Trợ cấp xuất khẩu là những biện pháp của Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
nhằm tăng nhanh số lượng hàng và giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Như vậy ngoài các công cụ nhằm hạn chế nhập khẩu còn có những công cụ dùng để nâng đỡ các hoạt động xuất khẩu. Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước. Bên cạnh đó Chính phủ có thể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với các bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện mua các sản phẩm do nước mình sản xuất ra (các khoản tín dụng, viện trợ này thường kèm theo những điều kiện).
Để nâng đỡ một ngành sản xuất nào đo, Chính phủ sẽ trợ cấp trực tiếp một khoản tiền nhất định cho bộ phận sản xuất được đem vào xuất khẩu. Khi ấy, các nhà sản xuất trong nước sẽ thu về chính khoản tiền trợ cấp đó. Những tác động của việc trợ cấp sẽ lan truyền sang các khâu khác. Một là,mức cung thị trường nội điạ bị giảm đã mở rộng qui mô xuất khẩu, giá cả thị trường nội địa tăng lên người tiêu dùng trong nước sẽ bị thiệt một khoản tiền nhất định. Hai là,chi phí của xã hội phải
bỏ ra để bảo hộ việc khuyến khích xuất khẩu gây thiệt hại cho xã hội, gồm có chi phí nội địa tăng lên do sản xuất thêm nhiều sản phẩm của xuất khẩu (chi phí cận biên nội địa tăng lên), đồng thời gồm cả chi phí do giảm mức tiêu dùng trong nước. Như thế, lợi ích mà nhà xuất khẩu thu được nhỏ hơn chi phí mà xã hội phải bỏ thêm. Do đó, trợ cấp xuất khẩu đưa đến cái hại nhiều hơn là cái lợi nhưng thực tế nhiều nước vẫn sử dụng để phục vụ cho mục đích cụ thể nào đó.
Có thể nhận dạng cái lợi và cái hại do áp dụng biện pháp trợ cấp xuất khẩu qua ví dụ mô hình sau.
Giả sử giá quốc tế sản phẩm B là 500USD. Trong điều kiện Thương mại tự do nhưng người tiêu dùng trong nước có thể mua một QD tại điển G trên.
Để nâng đỡ ngành sản xuất B Chính phủ sẽ trợ cấp xuất khẩu 20% áp dụng cho số sản phẩm B xuất khẩu. Như vậy bây giờ các nhà sản xuất trong nước sẽ thu được trên mỗi sản phẩm đã được trợ cấp là 100USD, bởi vì cũng sản phẩm đó bán ra nước ngoài là 600USD. Mức cầu thị trường bị cắt giảm chỉ còn Q’D để bán với
giá 600 USD. Mức sản xuất nội địa tổng cộng tăng lên đến Q’s và phần xuất khẩu bây giờ là đoạn AB.
P
A B
600
500 H G E K
QĐ QĐ Qs Q’s Q Lợi ích và chi phí do áp dụng biện pháp trợ cấp xuất khẩu.
Như vậy, trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng số lượng hàng hoá xuất khẩu nhưng nó gây ra chi phí xã hội rộng, được biểu thị bằng tam giác HAG. Tam giác HAG do chi phí xã hội rộng, do việc giảm mức tiêu dùng trong nước từ QD đến Q’ D tam giác KEB do chi phí xã hội do việc tăng sản lượng từ QS đến Q;s làm cho chi phí cận biên nội địa trong việc sử dụng các nguồn lực thêm này vượt quá giá cả nhận được từ những người nước ngoài mua bán sản phẩm B.
Đối với Việt Nam, thời gian qua các biện pháp trợ cấp xuất khẩu chưa được chú trọng nghiên cứu sáp dụng. Hiện nay vấn đề sử dụng biện pháp trợ cấp xuất khẩu và các biện pháp khuyến khích xuất khẩu đang được Đảng, Chính phủ và Bộ Thương mại quan tâm nghiên cứu thực hiện. Nghị quyết hội nghị lần thứ IV BCH TW Đảng khoá VIII đã xác định chủ trương về “Ban hành qui chế thành lập và hoạt động của các quĩ hỗ trợ xuất khẩu từ nguồn ngân sách và nguồn đóng góp của các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp có kim ngạch lớn”. Báo cáo phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 1996- 2000 của Bộ Thương mại (triển khai thực hiện nghị quyết 04 ngày 18/11/1996 của Bộ Chính trị) đã xác định và đề nghị một số
chính sách khuyến khích xuất khẩu; trong đó có vấn đề lập “ Quỹ thưởng xuất khẩu “ và xây dựng “ Quỹ bảo hiểm xuất khẩu” .
+ Quỹ thưởng xuất khẩu : Được sử dụng trong các trường hợp như: xuất
được sản phẩm mới, mở được thị trường đối với sản phẩm xuất khẩu quan trọng; sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao; xuất khẩu được nhiều sản phẩm đang khó xuất.
+ Quỹ bảo hiểm xuất khẩu; được xây dựng và sử dụng nhằm ổn định sản
xuất và xuất khẩu, nhất là những mặt hàng quan trọng có khối lượng xuất khẩu tương đôíi lớn (Gạo, cà phê, cao su....).