Phân cấp quản lý sử dụng rừng và đất rừng của xã Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ rừng tại xã Vĩnh Phúc - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang (Trang 25)

Tại địa bàn xã Vĩnh Phúc việc phân cấp quản lý sử dụng rừng và đất rừng chủ yếu đã được giao và cấp giấy. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện việc phân cấp quản lý sử dụng rừng và đất rừng của xã Vĩnh Phúc:

Bng 4.2: Qun lý rng và đất rng ca xã Vĩnh Phúc năm 2013

Đơn vị: ha

Tổng diện tích rừng và đất LN đã giao, cho thuê

CẤP GCNQSD ĐẤT THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Phân theo đối tượng

Giao Cho thuê BQL rừng PH Đơn vị

vũ trang Hộ gia đình, cá nhân

Không DT đã giao DT đã được cấp giấy DT đã giao DT đã giao Số hộ DT đã giao DT đã được cấp giấy 2025,5 922 1543,50 98,20 943 593,50 593,50

(Nguồn: UBND xã Vĩnh Phúc – Huyện Bắc Quang – Tỉnh Hà Giang.Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2013)

Qua bảng 4.2 cho thấy việc giao đất giao rừng cho người dân với diện tích lớn đã lên đến 2025,5 ha, trong khi đó diện tích rừng được cấp giấy là 922ha. Trong diện tích rừng đã được giao chủ yếu là giao cho hộ gia đình và đã được cấp giấy với diện tích lên tới 593,50ha và đã giao được cho 943 hộ gia đình.

Việc Phân cấp quản lý sử dụng rừng và đất rừng là hết sức quan trọng nhằm quản lý và chăm sóc bảo vệ một cách dễ dàng và đạt hiệu quả về rừng một cách tốt nhất.

4.2. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ trên địa bàn xã Vĩnh Phúc

4.2.1.Cơ cu t chc và chc năng nhim v trong công tác qun lý và bo v rng

Công tác quản lý bảo vệ rừng được thực hiện rất nghiêm ngặt, chặt chẽ từ cấp Huyện chỉ đạo về các xã xuống tới tận thôn bản và từng hộ gia đình.

Dưới đây là sơ đồ về tổ chức quản lý, bảo vệ rừng tại xã Vĩnh Phúc:

- Nhiệm vụ của các thành viên: + Nhiệm vụ của UBND huyện:

Đưa ra các công văn chỉ thị, điều hành các hoạt đông… trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

+ Nhiệm vụ của UBND xã:

UBND huyện

UBND xã

Ban công an xã BCH quân sự xã Cán bộ LN,KL xã Tổ chức đoàn

thể xã

Thôn bản

Thực hiện các công văn chỉ thị từ cấp trên giao, giám sát các hoạt động lâm nghiệp tại địa phương.

+ Nhiệm vụ của cán bộ nông lâm nghiệp xã:

Phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn, BQL rừng phòng hộ, các ngành đoàn thể, các thôn, tổ chức tuyên truyền công tác bảo vệ phát triển rừng, PCCCR tại các thôn bản. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng. Kiểm tra, phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

Phối hợp với các cơ quan chức năng, cục kiểm lâm xác định mức độ, nguyên nhân cháy rừng và thiệt hại để xử lý kịp thời.

Hàng năm phối hợp với kiểm lâm địa bàn để xây dựng kế hoạch bổ xung BVR & PCCCR trên địa bàn xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhiệm vụ của ban Công an xã:

Phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ, đội bảo vệ rừng thôn ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, sẵn sàng tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng. Đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã không để kẻ gian lợi dụng sơ hở trong quá trình tham gia chữa cháy trộm cắp tài sản.

+ Nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể quần chúng:

Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, măt trận tổ quốc, … Vận động nhân dân tham gia làm tốt công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, PCCCR đến hội viên đoàn viên ở cơ sở. Có trách nhiệm huy động lực lượng các ban ngành đoàn thể tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.

Các thôn, các ngành đoàn thể, lực lượng dân quân, lực lượng công an viên, các tổ đội bảo vệ rừng và nhân dân trong xã nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo vệ rừng, PCCCR.

+ Nhiệm vụ của kiểm lâm phụ trách địa bàn:

Nắm tình hình và theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn được phân công; kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các chủ rừng trên địa bàn.

Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Giúp chủ tịch UBND xã

thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các cơ quan và tổ chức đoàn thể xã hội có liên quan hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng tại địa bàn.

Tổ chức kiểm tra, phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; xử lý các vi phạm hành chính theo thẩm quyền và giúp chủ tịch UBND xã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo và họp giao ban định kỳ theo quy định của Hạt trưởng hạt kiểm lâm.

Thông qua nhiệm vụ của các thành viên ta thấy xã Vĩnh Phúc đã củng cố được lực lượng chuyên trách về rừng và đất rừng, lực lượng phục vụ công tác trồng, bảo vệ phát triển rừng và PCCCR, có trách nhiệm và tham mưu cho UBND xã thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng. Lực lượng được sự tham gia đông đảo quần chúng nhân dân.

+ Nhiệm vụ của hộ gia đình:

Quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp được giao, được thuê đúng mục đích, đúng ranh giới đã ghi trong quyết định giao, cho thuê đất lâm nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bảo toàn và phát triển vốn rừng được giao. Phải thực hiện các biện pháp tái tạo rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ rừng tại xã Vĩnh Phúc - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang (Trang 25)