Thực trạng môi trường không khí

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và một số nhận xét bảo vệ môi trường của thị trấn chợ Chu Định Hóa Thái Nguyên (Trang 44)

- Quốc phòng

4.2.2.Thực trạng môi trường không khí

Về môi trường không khí chất lượng không khí nói chung khá tốt, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, ở khu vực cạnh đường quốc lộ phương tiện giao thông đi lại nhiều nên lượng khói bụi đang ngày một tăng lên, ô nhiễm bụi đang trở thành vấn đề cấp bách. Tại một số nút giao thông lớn, nồng độ chất CO2 khá cao, trực tiếp gây hại đến sức khoẻ của những người tham gia giao thông. Nồng độ bụi trong các khu dân cư các vùng nằm xa đường của thị trấn về cơ bản chưa bị ô nhiễm. Tại khu vực thị trấn chợ chu qua kết quả điều tra vẫn chưa có trường hợp hợp nào bị anh hưởng sức khỏe do không khí không đảm bảo. 4.2.3. Rác thải Bảng 4.5: Phân loại rác STT Thành phần Tỷ lệ (%) Khối lượng Kg/ngày Tấn/năm 1 Rác hữu cơ 69,52 2363,80 862,786 2 Rác vô cơ 28,76 977,89 356,931 Rác có thể tái chế được 16,60 564,43 206.02 Rác vô cơ khác 12,16 413,46 15.09

3 Rác thải nguy hại 1,72 58,48 21,35

Tổng 100 3.400,17 124,11

( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Hóa)

Tổng lượng rác thải thải ra mỗi ngày là rất lớn khoảng 3400,17 kg/ngày, bao gồm rác hữu cơ, rác vô cơ và cả rác thải nguy hại. Trung bình mỗi ngày

lượng rác hữu cơ của thị trấn thải ra là 2363,80 kg/ngày chiếm 69,52% tổng lượng rác thải (rác thải hữu cơ bao gồm các thức ăn thừa, phế phụ phẩm nông nghiệp,...). Rác vô cơ là 977,89 kg/ngày chiếm 28,76%, trong đó rác vô cơ có thể tái chế được (nhựa, nilon, kim loại) là 564,43kg/ngày chiếm 16,6%, rác vô cơ khác (gạch, ngói, vải thừa, đất, cát,...) là 413,46 kg/ngày chiếm 12,16%. Rác thải nguy hại (pin, acquy, mỹ phẩm, rác thải y tế,...) thải ra mỗi ngày là 58,48 kg/ngày, chiếm 1,72%.

Bên cạnh rác thải của người dân thì rác thải của các cơ quan trường học cũng rất là nhiều. điều đang nói ở đây là khu vực này là khu vực công cộng có nhiều người qua lại, trình độ hiểu biết về môi trường khá cao nhưng ý thức bảo vệ môi trường chung lại rất hạn chế

Bảng 4.6: Lượng rác làng nghề và các trường học, bệnh viện

STT Hình thức Số lượng Khối lượng kg/ngày tấn/năm 1 Làng nghề 1 44,55 16,26 2 Mần non 2 156,02 56,95 3 Trường tiểu học 1 115,02 41,98 4 PTCS 1 117,29 42,81 5 PTTH 2 442,06 161,35 6 TT y tế huyện Định Hóa 1 120,5 43,98 7 Cơ quan 22 63,34 23,12

( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Hóa)

Rác thải làng nghề đang là vấn đề nan giải đang làm đau đầu các cơ quan chức năng và góp phần là biến dạng môi trường xung quanh. Thị trấn Chợ Chu

có khoảng 3 làng nghề chủ yếu ở đây là khai thác gỗ chế biết và mang xuống thành phố Thái Nguyên tiêu thu. Đa phần các làng nghề này là nhỏ lẻ, làm thủ công cho nên vấn đề xử lý rác và nước thải không được họ quan tâm. Nước thải thì được thải trực tiếp ra nhưng rãnh nước không đảm bảo và được dẫn ra ao hồ và ruộng đồng xung quanh. Rác thì ở được họ gom lại đem đi đốt trực tiếp chỉ có một phần nhỏ các làng nghề ở gần đường quốc lộ được hợp tác xã dịch vụ môi trường thu gom. Một số xưởng mộc là gỗ và vụn gỗ, vỏ bào nên được người dân xung quanh tận dụng làm nguyên liệu đốt, nhưng những bụi gỗ nhỏ bay trong không khí làm cho môi trường không khí rất khó chịu ảnh hưởng không nhỏ đến đường hô hấp của thợ mộc và những người dân sống xung quanh.

Số trường học trên địa bàn thị trấn không nhiều nhưng là trung tâm của huyện nên tập trung rất nhiều học sinh từ cấp tiểu học cho đến học sinh trung học phổ thông. Chính vì vậy mà lượng rác thải trường học là khá nhiều. Có thể thấy ngay trên bảng số liệu trên. Có 2 trường mẫu giáo nhưng trung bình mỗi ngày hai trường này thải ra 156,02kg rác thải, một trường tiểu học trung bình mỗi ngày thải ra 115,02kg rác, trường phổ thông cơ sở thải ra 117,29kg rác, trường PTTH thải ra 442,06 kg rác. Thành phần rác thải của đối tượng này thường là túi nilon, nhựa và chủ yếu là giấy. Chính vì vậy có thể tận dụng loại rác này để tái chế. Việc làm này rất có ý nghĩa với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu và nó còn đem lại lợi ích về kinh tế to lớn.

Trung tâm y tế Định Hóa nằm trong thị trấn Chợ Chu nhưng vì nằm ở trung tâm của huyện nên lượng bệnh nhân hàng ngày đến khám chữa bệnh là rất đông. Không chỉ rác thải của trung tâm mà đóng góp thêm là rác thải của những dịch vụ mọc trong trung tâm và đặc biệt là bên ngoài, đó là những hàng ăn, quán nước giải khát, quầy hàng tạp hóa,vv... Lượng rác thải thải ra hàng ngày chỉ tính riêng bệnh viện là 120,5kg và mỗi năm trung tâm sẽ thải ra 43,982 tấn. Đây là phấn rác thải sinh hoạt không độc hại được trung tâm thuê Hợp tác xã dịch vụ môi trường thu gom và vận chuyển vào bãi tập kết rác. Mỗi ngày bệnh viện thải ra 24,1kg và được nhân viên vệ sinh thu gom và đốt tại lò đốt rác thải nguy hại trong khuôn viên của bệnh viện.

Có 22 cơ quan đóng trên địa bàn của thị trấn, lượng rác thải của khối cơ quan thải ra hàng ngày là 63,34kg và 23,119 tấn/năm. Thành phần của rác thải của khối các cơ quan thải ra cũng tương tự như rác thải của các trường học

Thị trấn dàn trải trên một diện tích rộng lớn bên cạnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì chăn nuôi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Điều đáng nói là việc xử lý rác thải chăn nuôi đang đặt ra vấn đề cho địa phương.

Bảng 4.7: Chất thải chăn nuôi

Năm Tổng đàn trâu Tổng đàn bò Tổng đàn lợn Tổng đàn gia Tổng kg/ngày tấn/năm 2010 40 60 1500 8200 11.150,00 2.934 2011 50 70 2000 9000 12.672,29 4.562,024

( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Hóa)

Trên địa bàn huyện có nhiều các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô lớn và ngoài ra có nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ. Lượng chất thải từ hoạt động chăn nuôi thải ra môi trường hàng ngày 12.627,29kg/ngày. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều tận dụng phân gia súc để làm phân bón. Phân được sử dụng đều đã được người dân ủ. Có một số hộ chăn nuôi lớn đã tận dụng phân gia súc gia cầm để làm chất đốt bằng cách làm hầm Bioga, việc làm này vừa tiết kiệm được nguyên liệu, giảm chi phí sinh hoạt cho người dân và đặc biệt rất thân thiện với môi trường. Có một bộ phận nhỏ người dân đã dùng trực tiếp phân tươi để làm phân bón cho cây trồng, việc làm này là thói quen của người dân, họ nghĩ rằn phân tươi bón sẽ tốt hơ rất nhiều so với phân đã qua ủ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và một số nhận xét bảo vệ môi trường của thị trấn chợ Chu Định Hóa Thái Nguyên (Trang 44)