Phân tích khả năng luân chuyển vốn thông qua bảng BCKQHĐKD:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong (Trang 35)

BCKQHĐKD:

Khả năng luân chuyển vốn là một vấn đề rất quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng luân chuyển vốn giúp chúng ta đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không, từ đó đề ra các biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả cho công ty. a/Luân chuyển hàng tồn kho:

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm...Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Số vòng quay HTK:

Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán Trị giá HTK bình quân

Trị giá HTK bình quân = HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ 2

= 53,307,066,944 + 70,533,525,798 2 = 61,920,296,371 Đầu kỳ: Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán = 364,406,596,695 = 5,88 Trị giá HTK bình quân 61,920,296,371 Cuối kỳ: Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán = 583,697,180,648 = 9,4 Trị giá HTK bình quân 61,920,296,371

Số vòng quay HTK thể hiện số lần mà HTK bình quân được bán ra trong kỳ.như vậy có thể thấy được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khá tốt, số HTK được bán ra tăng vào cuối kỳ từ 5,88 lên 9,4.

b/ Luân chuyển khoản phải thu:

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức:

Số vòng quay khoản phải thu = Tổng DTT Số dư bình quân nợ phải thu Số dư bình quân nợ phải thu = Nợ phải thu đầu kỳ + Nợ phải thu cuối kỳ

2

= 92,110712,142 + 134,540,462,192 2

= 113,325,587,167 Đầu kỳ:

Số vòng quay khoản phải thu = Tổng DTT Số dư bình quân nợ phải thu

= 510,112,845,890 = 4,5 113,325,587,167

Cuối kỳ:

Số vòng quay khoản phải thu = Tổng DTT Số dư bình quân nợ phải thu

= 841,277,592,681 = 7,4 113,325,587,167

Số vòng quay KPT của doanh nghiệp ở thời điểm cuối kỳ tăng từ 4,5 lên 7,4. Điều này chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp khá khả quan, nguyên nhân là do doanh thu của doanh nghiệp thu về tăng cao. c/ Luân chuyển VLĐ:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, VLĐ không ngừng vận chuyển. Nó không ngừng mang nhiều hình thái khác nhau như là: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển VLĐ chi phôi trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp.

Số vòng quay VLĐ:

VLĐ bình quân sử dụng = VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ 2 = 261,768,875,139 + 179,566,774,387 2 = 220,667,824,763 Số vòng quay VLĐ = DTT VLĐ bình quân sử dụng Đầu kỳ: Số vòng quay VLĐ = DTT VLĐ bình quân sử dụng = 510,112,845,890 = 2,31 220,667,824,763 Cuối kỳ: Số vòng quay VLĐ = DTT VLĐ bình quân sử dụng = 841,277,592,681 = 3,81 220,667,824,763

Số vòng quay VLĐ của doanh nghiệp tăng vào thời điểm cuối kỳ, cụ thể là tăng từ 2,31 lên 3,81. Nguyên nhân là do DTT cuối năm tăng khá lớn từ

510,112,845,890 đồng lên 841,277,592,681 đồng . Điều này cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả VLĐ, giúp công ty tránh ứ đọng vốn và tiết kiệm được một lượng vốn.

d/ Luân chuyển TSCĐ:

Là một trong những tỷ số tài chính đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.

Số vòng quay TSCĐ:

Số vòng quay TSCĐ cho biết một đồng giá trị bình quân TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ, được xác định bằng công thức sau:

Số vòng quay TSCĐ = DTT Giá trị bình quân TSCĐ sử dụng

Giá trị bình quân TSCĐ sử dụng = TSCĐ đầu kỳ + TSCĐ cuối kỳ 2 = 286,003,725,921 + 426,197,567,246 2 = 712,201,293,167 Đầu kỳ: Số vòng quay TSCĐ = DTT Giá trị bình quân TSCĐ sử dụng = 510,112,845,890 712,201,293,167 = 0,72 Cuối kỳ: Số vòng quay TSCĐ = DTT Giá trị bình quân TSCĐ sử dụng = 841,277,592,681 712,201,293,167 = 1,18

Ở thời điểm cuối kỳ Số vòng quay TSCĐ của doanh nghiệp tăng từ 0,72 lên 1,18 . Điều này cho ta biết hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp

rất tốt, bằng những chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đã sử dụng là tập trung vào TSCĐ đã giúp doanh nghiệp đạt được những kết quả tích cực.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w