Môi trường ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chiến lược kinh doanh của Công ty Xây lắp Vật tư Vận tải Sông Đà 12 (Trang 102)

II/ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ VẬN TẢI SÔNG ĐÀ 12.

1.2.Môi trường ngành kinh tế

134 4 Đối thủ cạnh tranh Nhà cung cấp Công ty Khách hàng Đối thủ tiềm ẩn a. Đối thủ cạnh tranh

- Phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành

+ Số lượng đối thủ cạnh ranh rất lớn trong lĩnh vực xây lắp có các đối thủ: Vinaconex công ty xây dựng Hà Nội, công ty xây dựng Bạch Đằng, công ty xây dựng Trường Sơn, công ty xây dựng Lũng Lô, và cả các công ty trong nội bộ tổng công ty xây dựng Sông Đà 12.

- Sản xuất xi măng: Một số nhà máy xi măng lò đứng ở Nam Hà, Ninh Bình, các nhà máy ximăng lò quay như Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, nhà máy xi măng Bộ quốc phòng, Ching Phong HP.

- Sản xuất cột điện ly tâm: cột bệ tông chèm, Bemex...

13

4 - Trong lĩnh vực vận tải: đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các đối thủ tư nhân, những doanh nghiệp tư nhân.

+ Theo đánh giá của nhà chuyên môn thì tốc độ xây dựng tăng khá cao.

+ Trong ngành xây dựng chi phí cố định là rất lớn nên việc rút lui khỏi ngành rất khó.

Qua đó, có thể nói cường độ cạnh tranh trong ngành xây dựng là rất lớn. Do vậy, công ty cần phải chú trọng tới phân tích các điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, từ đó có kế sách đúng đắn. Số lượng đối thủ cạnh tranh khá nhiều nên công ty cần chọn lựa những đối thủ cạnh tranh trực tiếp để đi sâu phân tích.

- Phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Bước đầu tiên, ta cần phải xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty trên từng lĩnh vực: Trong lĩnh vực xây lắp, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty là Vinaconex, Lũng Lô (cùng tham gia đấu thầu thủy điện Sơn La). Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty là một số nhà máy xi măng lò đứng ở Nam Hà và Ninh Bình, các đơn vị sản xuất bao bì trong nội bộ ngành xi măng. Trong lĩnh vực vận tải là một số doanh nghiệp tư nhân. Phân tích đối thủ cạnh tranh ở những điểm sau:

13

4 Điểm mạnh: Sử dụng đội ngũ nhân công rẻ, có kỷ luật cao, được sự ưu đãi của nhà nước về thuế có ưu thế về một số loại máy móc thiết bị.

Điểm yếu: Không có kinh nghiệm về xây dựng vì mới gia nhập ngành, thiếu một số thiết bị như: Khoan nổ, đào hầm và đặc biệt thiếu danh tiếng, trong kinh nghiệm trong xây dựng công trình thủy điện. Trong phân tích đỉem mạnh, điểm yếu cần phân tích những vấn đề sau:

- Kinh nghiệm

- Khả năng tài chính

- Mối quan hệ với chính phủ

- Khả năng về máy móc thiết bị, nhân công

- Uy tín trong kinh doanh

- Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp

- Khả năng tiếp thị, đấu thầu các công trình xây dựng.

+ Phân tích về các mục tiêu chiến lược hiện thời, khát vọng của đối thủ: chẳng hạn như chiến lược dự thầu đấu thầu mà đối thủ sẽ thực hiện (chiến lược giảm giá, dựa vào công nghệ kỹ thuật, dựa vào ưu thế sẵn có).

+ Khả năng thích ứng với biến đổi môi trường kinh doanh của đối thủ.

