UBND xã Vĩnh Phúc đã thành lập Ban chỉ huy BVR - PCCCR và xây dựng phương án PCCCR của xã. Sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của UBND huyện và các ngành chức năng, từ năm 2006 đến nay công tác PCCCR xã Vĩnh Phúc đã thực hiện được một số nội dung sau:
- Công tác chỉ đạo PCCCR của chính quyền xã.
Ban chỉ huy BVR & PCCCR xã đã tham mưu cho UBND xã kiện toàn Ban chỉ huy BVR & PCCCR xã, thực hiện quy chế làm việc, phân công nhiện vụ, đôn đốc kiểm tra PCCCR ở thôn bản.
Ban chỉ huy PCCCR xã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của ban phụ trách địa bàn các thôn bản. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các thôn bản và các chủ rừng về công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
Chính quyền xã đã đề ra các biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện phương án PCCCR.
Tổ chức thường trực PCCCR trong các ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật và ngày lễ tết, đặc biệt trong mùa hanh khô thường trực 24/24 giờ.
Tham mưu chính quyền xã ban hành các văn bản đôn đốc kiểm tra công tác PCCCR tại các thôn bản.
Tham mưu chính quyền xã chủ động nguồn kinh phí phục vụ cho công tác PCCCR, chủ dộng các điều kiện vật chất, công tác y tế, … cứu chữa người bị tai nạn, chế độ chính sách cho người tham gia PCCCR.
Đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, PCCCR bằng nhiều hình thức và nội dung phù hợp với từng thôn bản.
Tổ chức ký cam kết BVR & PCCCR cho 100% các hộ gia đình trong toàn xã.
Trong giai đoạn đã tổ chức 5 cuộc họp với 234 lượt người tham dự, đã xây dựng quy ước BVR theo tinh thần Thông tư 70 của Bộ NN& PTNT cho 10/20 thôn trong xã.
- Công tác luyện tập PCCCR.
Cử người tham gia tập huấn nâng cao năng lực và kỹ thuật PCCCR với các thành phần gồm: Tổ xung kích CCR, tổ BVR…do huyện tổ chức.
Phối hợp Hạt Kiểm lâm huyện mở hội nghị đánh giá công tác bao vệ rừng và PCCCR từng năm, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực PCCCR cho các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng.
- Củng cố Ban chỉ huy BVR & PCCCR và tổ đội quần chúng bảo vệ rừng. UBND xã Vĩnh Phúc đã thường xuyên kiện toàn Ban chỉ huy BVR & PCCCR xã, thành phần Ban chỉ đạo do đống chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, xã đội trưởng làm phó ban thường trực, các đoàn thể xã, trưởng thôn bản… làm thành viên.
Duy trì hoạt động của các tổ xung kích chữa cháy rừng xã gồm 44 người, tổ chức duy trì thường xuyên lịch trực PCCCR tại xã, đặc biệt các ngày nghỉ, ngày lễ. định kỳ họp giao ban rút kinh nghiệm và triển khai có hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
Đã thành lập 11 tổ đội quần chúng BVR-PCCCR ở thôn bản với 110 người tham gia.
- Tổ chức thực hiện phương án PCCCR.
Ngay từ dầu mùa hanh khô hàng năm, thực hiện phương án PCCCR xã giai đoạn 2006-2012, Ban chỉ huy đã chủ dộng xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND xã tổ chức thực hiện các biện pháp PCCCR từng năm.
Rà soát phương án và có điều chỉnh bồ xung phù hợp với điều kiện thực tế, tham mưu cho UBND xã chỉ đạo, đôn đốc các thôn bản, chủ rừng tổ chức thực hiện phương án PCCR.
Bảng 4.4: Thực trạng và diễn biến cháy rừng của xã qua 4 năm gần đây
Năm Số vụ Nguyên nhân
2010 1 Do người dân chặt phá rừng đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến cháy lan sang khu rừng khác.
2011 2 Người dân đi rừng thiếu ý thức vứt tàn thuốc,đốt than, đốt rác gây ra cháy rừng.
2012 1 Người dân địa phương đốt cỏ làm nương rẫy và do thời tiết hạn hán kéo dài,..
2013 0 Không xảy ra vụ nào.
(Nguồn hạt kiểm lâm xã Vĩnh Phúc)
Qua bảng 4.4 cho ta thấy tổng số vụ cháy rừng trong 4 năm qua là rất ít so với các năm thì đến năm 2013 đã không xảy ra vụ cháy rừng nghiêm trọng nào. Chính vì vậy đã nói lên được ý thức của người dân trong công cuộc PCCCR, người dân đã hiểu hơn về tầm quan trọng trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng hiện nay.
Bảng 4.5: Phương châm 4 tại chỗđược thực hiện năm 2010 của UBND xã Vĩnh Phúc TT Hạng mục Đơn vị tính Số lượng 1 - Lãnh đạo UBND xã và BCH về các vấn đề cấp bách trong BVR, PCCCR
- Cán bộ kiểm lâm địa bàn tham mưu
Người
25 2
2
- Lực lượng tham gia CCR:
Lực lượng Kiểm lâm cụm xã
Lực lượng tổ xung kích Lực lượng DQTV
Lực lượng Tổ quần chúng BVR Lực lượng các tổ chức, đoàn thể xã Lực lượng có khả năng huy động
Người 3 856 5 200 75 320 52 3 Dao phát Bàn dập Con Cái 20 15 4 Hậu cần tại chỗ: Túi cứu thương, thuốc dự phòng,
cáng cứu thương (trạm y tế xã chuẩn bị). Túi 3
Qua bảng 4.4 ta thấy công tác PCCCR trên địa bàn xã đã được triển khai áp dụng hiệu quả, nâng cao năng lực thể hiện ở mặt: chỉ đạo, chỉ huy, nhận thức của cộng đồng và chính quyền dịa phương, các công trình phòng cháy, trang thiết bị, công cụ chữa cháy được đầu tư và bố trí hợp lý sẵn sàng sử dụng khi cần thiết. tăng cường lực lượng chữa cháy rừng phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể của xã, góp phần thực hiện công tác PCCCR đạt hiệu quả. Thông qua tuyên truyền giúp người dân tiếp cận, làm quen các biện pháp kỹ thuật PCCCR, áp dụng các biện pháp trong chữa cháy rừng hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, góp phần phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường.