Hình 43 – hình ảnh Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập, thành lập Nước Việt Nam DCCH.
5. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám 1945.
a)Nguyên nhân thắng lợi
Rút ra kết luận về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám: - Nguyên nhân chủ quan:
+ Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc; vì vậy khi Đảng kêu gọi cả dân tộc nhất tề đứng lên, khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu. + Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh.
+ Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân quyết tâm cao. Các cấp bộ đảng chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, chớp đúng thời cơ.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Quân Đồng minh đánh thắng phát xít, tạo cơ hội khách quan thuận lợi cho nhân dân ta khởi nghĩa thành công.
- Nguyên nhân chủ yếu
+ Trong những nguyên nhân trên sự lãnh đạo tài tình của Đảng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi trọn vẹn của Cách mạng tháng Tám.
+ Với đường lối cách mạng đúng đắn và sự nhạy bén chính trị, Đảng ta đã:
+ Giải quyết một cách khoa học mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến.
+ Thực hiện có hiệu quả tư tưởng bạo lực cách mạng.
+ Vừa tích cực, kiên trì chuẩn bị lực lượng mọi mặt, vừa kịp thời nắm bắt thời cơ thuận lợi, phát động nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
b) Ý nghĩa lịch sử:
Trình bày được ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám:
- Tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của Nhật gần 5 năm, lật nhào chế độ phong kiến, lập nên Nhà nước VNDCCH...
- Mở ra một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập dân tộc, tự do, kỉ nguyên nhân dân nắm chính quyền, làm chủ đất nước.
- Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít; Cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.
c/ Bài học kinh nghiệm:
+ Đảng phải có đường lối đúng đắn, nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương biện pháp cách mạng phù hợp.
+ Tập hợp rộng rãi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất, phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
+ Chỉ đạo linh hoạt,, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp đúng thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa.
Chủ đề 10
VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954A - CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH A - CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
- Hiểu được tình hình nước ta trong hơn năm đầu sau cách mạng tháng Tám 1945 - chính quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Trình bày được những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến: bước đấu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn vế tài chính...
- Trình bày được những diễn biến chính của công cuộc chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng: chống thực dân Pháp trở lại xâm lược miền Nam. Đấu tranh với Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc, hoà hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta. - Phân tích hoàn cảnh dẫn đến việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; đường lối kháng chiến của Đảng. Trình bày được cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân thủ đô Hà Nội và các đô thị từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc; những công việc chuẩn bị về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hoá cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Trình bày diễn biến, kết quả và phân tích ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947.
- Nắm được tình hình cuộc kháng chiến từ 1948-1950: những chính sách xây dựng hậu phương về mọi mặt (chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục)
- Trình bày được hoàn cảnh và chủ trương của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950; diễn biến, kết quả, phân tích được ý nghĩa của chiến dịch này.
- Nắm được những kết quả chính đã đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt từ 1951- 1952, ý nghĩa và tác dụng đối với cuộc kháng chiến nói chung, với chiến trường nói riêng.
- Nắm được tình hình chiến trường 1951-1952; diễn biến chính của chiến trường Hoà Bình, Tây Bắc...và ý nghĩa của chiến dịch đó.
- Phân tích được hoàn cảnh dẫn đến âm mưu, thủ đoạn mới của thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ thể hiện trong kế hoạch Nava.
- Trình bày và phân tích và phân tích được nét chính của chiến cuộc Đông xuân 1953-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương . Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Biết sử dụng các loại đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo khi học tập.
B - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG