- Quyết định số 03/2008/QĐNHHH ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thống đốc NHNN về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh
2.1 Tổng quan về hoạt động chovay ĐTCK của NHT Mở Việt Nam
TTCK Việt Nam chính thức hoạt động vào năm 2000. Khi ấy, Việt Nam vẫn là một nước nghèo với thu nhập quốc dân vào khoảng 400USD/người/năm. Đa số các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, vốn điều lệ rất ít. Nhìn chung, các doanh nghiệp, nhà đầu tư đều có nhu cầu huy động thêm vốn để kinh doanh. TTCK ra đời đóng vai trò là một kênh thu hút vốn cho nền kinh tế. Nếu như các công ty đại chúng niêm yết trên TTCK nhằm mục đích huy động vốn để mở rộng quy mô đầu tư, sản xuất thì các nhà đầu tư chứng khoán cũng mong muốn có thể huy động thêm vốn, ngoài nguồn vốn tự có để đầu tư vào TTCK nhằm kiếm được nhiều lợi nhuận hơn nữa.
Hoạt động cho vay ĐTCK ở Việt Nam được các NHTM bắt đầu triển khai vào cuối năm 2005. Từ đó đến nay, hoạt động này đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển gắn liền với những thăng trầm của TTCK Việt Nam. Có thể phân chia lịch sử của hoạt động cho vay ĐTCK của các NHTM làm hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn từ 2005 – 2007: Đây là giai đoạn bùng nổ của TTCK, trong giai đoạn này, hoạt động cho vay ĐTCK có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Nhiều nhà đầu tư đi vay tiền để ĐTCK . Hầu như tất cả các công ty chứng khoán đều đi vay tiền ngân hàng để phục vụ cho việc kinh doanh chứng khoán, ngoài việc dành phần lớn khoản tín dụng cho nhà đầu tư, các CTCK cũng dùng một khoản tiền vay đáng kể để hoạt động tự doanh. Bên cạnh đó, đa số các nhà đầu tư cá nhân trong nước cũng đi vay tiền để đầu tư chứng khoán dưới nhiều hình thức. Trước tình hình đó, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hầu hết
các NHTM đều cung cấp dịch vụ cho vay ĐTCK với những điều kiện, thủ tục cho vay khá dễ dàng.
+ Hoạt động tín dụng đầu tư chứng khoán phát triển ở thị trường OTC, thị trường giao dịch tập trung và thị truờng đấu giá cổ phần các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.
Trong giai đoạn này có lẽ mọi nhà đầu tư đều tìm cách gia tăng các khoản tín dụng vì cứ có tiền là gặt hái được lợi nhuận dễ dàng mà ít người nghĩ tới
những tình huống nguy hiểm sẽ xảy ra. Kết quả là dư nợ tín dụng chứng khoán không ngừng tăng lên. Khi Ngân hàng nhà nước chưa ban hành Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN thì cơ quan quản lý chưa nắm được tình hình dư nợ chứng khoán. Tuy nhiên, theo ước lượng của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) và một vài công ty CK thì có thời điểm dư nợ tín dụng CK lên tới 60.000 tỷ đồng. [28]
Việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm cho nhiều nhà đầu tư và một số công ty chứng khoán thu được khá nhiều lợi nhuận, nhất là trong các năm từ 2005, 2006, 2007, bởi vì khởi đầu cho giai đoạn này VN INDEX ở mức rất thấp, cộng với nhiều sự thay đổi có tính buớc ngoặt về chính sách cho môi trường đầu tư chứng khoán.
Tuy nhiên , từ khoảng giữa năm 2007, khi thị trường bắt đầu đi xuống , những nhà đầu tư có kinh nghiệm đã nhanh chóng cơ cấu lại danh mục đầu tư và cơ cấu nguồn vốn, tích cực thanh lý cổ phiếu để trả nợ ngân hàng thì bị ảnh huởng không nhiều . Nhiều nhà đầu tư không tỉnh táo , không tích cực tất toán các khoản nợ, thậm chí còn gia tăng các khoản nợ khi TTCK tụt dốc thì tài sản của họ cũng nhanh chóng bị mất đi, một số nhà đầu tư mới chưa có kinh nghiệm đã lâm vào hoàn cảnh tiền bán chứng khoán không đủ trả ngân hàng đã buộc phải bán nhà để trả nợ.
