Năm 1929, phong trào công nhân, nông dân và các khác phát triển mạnh, kết thành làn sóng dân tộc ngày càng sâu rộng.

Một phần của tài liệu Chuẩn kiến thức LS 12 căn bản (Trang 29)

ngày càng sâu rộng.

- Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập Chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D – Hàm Long (Hà Nội).

- Tháng 5/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đoàn đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận.

- Ngày 17/ 6/1929, đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc Kì họp, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng.

- Tháng 8/1929, những hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong Tổng bộ và Kì bộ ở Nam Kì thành lập An Nam Cộng Sản Đảng.

- Tháng 9/1929, bộ phận đảng viên tiên tiến trong Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. - Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản phản ánh xu thế phát triển tất yếu, là kết quả tất yếu của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

b) Hội nghị thành lập ĐCSVN (6/1- 8/2/1930)

Trình bày được hoàn cảnh, nội dung của hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiểu được những nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Hoàn cảnh

+ Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ, làm ảnh hưởng đến tâm lí quần chúng và sự phát triển chung của phong trào cách mạng nước ta.

- Yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản được đặt ra một cách bức thiết.

+ Trước tình hình đó Nguyễn Ái Quốc đã chủ động từ Thái Lan đến Trung Quốc, triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.

- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6/1/1030 tại Cửu Long (Hương Cảng, TQ) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.

- Nội dung hội nghị:

+ Hội nghị đã nhất trí hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là ĐCSVN. + Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đây là bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.

+ Xác định Đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

+ Nhiệm vụ là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập tự do.

+ Lực lượng cách mạng: Công, nông, tiểu tư sản, trí thức. Với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc thì lợi dụng hoặc trung lập họ.

+ Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

- Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

Một phần của tài liệu Chuẩn kiến thức LS 12 căn bản (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w