PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1925 ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Chuẩn kiến thức LS 12 căn bản (Trang 28)

TỪ 1925 ĐẾN NĂM 1930

1. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạnga) Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên: a) Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:

Trình bày được sự thành lập, hoạt động, vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:

- Sự thành lập:

+ Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc), liên lạc với những người Việt Nam yêu nước, với tổ chức Tâm tâm xã, chọn một số thanh niên tích cực thành lập Cộng sản đoàn (2-1925).

+ Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ; Trụ sở đặt tại Quảng Châu.

+ Ngày 21-6-1925, báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội ra số đầu tiên. - Hoạt động:

+ Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp, in thành sách Đường Kách mệnh + Báo Thanh niên và sách Đường Kách mệnh trang bị lý luận cho cán bộ cách mạng, là tài liệu tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

+ Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức phong trào “vô sản hóa”đưa hội viên thâm nhập vào các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền...tiến hành tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị. - Sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin đã khiến cho phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1928 trở đi có những chuyển biến rõ rệt về chất, tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929

Hình 28 – Bìa sách Đường Kách mệnh là sách trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho các cán bộ cách mạng Việt Nam.

b) Tân Việt Cách mạng đảng

Biết được sự ra đời, hoạt động và phân hoá của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng:

- Ngày 14-7-1925, một số tù chính trị ở Trung Kì và một nhóm sinh viên trường Cao đẳng Hà Nội lập ra Hội Phục Việt, tiền thân của Tân Việt sau này.

- Trải qua nhiều lần đổi tên, trước những ảnh hưởng về tư tưởng chính trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và chủ trương hợp nhất không thành, ngày 14-7-1928, Hội đổi là Tân Việt Cách mạng đảng (Đảng Tân Việt), thành phần chủ yếu là trí thức tiểu tư sản.

- Tân Việt chủ trương đánh đổ đế quốc, thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái.

- Do tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá sâu rộng nên Tân Việt bị phân hóa: một bộ phận gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, số còn lại chuẩn bị thành lập một Đảng riêng theo học thuyết Mác-Lênin.

Trình bày được sự ra đời, hoạt động và tìm hiểu tại sao Việt Nam Quốc dân Đảng đã thất bại trong phong trào cách mạng Việt Nam:

- Sự ra đời

- Trên cơ sở là Nam Đồng Thư xã, ngày 25/12/1927 Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng.

+ Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. + Lúc mới thành lập chưa có cương lĩnh rõ ràng.

+ Năm 1928 và năm 1929, hai lần thay đổi chủ nghĩa - Hoạt động:

+ Địa bàn hoạt động bị bó hẹp, chủ yếu ở một số địa phương Bắc Kì. + Tổ chức vụ ám sát trùm mộ phu Badanh (2-1929).

+ Tổ chức khởi nghĩa: ngày 9/2/1930, bắt đầu ở Yên Bái, tiếp theo Phú Thọ, Hải Dưong, Thái Bình.., nhưng nhanh chóng thất bại.

Việt Nam Quốc dân Đảng chưa có cương lĩnh rõ ràng, thành phần phức hợp, không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

Khởi nghĩa bị động, không chuẩn bị kĩ càng, thực dân Pháp còn đủ mạnh để đàn áp.

- Ý nghĩa: cổ vũ tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân. Nối tiếp tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Hình 29 – Ông Nguyễn Thái Học, ông hi sinh anh dũng cho dân tộc, là gương sáng cho mọi người noi theo.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

a) Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929.

Trình bày được quá trình thành lập, hoạt động của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 và ý nghĩa của sự kiện này:

Một phần của tài liệu Chuẩn kiến thức LS 12 căn bản (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w