Xuất một số giải pháp trong công tác quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ rừng tại xã Vĩnh Phúc - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang (Trang 40)

Từ kinh nghiệm cho thấy phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để triển khai các hoạt động về bảo vệ và phát

triển rừng, gắn trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn của các cấp chính quyền và đề cao trách nhiệm các nhân trong bảo vệ rừng. Tăng cường sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch với lực lượng liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động về xâm hại tài nguyên rừng.

Thực hiện các giải pháp nhằm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phát huy có hiệu quả các chức năng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học của rừng góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững ở địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa lâm nghiệp theo phương châm bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân.

Thường xuyên củng cố kiện toàn ban tổ đội quần chúng bảo vệ rừng ở từng thôn bản, duy trì hoạt động đảm bảo có hiệu quả.

Có hình thức khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân phát hiện và ngăn chặn tình trạng khai thác rừng trái pháp luật hoặc gây cháy rừng. Đồng thời xử lý nghiêm đối với các đối tượng vi phạm.

Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân trong công tác bảo vệ rừng.

Cần tổ chức thêm một số buổi tập huấn về công tác bảo vệ và phát triển rừng Cơ quan đoàn thể cần kêu gọi các nguồn đầu tư , chính sánh nguồn vốn tạo điều kiện cho người dân phát triển lâm nghiệp.

Thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên loa phóng thanh về giải trí kinh tế xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng của rừng.

Tổ chức xây dựng và thực hiện các quy ước hương ước của thôn bản dựa trên các quy định của pháp luật và được quần chúng nhân dân ủng hộ có các chế tài xử phạt do thôn bản đề ra đối với các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình có hành vi vi phạm quy ước, hương ước thôn bản về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.

Tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Nhanh chóng xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp theo phương thức tiếp cận dựa vào cộng đồng, trong đó mọi

người dân đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, từ đó sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động quản lý và bảo vệ rừng

Kiểm lâm địa bàn phải có chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ. Cùng với tăng cường về biên chế, các trang thiết bị chuyên dụng phải chú trọng những kỹ năng cơ bản khác như tuyên truyền, vận động nhân dân, kỹ năng về khuyến nông khuyến lâm và các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ khác.. Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa 3 lực lượng kiểm lâm, quân đội và công an trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Có cơ chế chính sách ưu tiên, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn và mở các lớp ngắn hạn đào tạo nghề cho con em trong xã, mục đích tạo thêm thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần từng bước xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của

công đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Khi hiểu đầy đủ giá trị và lợi ích

Phần 5

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu thực tế đề tài “Đánh giá thc trng và đề xut gii pháp qun lý, bo v và phát trin rng ti xã Vĩnh Phúc - huyn Bc Quang - tnh Hà Giang” đề tài có một số kết luận sau:

Xã Vĩnh Phúc nhìn chung địa hình, địa mạo của xã không phức tạp khá thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác, với tổng diện tích đất tự nhiên là 3813,50 ha.

Diện tích đất lâm nghiệp 2010 cho đến năm 2012 diện tích đất lâm nghiệp là 2490,26 ha (chiếm 65,30% diện tích đất tự nhiên) nhưng 2012 thì diện tích đất lâm nghiệp đã tăng lên là 2515,80 ha (chiếm 65,97% diện tích tự nhiên). Xã đã và đang chú trọng phát triển lâm nghiệp.

Tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn xã được phối hợp chặt chẽ và xác định rõ nhiệm vụ của các thành viên giúp thực hiên tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng gồm: Cán bộ nông lâm nghiệp xã, lực lượng BCHQS xã, ban Công an xã, các tổ chức đoàn thể quần chúng, kiểm lâm phụ trách địa bàn, hộ gia đình, trưởng thôn.

Ban chỉ đạo công tác PCCCR, lực lượng chữa cháy rừng được kiện toàn thực hiện tốt công tác PCCCR, quan tâm đầu tư phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác PCCCR và đưa ra được các biện pháp kỹ thuật phục vụ CCR

Xã đã tiến hành nhiều giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng như: Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, tập huấn kỹ thuật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng cho người dân thực hiện các hoạt động phòng chống cháy rừng, các hoạt động phát triển rừng, bảo vệ rừng.

Thực trạng về công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm luật bảo vệ rừng tại xã Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2013, tình hình xử phạt vi phạm luật bảo vệ rừng và phát triển rừng hàng năm của xã đều diễn ra và đã ngăn chặn được các hành vi vi phạm luật BVR & PTR dăn đe và hạn chế được thiệt hại đáng kể.

Kết quả khoanh nuôi bảo vệ vốn rừng của xã vĩnh phúc với diện tích rừng tự nhiên 54,9 ha năm 2011 đến 2012 được quy hoạch thành rừng phòng hộ.

Kết quả trồng rừng của xã Vĩnh Phúc năm 2011 tại xã Vĩnh Phúc với tổng diện tích là 283,2 ha theo dự án 661 được chia làm 3 đợt tới các thôn với phương thức chủ yếu là thuần loài mỡ, hỗn giao keo – mỡ, mỡ - xoan.

Việc hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự án về phát triển kinh tế, CSHT cũng như các dự án về phát triển lâm nghiệp đã và sẽ phát triển hơn nữa để tạo điều kiện nâng cao đời sống xã hội cho người dân địa bàn đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như trong tương lai.

Qua đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại xã Vĩnh Phúc.

5.2. Kiến nghị

Đề nghị UBND các cấp chính quyền, Chi cục kiểm lâm Hà Giang quan tâm, hỗ trợ và phối hợp với UBND xã Vĩnh Phúc, kiểm lâm địa bàn thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Cần tiếp tục nghiên cứu công tác quản lý bảo vệ rừng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nghiên cứu ở các địa phương khác nhau để áp dụng cho công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng đạt hiệu quả cao.

Nên đi sâu tìm hiểu phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc để đưa ra các giải pháp quản lý bảo vệ rừng tốt hơn.

Thành lập các tổ quần chúng bảo vệ rừng, lực lượng xung kích PCCCR, xây dựng quy ước bảo vệ rừng.

Địa bàn xã Vĩnh Phúc quản lý tiếp giáp với các xã Đồng Yên, Vĩnh Hảo, Tiên Kiều, Hương Sơn, Vĩ Thượng huyện Quang Bình ở những nơi giáp danh là nơi xa xôi hẻo lánh và địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các khe suối và các thôn đất chưa tập chung của các hộ xã viên, về danh giới nhiều chữa chưa được rõ rang. Hiện nay bản đồ về đất rừng của xã Vĩnh Phúc chưa được cấp, nên dẫn đến danh giới giữa các xã với xã và hộ với hộ chưa được phân giới cắm mốc cụ thể nên dẫn đến các hộ vẫn vào các lô, khoảng, rừng của nhau lẫn chiếm. Vậy thường trực UBND xã Vĩnh Phúc kính mong các cấp có thẩm quyền xem xét cấp bản đồ vườn rừng để phục vụ cho việc quản lý, vị trí địa lý danh giới được rõ ràng và thuận lợi hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Phùng Ngọc Lan (1997) “Tổng quan lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam”

2 Trần Diệu Linh (2013), “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại xã xuân quang huyện bảo thắng tỉnh Lào Cai”, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 3 Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 16/01/2006 nghị định về phòng cháy

chữa cháy rừng.

4 Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của thủ tướng chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong QLBV rừng và quản lý lâm sản. 5 NĐ 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức,

hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

6 Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Luật bảo vệ

và phát triển rừng năm 2004.

7 Lê Sỹ Trung (2008) “Quản lý các loại rừng và lửa rừng” ĐHNL - ĐH Thái Nguyên.

8 Lê Sỹ Trung, 2004. Bài giảng quản lý bảo vệ rừng - Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

9 UBND xã Vĩnh Phúc, “Phương án phòng cháy chữa cháy rừng xã Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015”.

10 UBND xã Vĩnh Phúc, “Quyết định về việc Phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng xã Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 – 2015”.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ rừng tại xã Vĩnh Phúc - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)