Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong (Trang 40)

a/ Phân tích tình hình biến động của giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý:

Bảng 2.6 Phân tích tình hình biến động của giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý của doanh nghiệp năm 2014

Đơn vị tính: đồng

STT Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối 1 Giá vốn hàng bán 364,406,596,695 538,697,180,648 174,290,583,953 47.80% 2 Chi phí bán hàng 59,061,421,172 76,655,204,743 17,593,783,571 29.80% 3 Chi phí quản lý DN 10,254,738,221 25,795,060,503 15,540,322,282 151.50%

4 Doanh thu thuần 510,112,845,890 841,277,502,681 331,164,656,791 64.90%

5 Giá vốn hàng bán/DTT 71.40% 64.00% (7.4)%

6 Chi phí hàng bán/DTT 11.60% 9.10% (2.5)%

7 Chi phí quản lý DN/DTT 2.00% 3.10% 1.1%

Qua bảng phân tích trên cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tốt dần lên vào cuối kỳ. DTT ở cuối kỳ là 841,227,502,681 đồng tăng so với đầu kỳ là 331,164,656,791 đồng tương đương khoảng 64,9%. Để có được kết quả này doanh nghiệp đã tích cực tăng nguồn chi phí vào giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN.

Về giá vốn hàng bán:

Qua bảng phân tích dễ thấy được GVHB tăng nhanh từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Cuối kỳ là 538,697,180,648 đồng tương đương với 47,8%. Đồng thời tỷ trọng GVHB trong DTT giảm xuống từ 71,4% còn 64% tương ứng khoảng 7,4%. Tuy nhiên sự gia tăng này không phải thể hiện trong việc giảm chi phí kém hiệu quả mà là do sự gia tăng của DTT. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, kịp tiến độgiai hàng doanh nghiệp đã phải gia tăng trong hoạt động sản xuất kéo theo sự gia tăng trong chi phí nhân công, chi phí NVL đầu vào.

Năm 2014, CPBH của doanh nghiệp đã tăng lên từ 59,061,421,172 đồng lên 76,655,204,743 đồng tương đương khoảng 29,8%. Tuy nhiên con số này chỉ bằng khoảng gần một nửa so với DTT là 64,9%. Chính vì vậy ở thời điểm đầu kỳ, CPBH chiếm 11,6% cho đến cuối kỳ giảm xuống còn 9,1% trong tổng DTT. CPBH cảu doanh nghiệp chủ yếu là chi phí quảng cáo, chi phí điện nước chi phí cho nhân viên,...cùng với tốc độ tăng của DTT có thể nói rằng doanh nghiệp đã quản lý tốt CPBH. Điều này góp phần làm tăng lợi nhuận trong các năm tiếp theo và doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì tình hình này.

Về chi phí quản lý DN:

Đây là chi phí tăng nhanh nhất của doanh nghiệp, cụ thể là tăng 151,5 % so với đầu kỳ. Ở đầu kỳ CPQLDN chiếm 2% trên tổng DTT và đến cuối kỳ tăng lên đạt 3,1%. CPQLDN chủ yếu là do DN tăng chi phí thiết kế web, tăng chi phí đào tạo, ..Tuy nhiên sự gia tăng này cao hơn so với DTT là 64,9%. Do đó ta thấy được hiệu quả quản lý của CPQLDN chưa được tốt, DN cần có những biện pháp khắc phục thay đổi phương pháp để giảm tốc độ tăng của chi phí đồng thời góp phần vào việc tăng doanh thu.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w