- Cho vay ĐTCK trong giai đoạn hiện nay:
Sau thời kỳ hoàng kim của phong trào tín dụng đầu tư chứng khoán, việc cho vay đầu tư trở lại vào tháng 7/2008 khi tiến trình xử lý nợ vay kết thúc, đồng thời lạm phát đã được kiểm soát, đi cùng với TTCK phục hồi từ 360 điểm đến 570 điểm, tuy nhiên hoạt động cho vay chứng khoán nhanh chóng bị ngừng trệ từ tháng 9/2008 do VN bắt đầu chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu .
Sau quí 1/2009, TTCK đã xuống ở mức thấp và bắt đầu phục hồi đi lên thì hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán khởi động trở lại, tuy nhiên đã có nhiều đặc điểm khác biệt căn bản so với thời kỳ hoàng kim:
+ Các công ty chứng khoán đã cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư theo hướng dành một tỷ trọng vốn đáng kể đầu tư vào trái phiếu hay dùng tiền mặt để chi tiêu hoạt động hay phục vụ hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán dưới nhiều hình thức, chỉ dành một khoản tiền tự có phục vụ cho công tác đầu tư tự doanh ngắn hạn và dài hạn;
+ Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty chứng khoán đã có kinh nghiệm xương máu nên nhìn chung đều tính toán tăng giá trị tài sản cầm cố, lựa chọn danh mục cổ phiếu hay thời hạn cho vay. Các NHTM không còn dễ dàng trong việc cho vay ĐTCK, các nhà đầu tư cũng không lao vào vay tiền để ĐTCK bằng mọi giá.
Sau cuộc khủng hoảng, nhiều ý kiến cho rằng: hoạt động cho vay ĐTCK của NHTM chứa đựng khá nhiều rủi ro, vì thế, nên cấm hẳn hoạt động này. Trong một số dự thảo của Luật các tổ chức tín dụng mới, hoạt động cho vay ĐTCK được đưa vào các trường hợp không được cấp tín dụng (điều 126). Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến bảo vệ cho hoạt động này nên cuối cùng, trong Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010, hoạt động cho
vay ĐTCK đã không được đưa vào danh sách các trường hợp không được cấp tín dụng.
Hiện nay , hoạt động cho vay ĐTCK của NHTM vẫn được tiến hành bình thường. Tuy nhiên số tiền cho vay ĐTCK đã gi ảm nhiều so với thời kỳ đỉnh điểm ở năm 2007. Theo số liệu từ báo Đầu tư chứng khoán ngày 9/3/2011, tổng dư nợ các loại tín dụng mà các NHTM cấp cho hoạt động đầu tư chứng khoán đến cuối năm 2010 ước khoảng gần 10.000 tỉ đồng.
2.2 Thƣ̣c trạng các quy định pháp luật về hoạt động cho vay ĐTCK của NHTM ở Việt Nam của NHTM ở Việt Nam
2.2.1Về điều kiện cho vay đầu tư chứng khoán - Điều kiện đối với bên cho vay (các NHTM)
Theo quy định ở Điều 2 – Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN, NHTM chỉ được cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Thứ nhất, Ban hành Quy định về nghiệp vụ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán, trong đó có nội dung:
* Giới hạn mức cho vay, chiết khấu đối với một khách hàng;
* Giới hạn mức cho vay, chiết khấu đối với một nhóm khách hàng liên quan;
* Tỷ lệ dư nợ cho vay, chiết khấu so với tổng dư nợ tín dụng; * Thời hạn cho vay tối đa, thời hạn chiết khấu có kỳ hạn tối đa; * Tài sản bảo đảm tiền vay;
* Biện pháp để kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tín dụng;
+ Thứ hai, gửi Quy định này cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước ngay sau khi ban hành để làm cơ sở cho việc thanh tra, giám sát hoạt động cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
+ Thứ ba, đảm bảo các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Thứ tư, có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng dưới 5%.
+ Thứ năm, thực hiện việc hạch toán, thống kê chính xác các khoản cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán; gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đúng thời hạn và theo đúng biểu mẫu quy định.
