Kết quả ảnh hưởng của phương pháp khử trùng đến khả năng tạo vật liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng nhân giống cây nhân sâm (panax ginseng c a meyer) bằng phương pháp in vitro (Trang 35)

ginseng C.A. Meyer) (sau 7 ngày nuôi cấy)

Việc khử trùng mẫu là một mắt xích quan trọng trong quá trình nuôi cấy

in vitro. Hiện nay có rất nhiều hóa chất được lựa chọn để khử trùng cho các đối tượng thực vật khác nhau. Với mỗi loại hóa chất thì khả năng tiêu diệt nấm và vi khuẩn khác nhau tùy thuộc vào nồng độ và thời gian xử lý. Trong thí nghiệm này, tôi tiến hành 3 công thức với nồng độ và thời gian khác nhau. Sau 7 ngày nuôi cấy kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.1 và biểu đồ 4.1

Bảng 4.1: Kết quảảnh hưởng của phương pháp khử trùng đến khả năng tạo vật liệu sạch nấm và vi khuẩn từđoạn thân cây Nhân Sâm

(Panax ginseng C.A. Meyer) (sau 7 ngày nuôi cấy)

Chỉ tiêu theo dõi

Công thức Số mẫu đưa vào (mẫu/CT) Tỷ lệ mẫu sống Tỷ lệ mẫu chết (%) Nhiễm (%) Không nhiễm (%) CT1 (Cồn 96%) 90 26,67 44,44c 28,89 CT2 (HgCl2 0,1%) 90 31,11 61,11b 7,78 CT3 (Cồn 70 % + HgCl2 0,1%) 90 14,44 74,44a 11,12 LSD05 3,14 3,85 CV (%) 6,5 3,2

Chú thích: (a,b,c) là những chữ cái khác nhau biểu diễn sự sai khác nhau có ý nghĩa với

a= 0,05 trong Duncan’s test. CT3 cho tỷ lệ mẫu sống không nhiễm cao nhất 74,44%, CT1 tỷ lệ mẫu sống không nhiễm thấp nhất 44,44%.

TLMSKN % 44,44 61,11 74,44 0 10 20 30 40 50 60 70 80 CT1 CT2 CT3 Công thức TLMSKN Hình 4.1: Biểu đồ kết quảảnh hưởng của phương pháp khử trùng đến khả năng tạo vật liệu sạch nấm và vi khuẩn từđoạn thân cây Nhân Sâm

(Panax ginseng C.A. Meyer) (sau 7 ngày nuôi cấy)

Để đánh giá hiệu quả của việc khử trùng mẫu, người ta dựa vào tỷ lệ mẫu sống không nhiễm. Từ bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 cho thấy:

Tỷ lệ mẫu sống không nhiễm: Với giá trị LSD.05 đạt 3,85 các công thức khác nhau đều có sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Tỷ lệ mẫu sống không nhiễm cao nhất ở công thức 3 khi khử trùng bằng cồn 70% trong 30 giây kết hợp với dung dịch HgCl2 0,1% trong 7 phút đạt 74,44%. Tiếp đó là công thức 2 khử trùng bằng dung dịch HgCl2 0,1% trong 7 phút đạt 61,11%. Thấp nhất ở công thức 1 (nhúng mẫu vào cồn 96% đốt nhanh trên ngọn lửa đèn cồn trong 30 giây) tỷ lệ mẫu sạch đạt 44,44%. Điều đó cho thấy, cồn 70% kết hợp với dung dịch HgCl2 0,1% có hoạt lực khử trùng cao nhất đối với đoạn thân cây Nhân Sâm.

Kết quả trên có thể được giải thích như sau: Gốc Hg+ có hoạt tính, tính khử trùng mạnh, Hg+ gây thoái hóa tổ chức tạo thành các hợp chất protein rất dễ tan làm tê liệt chức năng của các nhóm thiol (-SH), các hệ thống men cơ bản và oxi hóa khử của tế bào; Hg+ có thể liên kết với các protein của máu và mô, làm tê liệt và phá hủy tế bào nấm và vi khuẩn nhanh chóng mà không thấm sâu vào mô tế bào thực vật nên tỷ lệ mẫu chết thấp.

Theo kết quả công bố của Duong Tan Nhut và cs (2011) [29], khi nghiên cứu trên Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.). Để tạo nguyên liệu sạch phục vụ cho nghiên cứu, tiến hành khử trùng lá Nhân Sâm trong 30 giây cồn 70% và HgCl2 0,1% 5 phút. Thời gian khử trùng của tác giả chỉ trong 5 phút ngắn hơn thời gian khử trùng của chúng tôi. Điều này có thể giải thích như sau: lá Nhân Sâm mỏng, dễ mất nước nếu khử trùng lâu hóa chất sẽ ngấm sâu vào bên trong mẫu gây độc mô, làm mất khả năng tái sinh. Đối với củ Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis), Trần Thị Liên và cs (2009) [11] khử trùng HgCl2 0,1% trong 15 phút cao hơn thời gian khử trùng của chúng

tôi. Kết quả này hoàn toàn phù hợp do củ Sâm Ngọc Linh được lấy trong lòng đất chứa nhiều vi sinh vật và bụi bẩn vì vậy phải tăng thời gian khử trùng.

Tỷ lệ nhiễm thấp và tỷ lệ mẫu sống cao đạt 87,07% khi khử trùng bằng dung dịch HgCl2 0,1% trong 7 phút là kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bảo Triệu và cs (2013) [20] trên chồi đỉnh Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis

Ha et Grushv.). Kết quả của tác giả cao hơn của chúng tôi mặc dù cùng nồng

độ hóa chất cũng như thời gian khử trùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng nhân giống cây nhân sâm (panax ginseng c a meyer) bằng phương pháp in vitro (Trang 35)