Phân tích khả năng thanh khoản của doanh nghiệp: a/ Hệ số tự tài trợ :

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong (Trang 32)

a/ Hệ số tự tài trợ : Đầu kỳ Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu = 162,784,740,627 = 0,31 Tổng nguồn vốn 518,051,460,369 Cuối kỳ: Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu = 240,794,535,724 = 0,34 Tổng nguồn vốn 701,638,869,528 Nhận xét:

Hệ số tự tài trợ cuối năm tăng cao so với đầu năm là 0,3 điều này chứng tỏ sự độc lập về tài chính của công ty tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do công ty đã có chính sách trả nợ tích cực làm giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tương đối lớn.

b/ Khả năng thanh toán tổng quát:

Khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Tổng nợ Đầu kỳ:

Khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản = 518,051,460,369 Tổng nợ 355,266,719,742

= 1,4

Cuối kỳ:

Khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản = 701,638,869,528 Tổng nợ 460,844,333,804

Nhận xét:

Hệ số này của doanh nghiệp tương đối tốt vì đầu năm 1 đồng vốn vay của doanh nghiệp được đảm bảo bằng 1,4 đồng tài sản còn cuối kỳ được đảm bảo bằng 1,5 đồng. Hệ số này ở thời điểm cuối năm cao hơn đầu năm là do Công ty huy động vốn từ bên ngoài tăng lên nhưng mức tăng nhỏ hơn nhiều so với mức tăng của tài sản, tổng số nợ tăng lên.

c/ Hệ số thanh toán ngắn hạn: Đầu kỳ:

Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn = 179,566,774,387 =0,66 Nợ ngắn hạn 272,893,484,732 Cuối kỳ:

Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn = 261,768,875,139 = 0,95 Nợ ngắn hạn 276,030,477,458 Nhận xét:

Qua hệ số này cho biết Tài sản ngắn hạn và Nợ ngắn hạn đều tăng ở cuối năm,đồng thời hệ số cũng tăng lên từ 0,66 lên 0,95. Điều này chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán khá cao, đây là dấu hiệu tốt cho công ty. Nó làm cho các nhà đầu tư và các nhà cung cấp tin tưởng vào khả năng thanh toán của công ty trong vòng một năm tới, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi nếu muốn huy động nguồn vốn.

d/ Hệ số thanh toán nhanh:

Hệ số thanh toán nhanh = Tổng vốn bằng tiền + Các khoản phải thu Nợ ngắn hạn

Đầu kỳ:

Hệ số thanh toán nhanh = Tổng vốn bằng tiền + Các khoản phải thu Nợ ngắn hạn

= 30,838,394,576 + 92,110,712,142 272,893,484,732

Cuối kỳ:

Hệ số thanh toán nhanh = Tổng vốn bằng tiền + Các khoản phải thu Nợ ngắn hạn

= 46,659,903,119 + 134,540,462,192 276,030,477,458

= 0,4 e/ Hệ số thanh toán tức thời:

Hệ số thanh toán tức thời = Tổng vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn Đầu kỳ:

Hệ số thanh toán tức thời = Tổng vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn = 30,838,394,576 272,893,484,732 = 0,11

Cuối kỳ:

Hệ số thanh toán tức thời = Tổng vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn = 46,659,903,119

276,030,477,458 = 0,17

Nhận xét:

Qua tính toán trên cho thấy hệ số thanh toán nhanh giảm vào cuối kỳ từ 0,45 giảm xuống còn 0,4. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm.Tuy nhiên hệ số thanh toán tức thời tăng từ 0,11 lên 0,17 chính vì vậy nên doanh nghiệp phải tăng cường thu hồi các khoản nợ để quay vòng vốn nhanh hơn, đồng thời tăng khả năng thanh toán của mình.

f/Khả năng thanh toán dài hạn: Tỷ số nợ trên VCSH:

Tỷ số nợ trên VCSH = Nợ phải trả VCSH

Đầu kỳ: Tỷ số nợ trên VCSH = Nợ phải trả = 355,266,719,742 VCSH 162,784,740,627 = 2,18 Cuối kỳ: Tỷ số nợ trên VCSH = Nợ phải trả = 460,844,333,804 VCSH 240,794,535,724 = 1,91

Hệ số này của doanh nghiệp khá cao nhưng đến cuối năm thì giảm từ 2,18 xuống còn 1,91. Con số này cho biết tình hình nợ phải trả được đảm bảo bằng VCSH khá tốt, doanh nghiệp đã thực hiện chính sách vay vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên phải giữ cho con số này không được quá cao cũng không được quá thấp để có thể đảm bảo sự bền vững về tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w