Trong số năm điều kiện nói trên, có tới ba điều kiện (điều kiện thứ nhất , thứ hai và thứ năm ) chỉ mang tính thủ tục và ngân hàng nào cũng có thể đáp ứng . Điều kiện thứ ba nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng . Điều kiện thứ tư có tác dụng phân biệt khả năng quản trị rủi ro giữa các ngân hàng và khuyến khích các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 5% tổng dư nợ tín dụng . Theo đó, NHNN cho phép các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 5% tổng dư nợ tín dụng được cho vay ĐTCK , đồng thời ngăn cấm các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu từ 5% trở lên không được tham gia vào hoạt động này .
- Điều kiện đối với bên đi vay (các nhà ĐTCK)
Điều kiện đối với bên đi vay bao gồm điều kiện chung và điều kiện riêng . Điều kiện chung là những điều kiện luật định . Theo điều 7 của Quy chế 1627, Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: - Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều kiện riêng do các NHTM đưa ra căn cứ vào quy định của pháp luật và các tiêu chí kinh doanh của mình .
Theo quy định của Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB), khách hàng vay vốn để ĐTCK phải đảm bảo các điều kiện sau :
+ Có trụ sở chính (đối với pháp nhân ) hoặc có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 (đối với cá nhân) tại địa bàn có điểm giao dich của VIB;
+ Có kinh nghiệm kinh doanh và ĐTCK tối thiểu ba năm , hoạt động kinh doanh có hiệu quả;
+ Mở tài khoản chứng khoán tại công ty chứng khoán mà VIB ký Hợp đồng hợp tác (đối với cầm cố chứng khoán niêm yết , chứng khoán đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán). [16]
Nhìn chu ng, các điều kiện luật định và các điều kiện riêng do từng ngân hàng đưa ra đối với bên đi vay khá chặt chẽ . Nhưng không phải lúc nào các điều kiện này cũng được thực hiện đầy đủ , chính xác , nhất là đối với những điều k iện thiên về định tính . Ví như điều kiện : “Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật”. Việc đánh giá dự án đầu tư , sản xuất , kinh doanh có “khả thi” hay không phụ thuộc phần lớn vào đánh giá chủ quan của các NHTM . Thực tế cho thấy , không ít trường hợp , các dự án được đánh giá là “khả thi” và được cho vay tiền đã thất bại , trong khi có nhiều dự án , mặc dù rất khả thi trên thực tế nhưng không được NHTM cho vay tiền. Có trường hợp, khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện nhưng vì một lý do nào đó , vẫn được NHTM cho vay và cũng có không ít các trường hợp khách hàng có đủ điều kiện nhưng vẫn không được vay tiền .
Việc áp dụng đầy đủ , nghiêm túc các điều kiện đối với bên đi vay có ý nghĩa rất quan trọng , giúp phòng ngừa rủi ro cho cả NHTM và khách hàng . Nếu các bên khôn g tuân thủ nghiêm túc các quy định này dẫn đến việc người không đủ điều kiện mà vẫn được vay tiền thì rủi ro có thể sẽ đến với cả bên cho vay và bên đi vay . Đó là khi bên đi vay sử dụng vốn vay không hiệu quả và không thể trả lại vốn vay cho ngân hàng .
2.2.2 Về trình tự, thủ tục cho vay đầu tư chứng khoán
Điều 14. Hồ sơ vay vốn
1. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn như quy định tại Điều 7 Quy chế này. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay.
Điều 15. Thẩm định và quyết định cho vay
1. Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.
2. Tổ chức tín dụng xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay.
3. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.
Hoạt động cho vay ĐTCK của NH TM cũng phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục được quy định như trên , bao gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Trong bước này , khách hàng là các nhà đầu tư CK phải lập hồ sơ vay vốn theo quy định của NHTM . Nhìn chung , các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn do
các NHTM quy định thường khá giống nhau . Dưới đây là Hồ sơ vay vốn theo quy định của VIB :
+ Bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu của người vay (đối với cá nhân), bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với tổ chức);
+ Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ;
+ Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ; + Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay;
+ Giấy ủy quyền cho VIB bán chứng kho án khi khách hàng không thực hiện đúng cam kết và /hoặc Thỏa thuận gán nợ chứng khoán cho VIB trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm;