Tỷ giá hối đoái.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT NAM (Trang 34 - 39)

Tỷ giá hối đoái là quan hệ về sức mua giữa bản tệ (hay nội tệ ) so với các ngoại tệ khác, đặc biệt là các ngoại tệ có khả năng chuyển đổi tự do.

Tỷ giá hối đoái là loại giá cả quốc tế quan trọng nhất, chi phối những loại giá kế hoạch khác và tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội của quốc gia trực tiếp nhất là tới tỷ lệ lạm phát: đặc biệt xuất nhập khẩu là lĩnh vực chịu tác động trực tiếp và nhạy cảm nhất những biến động của tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế quan trong Thương mại quốc tế, một công cụ để đo lường giá trị tương đối giữa các ngoại tệ và từ đó tác động như một công cụ trong cạnh tranh Thương mại giữa các nước, ảnh hưởng lớn đến giá cả, tơí hoạt động kinh tế- xã hội trong nước và với các nước khác. Một nền kinh tế càng mở ra bao nhiêu, qui mô và vị trí của nền kinh tế đó càng mở rộng và tăng trưởng trong phân công lao động quốc tế bao nhiêu thì vai trò của đồng tiền nước đó sức mua của nó với các đồng tiền khác trong thương mại quốc tế càng lớn bấy nhiêu;

tác động tỷ giá của đồng tiền đó đối với thương mại và nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới cũng lớn bấy nhiêu.

Tỷ giá hối đoái là một công cụ quản lý vĩ mô hết sức lợi hại và cũng là công cụ lợi hại được sử dụng trong chiến tranh thương mại giữa các nước có đồng tiền mạnh. Vì vậy, Chính phủ các nước luôn quan tâm tìm cách điều chỉnh việc xác định tỷ giá trên thị trường hối đoái với ý đồ sử dụng nó làm công cụ để điều tiết những mặt cân đối lớn trong hoạt động kinh tế trong nước cũng như những mất cân đối trong kinh tế đối ngoại.

Trên thế giới, đã có sự khác nhau về chế độ xác định tỷ giá: chế độ tỷ giá linh hoạt, chế độ tỷ giá cố định Bretton Wods; từ sau năm 1997 đến nay hầu hết các nước đều áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý; sở dĩ các Chính phủ phải can thiệp vào thị trường để quản lý tỷ giá là vì; đề phòng kinh tế suy thoái và đề phòng lạm phát. Nêú để đồng tiền mất giá lớn, xuất khẩu sẽ tăng, nhập khẩu giảm, tạo nhiều việc làm trong nước nhưng nguy cơ lạm phát sẽ tăng lên, và ngược lại.

Là một loại giá cả quốc tế, cho nên tỷ giá hối đoái dùng để tính toán và thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ xuất nhập khẩu (không dùng để định giá hàng xuất khẩu trong nước ). Tỷ giá hàng xuất khẩu là lượng tiền trong nước cần thiết để mua một lượng hàng hoá xuất khẩu tương đương với một đơn vị ngoại tệ. Tỷ giá hàng nhập khẩu là lượng tiền trong nước thì được khi bán một lượng hàng nhập khẩu có giá trị một đơn vị ngoại tệ.

Để nhận biết được sự tác động của tỷ giá hối đoái với các hoạt động của nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, các nhà kinh tế thường phân biệt tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế:

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa do ngân hàng nhà nước công bố hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa phải đi tới tỷ giá hôí đoái thực tế trên cơ sở chú ý đến sự thay đổi của giá cả quốc tế và chỉ số giá cả trong nước .

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x chỉ số giá cả quốc tế Tỷ giá hối đoái thực tế =

Chỉ số giá cả trong nước

Tỷ giá hối đoái tthực tế có mục đích điều chỉnh tác động của mức lạm phát và được phản ánh những biến đổi thực tế của khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu của một quốc gia.

Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chính sách tỷ giá hối đoái, coi đây là một chính sách lớn trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói riêng (trước hết là ngoại thương ) và trong lĩnh vực kinh tế nói chung. Chính sách tỷ giá hối đoái của nhà nước bao gồm các biện pháp liên quan đến việc hình thành các quan hệ sức mua giữa đồng Việt Nam với sức mua, của các ngoại tệ khác, đặc biệt là các ngoại tệ mạnh.

Thời kỳ trước năm 1989, Nhà nước trực tiếp can thiệp vào việc xác định tỷ giá, thi hành chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Từ năm 1989 đến nay. Nhà nước ta đã đổi mới đồng bộ chính sách ngoại hối và chính sách tỷ giá, tỷ giá được điều chỉnh thường xuyên gần sát với thị trường. Hiện nay, Nhà nước chủ trương tiếp tục áp dụng chế độ tỷ giá thả nối có quản lý là chế độ mà ở đây, trên nguyên tắc, việc hình thành tỷ giá do quan hệ Cung- cầu ngoại hối quyết định, nhưng không phải hoàn toàn mà trong những trường hợp cần thiết Chính phủ sẽ có những biện pháp can thiệp nhằm giữ vững ổn định sức mua của VNĐ.

Hiện nay nước ta đang có 2 loại quan điểm khác nhau về nhà nước điều tiết tỷ giá hối đoái: Loại quan điểm thứ nhất cho rằng: nước ta cần chuyển hắn sang thực hiện chế độ tỷ giá thả nối có điều điều tiết của nhà nước, mặt khác phải chủ động phá giá đồng Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện giải quyết thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.

