Hạn ngạch (Quota)

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT NAM (Trang 28 - 29)

Hạn ngạch là một công cụ phổ biến của hàng rào phi thuế quan, phục vụ cho công tác quản lý, điều tiết của nhà nước về xuất nhập khẩu vừa nhằm bảo hộ sản xuất trong nước bảo vệ tài nguyên , vừa cải thiện cán cân thanh toán. Tính chất chung của hạn ngạch là qui định số lượng hoặc giá trị nhập khẩu hay xuất khẩu đối với từng nước bạn hàng và cho từng mặt hàng. Vì thế, hạn ngạch được hiểu là qui định của nhà nước về số lượng (hoặc giá trị) cao nhất một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép (Quota xuất nhập khẩu ). Quota nhập khẩu là hình thức phổ biến hơn còn Quota xuất khẩu được sử dụng vào nó cũng tương đương với biện pháp “hạn chế xuất khẩu tự nguyện”,

Hạn ngạch nhập khẩu đưa tới hạn chế số lượng nhập khẩu đồng thời gây ảnh hưởng đến giá cả nội địa. Do mức cung thấp giá cân bằng sẽ cao hơn so với giá trong điều kiện thương mại tự do. Như vậy hạn ngạch nhập khẩu tác động tương đối giống với thuế nhập khẩu. Do hạn ngạch nhập nên giá hàng địa sẽ tăng lên và nó cho phép các nhà sản xuất trong nước thực hiện một quy mô sản xuất với hiệu quả thấp hơn so với điều kiện thương mại tự do. Như thế, hạn ngạch nhập khẩu cũng dẫn tới lãng phí nguồn lực của xã hội giống như đối với thuế nhập khẩu và là công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu, bảo tiêu sản xuất nội địa.

Đối với Chính phủ và các nhà doanh nghiệp, hạn ngạch cho biết trước số lượng hàng nhập khẩu (điều này khác với thuế quan nhập khẩu vì nó phụ thuộc vào quan hệ Cung- cầu). Do tính chắc chắn hơn thuế nhập khẩu nên các hàng hoá sản xuất nội địa nó hơn, nhưng người tiêu dùng lại bị thiệp thòi nhiều hơn mà người được hưởng lợi nhiều nhất là nhà nhập khẩu.

Hạn ngạch có thể đưa lại sự độc quyền đối với những doanh nghiệp được sử dụng hạn ngạch, họ có thể đạt mức giá bán cao để thu lợi nhuận tối đa. Do đó, làm nảy sinh hiện tượng tiêu cực chạy xin hạn ngạch và mua bán vòng vèo hạn ngạch. Với đặc tính nêu trên của công cụ hạn ngạch mà trên thế giới hiện nay, các nước ít sử dụng công cụ hạn ngạch, đồng thời thường áp dụng cơ chế “đấu giá ” hạn ngạch thay cho cơ chế, phân bổ hạn ngạch dễ gây hiện tượng tiêu cực chạy xin hạn ngạch và mua bán hạn ngạch vòng vèo.

ở Việt Nam trong quá trình tự do hội thương mại từ năm 1990 đến nay. Nhà nước đã từng bước giảm tối đa các mặt hàng xuất nhập khẩu được quản lý bằng hạn ngạch đơn giản hoá sử dụng công cụ này thông qua thực hiện chế độ hạn ngạch theo định hướng và chuyền sang chế độ quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu theo kế hoạch định hướng (nhà nước chỉ định một số doanh nghiệp làm đầu mối kinh doanh 50-70% tổng mức hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu những mặt hàng xuất nhập khẩu quan trọng có liên quan đến những cân đối lớn của nền kinh tế như dầu thô, gạo, xăng dầu, phân bón , sắt thép, vật liệu mỏ); tỷ lệ còn lại từ 30% đến 60% cho các doanh nghiệp khác được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu các mặt hàng đó; những tỷ lệ này được hiểu là “kế hoạch định hướng ”, không coi là hạn ngạch hoặc chỉ tiêu cố định mà được điều chỉnh tuỳ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp (Thông tư 04/ TM-XNK ngày 04/4/1994 của Bộ Thương mại).

Theo phương hướng trên danh mục mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu bằng hạn ngạch liên tục giảm từ năm 1990 đến nay. Hiện nay không có mặt hàng nhập khẩu nào có quản lý bằng hạn ngạch hàng xuất khẩu chỉ còn mặt hàng may mặc suất sang EU và mặt hàng gạo được quản lý bằng hạn ngạch.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT NAM (Trang 28 - 29)