động làm dịch vụ tăng 4% so với năm 2013.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Xã Vân Diên được chia làm 19 thôn với những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau và mức độ triển khai công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đối với từng thôn cũng khác nhau. Với đề tài nghiên cứu của khóa luận là: “Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” nên tôi lựa chọn 3 thôn đại diện làm điểm nghiên cứu là: Thôn Bắc Thung, thôn Vệ Nông, thôn Quy Chính.

+ Thôn Bắc Thung được chọn làm điểm nghiên cứu do thôn có lực lượng lao động đông đảo nhất,thôn Bắc Thung cũng đang là 1 thôn có tỷ lệ đi xuất khẩu lao động là cao nhất so với các thôn khác.

+ Thôn Vệ Nông là thôn nằm xa trung tâm xã ,thu nhập của người dân khá thấp,đời sống của người dân chủ yếu là làm nông nghiệp. Công tác giải quyết việc làm thực hiện chưa hiệu quả.

+ Thôn Quy Chính là thôn phát triển nhất của xã,có làng nghề và tỉ lệ người làm phi nông nghiệp là cao nhất.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

ST T

Nội dung (Chỉ tiêu nghiên cứu)

Nguồn thu thập số liệu Phương pháp thu thập

1 Cơ sở lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam

Sách, báo, Internet, thư viện trường Học viện nông nghiệp Việt Nam,...

Tra cứu, đọc, chọn lọc thông tin.

2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Thống kê, ban địa chính xã Vân Diên.

Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo.

3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Lập phiếu điều tra với những nội dung thông tin cơ bản của lao động (Tên lao động, tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngành nghề sản xuất kinh doanh ) và các chỉ tiêu phản ánh về tình trạng việc làm của lao động, về tiếp cận vốn vay, thông tin về thị trường sản xuất kinh doanh, đánh giá về công tác đào tạo nghề của địa phương…

3.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này chủ yếu thông qua số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để mô tả sự biến động và xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho công tác nghiên cứu và ứng dụng.

3.2.3.2 Phương pháp so sánh

Trên cơ sở tổng hợp số liệu thu thập và số liệu điều tra bằng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá sự biến động của lao động và việc làm trên địa bàn xã Vân Diên. Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, các chỉ tiêu số bình quân, tốc độ phát triển liên hoàn để đánh giá động thái lao động và việc làm trên địa bàn xã theo thời gian và không gian, từ đó đánh giá được thực trạng lao động và việc làm trên địa bàn xã và trong nhóm lao động điều tra, từ đó có định hướng giải quyết việc làm cho người dân ở đây.

3.2.3.3 Phương pháp điều tra đánh giá có sự tham gia PRA

Phương pháp có sự tham gia của người dân (PRA): Tiếp xúc với người dân tại địa điểm nghiên cứu:

+ Phỏng vấn cá nhân

+ Phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ yếu

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Là phương pháp quan sát, khảo sát tình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu, thu thập các thông tin phỏng vấn cán bộ địa phương, những hộ nông dân.

Phương pháp điều tra:

+ Phỏng vấn hộ gia đình và cá nhân thông qua phỏng vấn, điều tra được và ghi chép vào các phiếu điều tra được lập sẵn.

Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của cán bộ quản lý để có những hướng dẫn đúng đẵn, đảm bảo tính khách quan của đề tài.

Phương pháp chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của các cơ quan địa phương, chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh và người làm công tác dân số trên địa bàn xã để xác định số lượng lao động và việc làm trong thời gian tới của xã, từ đó có kế hoạch giải quyết việc làm trên địa bàn xã.

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu lao động nông thôn

+ Cơ cấu nguồn lao động nông thôn theo: Giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn đào tạo.

+ Cơ cấu phân bố lao động theo ngành nghề, lĩnh vực ở sản xuất kinh doanh. + Tổng số lao động trong độ tuổi.

3.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô phát triển và cơ cấu các ngành của xã

+ Quy mô diện tích canh tác sản xuất.

+ Quy mô, cơ cấu các ngành kinh tế trong xã. + Năng suất, sản lượng các loại cây trồng.

+ Số lượng đàn gia súc, gia cầm

3.2.4.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

+ Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp + Tỷ lệ thất nghiệp:

Tỷ lệ thất nghiệp = = Số người thất nghiệp x 100 Lượng lao động

+ Tỷ lệ lao động có việc làm:

Tỷ lệ lao động có việc làm = Số lao động có việc làm x 100 Lượng lao động

+ Thu nhập bình quân 1 lao động trong năm Th Thu nhập BQ

1 la 1 lao động = =

Tổng thu nhập Tổng số lao động + Thu nhập 1 người / ngày công lao động

Thu nhập BQ 1 ngày công lao động = =

Thu nhập bình quân 1 lao động Số ngày công BQ 1 lao động

3.2.4.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác thực hiện giải quyết việc làm

+ Đối với đào tạo nghề : Số nghề được đào tạo, số lớp được mở, số học viên tham gia, số giáo viên/lớp, học viên tham gia đào tạo được hỗ trợ những gì,sau đào tạo số lượng có việc làm là bao nhiêu?

+ Đối với hoạt động khuyến nông cần : Tập huấn khuyến nông cho những nghề nào, số lớp khuyến nông được mở, số người tham gia tập huấn, số giáo viên/lớp, thời gian tập huấn, số mô hình được xây dựng,tính khả quan cũng như khả năng áp dụng vào thực tế là bao nhiêu

+ Đối với hoạt động hỗ trợ các nguồn lực cho giải quyết việc làm : Hỗ trợ những gì, bao nhiêu và hỗ trợ như thế nào.

+ Đối với phát triển các ngành nghề kinh tế : Phát triển những ngành nghề nào, kết quả đạt được ra sao,số lượng việc làm ,và thu nhập bao nhiêu

+ Đối với xuất khẩu lao động : Số lao động được xuất khẩu, các nước lao động đến xuất khẩu,các việc làm ,thời gian cũng như mức lương khi sang bên các nước làm việc.

+ Số lao động có việc làm sau khi thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm, số lao động có việc làm thường xuyên, số lao động thiếu việc làm, thu nhập của lao động.

3.2.4.5 Phản ánh trình độ lao động

* Số lao động theo trình độ văn hóa Chưa tốt nghiệp tiểu học

Tốt nghiệp tiểu học

Tốt nghiệp trung học phổ thông Chưa qua đào tạo

Sơ cấp Trung cấp

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát chung về lao động việc làm tại xã Vân Diên

4.1.1 Thực trạng lao động xã Vân Diên

Việc làm có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người lao động, là điều kiện cần thiết để người lao động nuôi sống bản thân và gia đình họ. Thất nghiệp, thiếu việc làm sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân, là nguyên nhân gây nên các tệ nạn xã hội. Do đó cần phải làm tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn.

Năm 2014, toàn xã có 5356 lao động, trong đó số lao động có việc làm thường xuyên là 3150 lao động, chiếm 58,81% tổng số lao động toàn xã. Số lao động có việc làm không thường xuyên chiếm số lượng lớn trong tổng số lực lượng lao động toàn xã là 2108 lao động, chiếm 39,35% tổng số lực lượng lao động toàn xã.

Nguyên nhân của hiện tượng trên là do xã Vân Diên là xã thuần nông, nông nghiệp vẫn giữ vai trò là ngành chính trong sự phát triển của kinh tế xã. Mà đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ, thời gian lao động phụ thuộc rất lớn vào đặc trưng sinh học của cây trồng, vật nuôi. Mặt khác, lao động tham gia vào ngành này không đòi hỏi khắt khe về trình độ do đó đây vẫn là ngành có nhiều lao động tham gia, đặc biệt là những người lao động trung tuổi trở lên

Lao động thất nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động .Năm 2014 số lao động thất nghiệp là 98 người, chiếm 1,84% trong tổng số lao động của xã. Số lao động thất nghiệp đa số là lao động trẻ do họ không tìm được công việc phù hợp với mình và một số lao động thời vụ.

Biểu đồ 4.1: Tình hình việc làm tại xã Vân Diên năm 2014

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê xã Vân Diên

4.1.2 Thực trạng số lượng,cơ cấu lao động theo ngành nghề xã Vân Diên

Khi đề cập đến lao động trong các ngành sản xuất là đề cập đến cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ nên rất cần lao

động có trình độ chuyên môn để có thể đáp ứng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống. Năng suất lao động cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào trình độ và chuyên môn của người đó. Do đó, chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm việc làm và mức thu nhập của người lao động. Lao động nông thôn hiện nay đang đứng trước tình trạng thiếu việc làm và thu nhập thấp. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do trình độ của người lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong quá trình giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn cần phải đánh giá chất lượng nguồn lao động để nắm được nguyên nhân, từ đó có giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động

Cụ thể, với lao động nông nghiệp giảm từ 82,5% năm 2012 xuống còn 63,03% năm 2014, lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng từ 11,39% năm 2012 đến 24,07% năm 2014 và lao động thương mại dịch vụ tăng từ 5,05 đến 12,14 trong 3 năm.Tuy nhiên, riêng từng vùng, từng khu vực lại có nét khác biệt.

Khu vực thôn Bắc Thung vẫn là thôn đang có xu hướng nông nghiệp tăng lên,năm 2012 là 7,07% đến năm 2014 là 7,13%. Lao động CN-TTCN-XD có xu hướng giảm xuống,từ 2,22% năm 2012 đến năm 2014 còn 1,86

Cơ cấu lao động của khu vực thôn Quy Chính có sự chuyển dịch nhẹ theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Tốc độ tăng của lao động trong các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2012 là 2,83% đến năm 2014 tăng lên 3,87%,ngành dịch vụ cũng tăng lên đáng kể 0,39% so với cơ cấu

Bảng 4.1: Tình hình lao động của xã và 3 điểm nghiên cứu năm 2012 – 2014

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)

SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 13/12 14/13 BQ Tổng số LĐ xã 4950 100 5005 100 5356 100,00 101,11 107,01 104,06 LĐ NN 4086 82,55 3953 78,98 3376 63,03 96,74 85,40 91,07 LĐCN-TTCN- XD 564 11,39 684 13,67 1289 24,07 121,28 188,45 154,86 LĐ TMDV 250 5,05 340 6,79 650 12,14 136,00 191,18 163,59 LĐ khu vực nhà nước 50 1,01 28 0,56 41 0,77 56,00 146,43 101,21 1. Thôn Bắc Thung 560 11,31 581 11,61 588 10,98 103,75 101,20 102,48 LĐ NN 350 7,07 380 7,59 382 7,13 108,57 100,53 104,55 LĐ CN-TTCN-XD 110 2,22 90 1,8 100 1,86 81,82 111,11 96,46 LĐ TMDV 80 1,62 107 2,14 105 1,96 133,75 98,13 115,94 LĐ khu vực nhà nước 20 0,4 4 0,08 1 0,02 20,00 25,00 22,50 2. Thôn Vệ Nông 480 9,7 482 9,63 505 9,43 100,42 104,77 102,59 LĐ NN 390 7,88 401 8,01 420 7,84 102,82 104,74 103,78 LĐ CN-TTCN-XD 60 1,21 50 1 70 1,31 83,33 140,00 111,67 LĐ TMDV 15 0,3 17 0,34 10 0,19 113,33 58,82 86,08 LĐ khu vực nhà nước 5 0,1 12 0,24 5 0,09 240,00 41,67 140,83 3. Thôn Quy Chính 472 9,54 510 10,19 512 9,56 108,05 100,39 104,22 LĐ NN 310 6,26 290 5,79 291 5,43 93,55 100,34 96,95 LĐ CN-TTCN 140 2,83 170 3,4 170 3,17 101,11 107,01 104,06 LĐ TMDV 18 0,36 40 0,8 40 0,75 96,74 85,40 91,07

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w