Loại quan điển thứ 2: không đồng tình với quan điểm và mục tiêu phá giá Việt Nam đồng. Họ cho rằng phá giá không phải là con đường để giải quyết thâm

hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. Tăng trưởng xuất khẩu 25- 30% thời gian qua không phải do vấn đề tỷ giá, biến động của tỷ giá, biến động của tỷ giá không đi kèm với tăng trưởng xuất khẩu; phá giá không đi kèm với cải tiến sự thâm hụt ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế.

Theo chúng tôi cho rằng, cách đánh giá của loại quan điểm thứ 2 phù hợp với tình hình kinh tế nước ta hơn, nhất là khi môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định, nên rất nhạy cảm. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như nước thì nhập siêu là hiện tượng bình thường , thậm chí là cần thiết để nhanh chóng tiếp cận được kỹ thuật, công nghệ tiến của thế giới. Không nên chỉ căn cứ vào cán cân ngoại thương để phán xét tỷ giá cao hay thấp, phù hợp hay không phù hợp. Hoạt động ngoại thương là kết quả của nhiều yếu tố (như thị trường, sức cạnh tranh của hàng hoá ) của nhiều chính sách, giải pháp, công cụ chứ không phải chỉ có công cụ Tỷ giá hối đoái. Sự sùng bái công cụ tỷ giá để từ đó đòi hỏi phải phá giá mà không chú đến các yểu tố như thị trường, chất lượng hàng hoá sẽ là cực đoan.

3.2.5.2.Lãi suất vay và lãi suất tiết kiệm:

Công cụ lãi suất có quan hệ khăng khít với tiết kiệm và đầu tư. Công cụ lãi suất có 2 mặt công phạt và nhạy cảm. Tăng lãi suất tiền gửi có lợi cho tiết kiệm nhưng lại bất lợi cho đầu tư và ngược lại.

Lý luận về lãi suất là một trong những nền tảng của học thuyết Keynes, ông cho rằng lãi suất do Cung- cầu về tiền tệ quyết định, lãi suất thực chất là giá cả phải trả cho số tiền đi vay. Keynes chủ trương phải hạ lãi suất thấp để khuyến khích các nhà đầu tư vay vốn để đẩy mạnh sản xuất. Muốn cho lãi suất thấp nhà nước phải nắm lấy Ngân hàng phát hành tiền để tăng cung ứng tiền tệ ra thị trường, nhà nước phải đem điều tiết khối lượng tiền tệ tín dụng để can thiệp vào đời sống kinh tế kích thích đầu tư và phát triển .

Kinh nghiệm sử dụng công cụ lãi suất của Chính phủ các nước có sự thành công trong phát triển kinh tế cho thấy, các nước áp dụng chính sách lãi suất không giống nhau: nhiều nước thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất, các nước khác Chính phủ can thiệp mạnh vào khung lãi suất; có nước thực hiện vào chính sách lãi suất cao như (Đài Loan) có nước lại thực hiện chính sách lãi suất thấp như( Hàn Quốc ).

Việt Nam từ năm 1994- 1996 đã thi hành một chính sách lãi suất cao, từ năm 1996 đến nay hạ thấp dần mức lãi suất, đồng thới có sự can thệp mạnh mẽ của nhà nước, trong đó nhà nước ổn định sàn lãi suất tiền gửi, trần lãi suất tiền cho vay, tỷ lệ chênh lệch giữa lãi suất vay và lãi suất gửi. Nhìn chung mức lãi suất trung bình ở nước ta hiện nay vẫn cao hơn ở mức trung bình của thế giới.

Đối với lĩnh vực thương mại tuy lãi suất không tác đông mạnh như tỷ giá hối đoái nhưng cũng trực tiếp tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nói chung, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng. Hiện nay trong cơ cấu vốn lưu động của các doanh nghiệp thương mại, vốn vay của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn (trung bình 30- 50%).

Hiện nay ở nước ta có 3 loại quan điểm về sưe dụng công cụ lãi suất:

Loại quan điểm thứ nhất cho rằng: nên hạ mức lãi suất cho ngang bằng với mức trung bình quốc tế.

Loại quan điểm thứ 2 cho rằng: cần thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất để cho Cung- cầu thị trường tự thiết lập.

Loại quan điểm thứ 3 cho rằng: trong giai đoạn hiện nay vẫn cần có sự can thiệp có mức độ của nhà nước vào việc hình thành lãi suất và vẫn duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao hơn so với mức trung bình của thị trường tài chính quốc tế.

Theo cách nhìn nhận của chúng tôi thì quan điểm thứ 3 sát với thực tế hiện nay của nền kinh tế nước ta. Bởi le, một là: công cuộc CNH, HĐH không tránh

khỏi việc tập trung nguồn lực vào những ngành mũi nhọn và những khu vực phát triển chiến lược, do vậy trong tình hình nguồn vốn trong nền kinh tế còn hạn hẹp thì việc sử dụng công cụ lãi suất một cách có chủ định là một điều cần thiết. Hai là, đồng tiền Việt Nam vừa mới trải qua cơn trao đảo dữ dội của thời kỳ lạm phát phi mã, mà tiếp theo là cuộc khủng hoảng taì chính- tiền tệ châu á, do vậy nó có cần có thêm thời gian 3-4 năm nữa để duy trì và khẳng định uy tín và sức mạnh của mình. Việc hạ thấp giá của đồng Việt Nam vào thời điểm hiện nay dễ dẫn đến hiện tượng “chạy trốn ” đồng Việt Nam và “săn lùng” ngoại tệ mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT NAM (Trang 34 - 39)