KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoat động cho vay đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 88)

- Quyết định số 03/2008/QĐNHHH ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thống đốc NHNN về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh

1. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Chứng

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán của NHTM đã có nhiều tác động đến thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian qua . Những tác động đó bao gồm cả hai khía cạnh, tích cực và tiêu cực. Ở khía cạnh tích cực, việc các NHTM cho các nhà đầu tư CK vay tiền để kinh doanh chứng khoán đã làm tăng lượng tiền cung cấp cho TTCK . Điều đó giúp tăng cường tính thanh khoản cho TTCK , là một nguyên nhân quan trọng khiến TTCK nước ta tă ng trưởng với tốc độ khá nhanh và trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế . Ở phía ngược lại, hoạt động cho vay ĐTCK cũng có những tác động bất lợi đến thị trường tài chính. Đó là khi NHTM và các nhà đầu tư CK mải chạy theo lợi nhuận trước mắt và quên đi các nguyên tắc an toàn , đẩy mạnh hoạt động vay /cho vay ĐTCK dẫn đến các nguy cơ như lạm phát cao , bong bóng chứng khoán phình to có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính .

Trước tình hình đó , sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động cho vay ĐTCK của NHTM là hoàn toàn cần thiết . Nhà nước can thiệp vào hoạt động cho vay ĐTCK không phải là để ngăn cản , triệt tiêu sự tồn tại của hoạt động này v ì làm thế là đi ngược lại nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể. Mục đích của Nhà nước không có gì khác ngoài việc tạo ra một cơ chế phù hợp để hoạt động cho vay ĐTCK có thể diễn ra một cách lành mạnh, phát huy tối đa các tác động tích cực , hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của hoạt động này đối với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng .

Trong những năm qua , các cơ quan nhà nước có thẩm quyề n, đặc biệt là NHNN , đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và thực hiện nhiều giải pháp khác nhau để quản lý hoạt động cho vay ĐTCK của NHTM . Từ chỗ để cho các NHTM khá thoải mái trong việc cung cấp nghiệp vụ cho vay ĐTCK , đến nay ,

NHNN đã đưa ra các quy định hạn chế hoạt động này . Chính nhờ vào sự can thiệp kịp thời và quyết liệt của NHNN mà hoạt động cho vay ĐTCK của NHTM đã đi vào một trật tự nhất định . Mặc dù TTCK suy giảm do chịu ảnh h ưởng của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên thế giới , nhưng đã không xảy ra một sự sụp đổ nào của các NHTM ở Việt Nam . Nhà nước đã thành công trong việc giữ vững thị trường tài chính , góp phần vào sự ổn định và ph át triển của kinh tế Việt Nam trong điều kiện kinh tế thế giới gặp khủng hoảng .

Tuy nhiên , vẫn tồn tại những bất cập trong công tác quản lý cũng như trong cách thức tác động của Nhà nước đối với hoạt động cho vay ĐTCK của các NHTM ở Việt Nam . Các cơ quan Nhà nước tỏ ra khá lúng túng và bị động trong việc điều chỉnh hoạt động này . Điều đó thể hiện qua việc buông lỏng hoạt động cho vay ĐTCK trong một thời gian dài khiến cho nó phát triển quá đà

không có kiểm soát . Sau đó, Nhà nước lại vội vàng ban hành các quy định hạn chế NHTM cho vay ĐTCK . Sự bất cập cũng đến từ các biện pháp mà NHNN sử dụng để kiểm soát hoạt động cho vay ĐTCK . Cách thức điều hành đó mang nặng tính tình thế , đối phó và thiếu một tầm nhìn dài hạn nên đã gây ra những tác động bất lợi nhất định cho thị trường tài chính và ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của các chủ thể.

Sự bất cập trong nội dung các văn bản pháp luật cũng như công tác quản lý còn là nguyên nhân dẫn tình trạng gian lận và vi phạm pháp luật trong hoạt động cho vay ĐTCK xảy ra khá phổ biến . Để hạn chế tình trạng này , giải pháp tốt nhất mà chúng ta nên làm là tạo ra cơ chế vận hành cho một thị trường tài chính lành mạnh , trong đó các chủ thể nhận thấy rằng , nếu mình vi phạm pháp luật thì sẽ phải chịu chi phí lớn hơn so với việc chấp hành đúng pháp luật .

Trước tình hình đó , chúng ta cần phải thường xuyên nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến hoạt động cho vay ĐTCK của NHTM ở

Việt Nam. Từ đó mang lại một cái nhìn tổng thể và đưa ra các kiến giải khoa học về hoạt động này, góp phần khắc phục các bất cập của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay ĐTCK của NHTM. Đề tài này được thực hiện cũng không ngoài mục đích đó.

Đề tài được hoàn thành dựa trên những nghiên cứu khách quan và những kiến nghị mang tính chất chủ quan của tác giả. Đây chưa thể được coi là một đề tài hoàn thiện , việc nghiên cứu phải được thực hiện thường xuyên vì các quan hệ xã hội luôn luôn trong trạng thái động , còn các quy phạm pháp luật thì ở trong một trạng thái tương đối tĩnh nên thường đi sau sự phát triển củ a các quan hệ xã hội. Tác giả đề tài mong rằng, các nhà nghiên cứu, các học giả khác sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung, góp phần hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay ĐTCK của NHTM ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoat động cho vay đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)