Về chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động cho vay đầu tƣ chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoat động cho vay đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 41)

- Quyết định số 03/2008/QĐNHHH ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thống đốc NHNN về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh

2.3Về chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động cho vay đầu tƣ chứng khoán

2.3.1Về chủ thể tham gia hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán

Chủ thể của hoạt động cho vay ĐTCK gồm hai bên, bên đi vay và bên cho vay. Trong đó, bên cho vay là các ngân hàng thương mại, bên đi vay là các nhà

đầu tư CK. Ngoài ra, trong trường hợp cầm cố CK, còn có thể có sự tham gia của bên thứ ba là các công ty chứng khoán .

- Bên cho vay : là các NHTM , trong đó chủ yếu là các NHTM cổ phần . Tuy nhiên , có những sự khác biệt nhất định giữa các NHTM cổ phần . Dựa trên nguồn gốc, lịch sử hình thành, có thể chia các NHTM cổ phần ở Việt Nam làm hai loại:

+ Loại thứ nhất: các NHTM có nguồn gốc là các ngân hàng quốc doanh đã được cổ phần hóa.

Đây là những ngân hàng do Nhà nước thành lập, có một lịch sử lâu đời nên có những lợi thế nhất định về vốn, về cơ sở vật chất, về mạng lưới khách hàng… Điển hình trong số đó là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank). Mặc dù đã được cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất với số lượng cổ phần chiếm đa số ở các ngân hàng này. Vì thế, về cơ bản, Nhà nước vẫn chi phối hoạt động và sử dụng các ngân hàng này làm công cụ điều tiết chính sách tiền tệ - tín dụng. Trong thời gian vừa qua, mặc dù các ngân hàng này có cung cấp nghiệp vụ cho vay ĐTCK nhưng số lượng không nhiều. Số tiền mà các ngân hàng này cho vay ĐTCK đều thấp hơn nhiều so với quy định ở Chỉ thị 03, Quyết định 03 và Thông tư 13. Vì thế, các quy định về hạn chế cho vay ĐTCK ở các văn bản pháp luật kể trên không ảnh hưởng gì đến hoạt động của các ngân hàng này.

+ Loại thứ hai: các NHTM cổ phần mới được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp lý liên quan.

Các NHTM này có những đặc điểm chung là thời gian thành lập và hoạt động chưa lâu, vốn điều lệ không lớn nên không có nhiều lợi thế như các ngân hàng quốc doanh đã được cổ phần hóa. Các ngân hàng này hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận đơn thuần và không chịu nhiều sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước

như các NHTM Nhà nước đã được cổ phần hóa, có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, các ngân hàng này phải chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, đưa ra các sản phẩm tín dụng đa dạng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Nghiệp vụ cho vay ĐTCK được các NHTM cung cấp như một sản phẩm tín dụng bình thường dành cho khách hàng là các nhà đầu tư CK. Vào thời điểm trước khi NHNN ban hành Chỉ thị 03, các NHTM đã cho vay đầu tư CK một cách ồ ạt. Các khoản cho vay ĐTCK chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ tín dụng ở các ngân hàng này, ở một vài ngân hàng, tỷ lệ này lên tới 40% đến 50% tổng dư nợ tín dụng [4]. Khi NHNN ban hành các quy định hạn chế cho vay ĐTCK, các NHTM đã phản ứng khá gay gắt vì nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các NHTM đã ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn cho hoạt động của mình nên đã hạn chế việc cấp tín dụng đối với các khoản vay có rủi ro cao. Hiện nay, các NHTM vẫn cho vay ĐTCK nhưng khá thận trọng, tỷ lệ cho vay ĐTCK ở hầu hết các ngân hàng đều thấp hơn hạn mức 20% vốn điều lệ theo quy định ở Thông tư 03.

- Bên đi vay: là các nhà đầu tư CK, bao gồm:

+ Các nhà đầu tư cá nhân : để trở thành một nhà ĐTC K thì các cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện chung như : đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ; có tài khoản giao dịch chứng khoán ở một hay nhiều công ty chứng khoán.

Nếu xét về số lượng, các nhà đầu tư cá nhân chiếm số lượng đông đảo nhất trên TTCK Việt Nam . Theo báo cáo của Ủy ban chứng khoán nhà nước , tính đến hết tháng 6 2011, đã có 1.098.694 tài khoản của các nhà đầu tư được đăng ký [7]. Mặc dù số lượng đông nhưng nhìn chung, vốn tự có của mỗi nhà

đầu tư cá nhân còn hạn chế nên nhiều người trong số họ có nhu cầu vay tiền để ĐTCK.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà đầu tư cá nhân đều có thể vay tiền để ĐTCK, các NHTM chỉ cho các nhà đầu tư trong nước vay tiền , các nhà đầu tư nước ngoài (chiếm khoảng 25% tổng số các nhà đầu tư trên TTCK ) không được vay tiền . Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi vì chúng ta kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vì muốn tranh thủ nguồn vốn của họ , nếu cho họ vay tiền của các NHTM Việt Nam để đầu tư ở Việt Nam thì sẽ không đạt được mục đích huy động vốn nước ngoài .

+ Các nhà đầu tư là tổ chức : Cũng theo báo cáo của Ủy ban chứng khoán nhà nước , tính đến hết tháng 6/2011, có 4.490 tài khoản của nhà đầu tư là tổ chức đã được đăng ký giao dịch. Trong đó có 47 công ty quản lý quỹ và 20 quỹ đầu tư chứng khoán, 105 công ty chứng khoán. [7]

Đối với các công ty CK , bên cạnh vai trò là một đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư CK thì các công ty CK còn có hoạt động tự doanh mua và bán các loại CK trên TTCK. Khi thực hiện hoạt động tự doanh, các công ty CK đóng vai trò là nhà đầu tư CK. Hầu hết các công ty CK hiện nay đều đi vay tiền để kinh doanh. Một phần trong số tiền vay được các công ty CK dùng để cung cấp các dịch vụ tài chính cho các nhà đầu tư CK, số tiền còn lại được sử dụng để mua CK.

Ngoài ra, trong trường hợp nhà đầu tư cầm cố chứng khoán thì hoạt động cho vay ĐTCK còn có thể có sự tham gia của bên thứ ba, đó là các công ty CK.

Công ty CK là tổ chức mà nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch CK . Khi khách hàng muốn cầm cố các loại CK niêm yết , CK đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch CK để vay tiền ĐTCK thì NHTM , khách hàng v à công ty CK ký

Hợp đồng ba bên về cầm cố CK , trong đó có điều khoản về việc khách hàng đồng ý gán nợ chứng khoán cho NHTM trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm .

Sự tham gia của công ty CK trong trường hợp này chỉ có v ai trò là bên thứ ba, trợ giúp NHTM và nhà đầu tư trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng cầm cố CK. Quyền và nghĩa vụ của công ty CK theo thỏa thuận tại hợp đồng ba bên.

2.3.2 Về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán

Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được hình thành trên cơ sở quy định của pháp luật cũng như theo sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng . Các chủ thể tham gia hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán có cá c quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:

2.3.2.1 Về quyền và nghĩa vụ của bên cho vay

Bên cho vay là các NHTM có quyền:

- Đưa ra các điều kiện cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng là các nhà đầu tư CK . Đó là các điều kiện về : đối tượng có thể vay vốn ĐTCK, tài sản bảo đảm tiền vay, hạn mức tín dụng đối với khách hàng…

- Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính của mình, mục đích sử dụng vốn hợp pháp, tài sản bảo đảm tiền vay… trước khi quyết định cấp tín dụng.

- Quyết định cho hoặc không cho khách hàng vay tiền trên cơ sở thẩm định hồ sơ vay vốn. NHTM chỉ cho các nhà đầu tư vay tiền nếu họ đáp ứng được các điều kiện do ngân hàng đưa ra, trường hợp ngược lại, ngân hàng có quyền từ chối cho vay.

Khi quyết định cho vay , NHTM có quyền quyết định các vấn đề liên quan như số tiền, thời hạn, lãi suất cho vay , phương thức thực hiện hợp đồng…trên cơ sở có sự chấp thuận từ phía khách hàng .

- Kiểm tra , giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng : NHTM có quyền yêu cầu khách hàng báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Khi thực hiện việc này , NHTM có thể kiểm tra xem khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích và thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng cấp tín dụng hay không . Việc kiểm tra, giám sát khách hàng cũng giúp NHTM theo dõi được hiệu quả sử dụng vốn vay , phát hiện kịp thời các sai phạm từ phía khách hàng , đồng thời nhận biết được khả năng trả nợ của khách hàng , từ đó có thể can thiệp trong các trường hợp cần thiết. Nếu NHTM thực hiện tốt việc kiểm tra , giám sát thì có thể giảm thiểu rủi ro đối với các khoản tiền đã cho vay .

Nếu phát hiện ra những sai phạm trong việc sử dụng vốn vay, các ngân hàng có quyền áp dụng các chế tài theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, kể cả việc đơn phương chấm dứt hợp đồng và thu hồi nợ trước thời hạn.

- Thu hồi nợ bao gồm cả tiền gốc và lãi theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng cấp tín dụng . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thu hồi nợ diễn ra khi thời hạn của hợp đồng tín dụng đã hết . Ngoài ra, trong một số trường hợp , ngân hàng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu khách hàng thanh toán nợ trước thời hạn . Nếu khách hàng không trả được nợ đến hạn, và nếu các bên không có thỏa thuận nào khác thì NHTM có xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm dựa trên các quy định có liên quan của pháp luật.

Trường hợp khách hàng vay hoặc người bảo đảm không trả được nợ do bị phá sản, việc thu hồi nợ của NHTM được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Bên cho vay có nghĩa vụ:

- NHTM có nghĩa vụ chấp hành đúng các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay ĐTCK như : khống chế hạn mức cho vay ĐTCK không được vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng ; ngân hàng không được cho các công ty CK trực thuộc vay tiền; không được cho vay không có bảo đảm đối với các khoản vay ĐTCK…

- NHTM có nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Đây là quyền nhưng cũng đồng thời là nghĩa vụ của NHTM theo quy định ở khoản 3 – điều 94 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

- Thực hiện đúng các thỏa thuận với khách hàng. Về nguyên tắc, ngân hàng phải tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ điều khoản trong hợp đồng cấp tín

dụng. Nếu các NHTM vi phạm hợp đồng thì cũng phải gánh chịu các chế tài theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận trong hợp đồng như bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm ...

2.3.2.2 Về quyền và nghĩa vụ của bên đi vay

Quyền của bên đi vay (các nhà đầu tư CK):

- Được chủ động trong việc sử dụng vốn vay. Các nhà đầu tư CK có quyền sử dụng tiền vay để ĐTCK. Họ có toàn quyền quyết định việc mua loại CK nào, số lượng bao nhiêu cũng như thời điểm mua bán các loại CK đó…

- Được hưởng lợi nhuận phát sinh từ hoạt động ĐTCK (nếu có), sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích: bên đi vay chỉ được sử dụng vốn vay vào mục đích ĐTCK , không được sử dụng vào mục đích khác . Nếu khách hàng muốn sử dụng vốn vay vào mục đích khác thì phải được sự đồng ý của NHTM . Việc bên đi vay tự ý sử dụng vốn vay vào bất kỳ mục đích nào khác không phải là ĐTCK mà không được sự đồng ý của NHTM đều bị coi là vi phạm hợp đồng và bên đi vay sẽ phải gánh chịu các chế tài theo quy định của pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng cấp tín dụng , kể cả việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn .

- Tự chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư , kinh doanh CK : nếu hoạt động đầu tư, kinh doanh CK có lãi thì nhà đầu tư được hưởng toàn bộ lợi nhuận sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính với nhà nước . Trường hợp ngược lại, nếu việc ĐTCK gặp rủi ro thì nhà đầu tư phải tự gánh chịu khoản thua lỗ phát sinh từ khoản tiền vay .

- Bên đi vay phải chấp hành sự kiểm tra , giám sát của bên cho vay trong việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của mình : khi NHTM có yêu c ầu thì nhà đầu tư phải giải trình các thông tin có liên quan đến việc sử dụng vốn vay như mức độ giải ngân , hiệu quả đầu tư…

- Thanh toán tiền vay (cả gốc và lãi ) theo đúng cam kết trong hợp đồng : đây là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên đi vay . Khi hết hạn hợp đồng , bên đi vay phải thanh toán kịp thời và đầy đủ số nợ cho ngân hàng . Ngoài ra, trong một số trường hợp, mặc dù thời hạn hợp đồng tín dụng chưa hết , bên đi vay vẫn phải trả nợ cho ngân hà ng trước thời hạn . Đó có thể là do tình huống bất khả kháng như sự thay đổi của chính sách pháp luật (điển hình là thời điểm nửa cuối năm 2007 khi NHNN ban hành Chỉ thị 03) hoặc do có sự vi phạm hợp đồng từ phía bên đi vay khiến cho NHTM quyết định thu hồi nợ trước thời hạn .

Nếu đến hạn mà bên đi vay không thanh toán nợ thì có thể phải chịu lãi suất quá hạn đối với khoản tiền trả chậm cũng như phải gánh chịu các chế tài

khác theo thỏa thuận trong hợp đ ồng tín dụng kể cả việc bồi thường thiệt hại (nếu có). Bên cho vay có quyền thanh lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Ngoài các quyền và nghĩa vụ cơ bản kể trên, các bên tham gia vào hoạt động cho vay ĐTCK còn có các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng . Ví dụ như nghĩa vụ bổ sung tài sản bảo đảm trong trường hợp cầm cố chứng khoán : một số NHTM quy định điều kiện này , theo đó , nếu các loại CK mà khách hàng cầm cố để vay tiền bị giảm giá đến một tỷ lệ nhất định thì khách hàng phải bổ sung tài sản cầm cố .

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoat động cho vay đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 41)