13

4 + Khả năng kiên trì trong đầu tư

+ Phân tích xu hướng đầu tư trong tương lai của đối thủ.

b. Phân tích khách hàng

Do đặc điểm về sản phẩm của công ty mà khách hàng của công ty rất đa dạng. Do vậy, công ty đang chịu rất nhiều sức ép từ phía khách hàng chẳng hạn trong lĩnh vực xây lắp khách hàng chủ yếu của công ty là chủ công trình, dự án như: các bộ, cơ quan chủ quản, địa phương được nhà nước đầu tư xây dựng công trình. Thông thường sức ép của các chủ công trình thể hiện như sau:

+ Xu hướng hạ thấp giá giao thầu xây dựng công trình vì chủ công trình có ý muốn chi phí thấp nhất. Giá giao thầu không chỉ bị ép ngày từ giai đoạn lập dự toán thiết kế mà còn bị ép xuống có khi tới vài chục phần trăm giá trị dự toán vì những chi phí qua rất nhiều giai đoạn trước khi công trình được khởi công cũng như trong qúa trình xây dựng. Sức ép từ phía chủ công trình còn tác động một cách gián tiếp đến giá giao thầu thông qua số đông các doanh nghiệp tham gia dự thầu, làm cho các nhà thầu đua nhau giảm giá để giữ thế cạnh tranh.

+ Xu hướng chiếm dụng vốn kinh doanh cũng là một sức ép khá lớn đối với công ty. Các chủ công trình không thanh toán kịp thời cho các nhà thầu khi công trình đã hoàn thành, bàn giao thậm chí có công trình đã đưa vào sử dụng một thời gian mà vẫn chưa thanh toán hết; trong khi nhà thầu phải đi vay ngân hàng để đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13

4 do đó chịu lãi suất đi vay. Với lãi xuất đi vay khá cao nhiều khi làm cho chi phí về vốn là khá lớn, dầu đến làm giảm sút lợi nhuận, làm thiệt hại cho công ty.

+ Ngoài ra các chủ công trình còn gây sức ép khi chậm trễ trong việc đảm bảo các điều kiện cho khởi công và xây dựng công trình như: hồ sơ thiết kế, tài liệu kỹ thuật.

Đó là trong lĩnh vực xây lắp, còn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vận tải, kinh doanh thiết bị công ty còn chịu nhiều sức ép vè giá như:

- Khách hàng có thể chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

- Khách hàng chậm thanh toán

- Ngoài ra, công ty chịu sức ép từ tổng công ty khi phân phối sản phẩm cho các thành viên.

c. Các nhà cung cấp

Bao gồm các nhà cung cấp máy móc thiết bị, cung cấp vật liệt xây dựng cung cấp giấy, clinke (phụ liệu) để sản xuất xi măng.

Hiện nay, máy móc thiết bị của công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài như: Nga, Đức, Nhật, Hàn Quốc... họ là những nhà cung cấp độc quyền máy móc thiết bị. Do vậy, công ty chịu rất nhiều sức ép từ phía họ, họ thường xuyên nâng giá cao hơn giá thị trường hoặc giao những máy móc không đủ chất lượng hoặc đã lạc hậu. Một phần, do sơ suất, thiếu sót trong khâu ký hợp đồng, các điều khoản chưa được chặt

13

4 chẽ, chưa có đìeu kiện ràng buộc nhà cung cấp vì vậy công ty thường phải chịu thiệt thòi.

Đối với các nhà cung cấp vật liệu xây dựng như các doanh nghiệp kinh doanh cát, đá, sỏi... hoặc chính quyền địa phương nơi có nguồn nguyên liẹjeu để khai thác thì sức ép của họ là nâng giá vật liệu lên hoặc gây ra những thủ tục phiền hà cho việc khai thác của công ty. Các nhà cung cấp clinke do độc quyền cung cấp nên thường áp đặt giá.

d. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:

Ngoài việc phân tích các vấn đề nêu trên, trong môi trường ngành công ty còn phải chủ yếu phân tích các đôi thủ cạnh tranh tiềm tàng. Đó là các tập đoàn xây dựng nước ngoài đã và sẽ tham gia trên thị trường xây dựng Vịet Nam, một số nhà máy sản xuất xi măng 100% vốn đầu tư nước ngoài hay nhà máy liên doanh, sản xuất bao bì sắp ra đời. Có thể nói, đó là những đối thủ rất nặng kí, họ vừa có sức mạnh tài chính, phương tiện kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm...

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chiến lược kinh doanh của Công ty Xây lắp Vật tư Vận tải Sông Đà 12 (Trang 102)