Một số cây nguồn mật chín hở Việt nam

Một phần của tài liệu GT modun 03 - nuôi ong mật trong thùng hiện đại (Trang 56)

Người nuôi ong cần đọc sách, học hỏi người khác hoặc tự quan sát các cây ong đến lấy mật và phấn, thời gian cây nở hoa trong năm và thời gian trong ngày ong đến lấy mật, phấn để thành lập bảng cây nguồn mật, phấn ở địa phương mình để nuôi ong cố định hoặc biết các cây nguồn mật, phấn ở địa phương khác để phục vụ việc nuôi ong di chuyển.

Bảng 3.1. Một số cây nguồn mật, phấn chính ở Việt Nam TT Tên cây Thời

gian

Mật Phấn Ghi chú

1 Cà phê 12- 1 ++ ++ Miền Nam, Tây Nguyên 2 Chanh, bưởi,cam 1- 3 ++ ++ Cả nước

3 Điều 1-2 +++ - Miền Nam, Tây Nguyên 4 Cao su 2- 4 +++ - Miền Nam, Tây Nguyên

5 Tràm 1-4

6- 8

+++ ++ Miền Nam 6 Vải thiều 3 -4 +++ + Miền Bắc 7 Nhãn Bắc 3- 4 +++ + Miền Bắc

8 Sú 4- 5 +++ ++ Miền Bắc

9 Sòi đất 5 +++ + Miền Bắc, Miền Trung 10 Nhãn Nam 5- 6

9 – 10

+++ + Đồng bằng sông Cửu Long 11 Ngô 4; 9 -10 - +++ Cả nước

12 Bạch đàn liễu 5 – 6 +++ +++ Miền Bắc, Miền Trung 13 Vẹt 6 -7 +++ ++ Nghệ An, Thanh Hóa 14 Vừng (mè) 6 -8 ++ ++ Nghệ An, Thanh Hóa 15 Táo 9 – 10 +++ + Hưng Yên, Thái Bình 16 Chè (trà) 9 -12 + +++ Lâm đồng, Trung du miền núi 17 Trinh nữ cao 10 – 11 - +++ Trung du miền núi 18 Cỏ cúc áo ( càng cua) Quanh năm

, 9 - 12

+ +++

++ +++

Sơn La, Vùng đồi núi 19 Keo tai tượng 4 -12 +++ - Miền núi, trung du 20 Cỏ lào 12 - 1 +++ - Miền núi, trung du 21 Bạc hà dại 11 - 12 +++ + Hà Giang Ghi chú: +++ : là nhiều; ++ là trung bình; + là ít; - là không có

Có thể phân chia cây nguồn mật theo các loại cây sau:

- Cây rừng tự nhiên: gồm các cây gỗ, cây cỏ và dây leo: Dẻ, chân chim, sòi đất, trạc chìu, mơ lông, cỏ cúc áo, cỏ lào….

Hình: 3.7. Hoa dẻ Hình: 3.8. Hoa sòi đất

Hình: 3.9. Hoa cỏ lào Hình: 3.10. Hoa nhân rừng

Hình: 3.13 Hoa sắn dây rừng Hình: 3.14. Hoa câu rừng

- Cây lâm nghiệp và cây công nghiệp: Keo, bạch đàn, bồ đề , cà phê, cao su, trẩu….

Hình: 3. 15. Keo lá chàm Hình: 3.16. Hoa cà phê

Hình: 3.19. Hoa cây điều Hình: 3.20. Hoa bạch đàn trắng

- Cây ăn quả: nhãn, vải, chôm chôm, bưởi, cam, chanh, mơ, mận, dừa

Hình: 3.21. Hoa nhãn Hình: 3.22. Hoa cây vải

- Cây lương thực: Rau màu, ngô, đậu đỗ

Hình: 3.24. Hoa cải vàng Hình: 3.25. Hoa ngô

Hình: 3.26. Hoa lúa

Để lấy được nhiều mật, giảm chi phí cho ong ăn người nuôi chuyên nghiệp thường di chuyển đàn ong đi khai thác các cây nguồn mật ở các địa phương khác nhau gọi là bước đi hoa. Tùy theo kinh nghiệm và các cây nguồn mật mà mỗi vùng có bước đi hoa khác nhau, di chuyển ở cự ly khác nhau. Ở miền Nam có các bước đi hoa chính ( tính từ tháng một).

- Cà phê – điều – cao su – nhãn, trà, trinh nữ - Cà phê – điều – cao su – tràm – trà – cỏ lào

Tuy nhiên ở các tỉnh khác nhau thì bước đi hoa cũng khác nhau. Ví dụ như ở Đắc Lắk người nuôi ong di chuyển ít hơn, họ chỉ di chuyển ra ngoài tỉnh khi lấy mật điều và cao su, còn thời gian dưỡng ong và thu mật cà phê là ở tại địa phương.

- Bước đi hoa của một số người nuôi ong tỉnh Lâm Đồng.

Thời gian Nguồn hoa,mật Địa điểm

Tháng 12 và tháng 11( thu mật)

Cao su lá già, điều Bình Phước, Đồng Nai Tháng 12, đầu tháng 3 tăng đàn, thu mật Cà phê Lâm Đồng, Đắc Lắk, Đồng Nai, Bình Phước Tháng 3 đến tháng 4 thu mật

Cao su, chôm chôm Bình phước, Đồng Nai, Bến Tre, Chợ Lách Tháng 5 và tháng 6 dưỡng ong Thu mật nhãn, keo + ngô, nhãn Đồng Nai, Bà Rịa, Bình Phước, Cát Tiên, Vĩnh Long, Tiền Giang

Tháng 7 đến tháng 11 dưỡng ong

Trà, ngô, trinh nữ Đức Trọng hoặc Di Linh

Miền Bắc:

- Cam, chanh – vải nhỡ - vải thiều – nhãn – keo tai tượng – cỏ cúc áo – cỏ lào

- Hoa rừng – vải thiều – nhãn – sú – vẹt – cỏ cúc áo – bạc hà dại

Tuy nhiên ngay vụ hoa nhãn, cao su các địa phương khác nhau thì thời gian nở hoa cũng khác nhau. Ví dụ lấy nhãn Hưng Yên song có thể chuyển lên lấy nhãn muộn ở Văn Chấn ( Yên Bái) hoặc Lạng Sơn, …..Hoặc ngay hoa vải thiều với nhãn có năm nở cách nhau 20 ngày nhưng có năm chỉ cách nhau 7 – 10 ngày. Cho nên người nuôi ong phải xem xét cây nguồn mật cụ thể của từng năm mà quyết định bước đi hoa cho chính xác. Hiện nay nhiều người nuôi ong chuyển ong từ Bắc vào Tây Nguyên tháng 10 để nhân đàn sau khi lấy mật cà phê, điều, 1 – 2 vòng cao su lại chuyển ong ra Bắc để lấy mật vải thiều, nhãn. Một số người nuôi ong ở phía Nam lấy mật cao su xong chuyển ong ra Bắc lấy mật vải, nhãn rồi bán ong luôn.

- Để ong lấy được nhiều mật và giữ cho ong được an toàn người nuôi ong cần phải xem xét nguồn hoa cẩn thận.

- Trước khi chuyển ong đến điểm lấy mật người nuôi ong cần đi tiền trạm để điều tra tìm hiểu kỹ khi nào cây nguồn mật nở hoa ? Số lượng hoa trên cây nhiều ít, số cây nở, diện tích cây nguồn mật có bị giảm không ? Thời tiết có bị hạn không ? Nói chung thời tiết quá khô hạn, thiếu mưa cây tiết mật kém. Có nhiều trại ong khác về đặt ở điểm đó hay không. Tình hình sử dụng thuốc trừ

sâu ra sao? Vụ mật các năm trước có khá không ? Đối với người nuôi ong quy mô nhỏ và vừa còn phải quan tâm tới khả năng tiêu thụ mật ong, giá cả mật..

- Hiện nay, ở nước ta vào mùa mật cao su, điều ( ở các tỉnh phía Nam), nhãn, vải, cỏ cúc áo ( ở các tỉnh phía Bắc), …..có hiện tượng quá nhiều trại ong đặt cùng một điểm vài km2

mà năm trước được coi là được mùa, nhiều nơi có tới vài nghìn đàn ong đặt tại một điểm. Việc đặt ong quá dày như vậy làm năng suất mật giảm, thiếu phấn, ong cướp lẫn nhau nên giảm sút nhiều sauvụ mật.

B. Câu hỏi và bài thực hành

Bài tập 1: Xác định các cây nguồn mật, phấn chính ở địa phương Bài tập 2: Xác định thời điểm nở hoa của các cây nguồn mật Bài tập 3: Xác định số đàn ong nuôi trong một vùng

BÀI 4: QUẢN LÝ ĐÀN ONG THEO MÙA VỤ

Mục tiêu:

- Xác định được thời vụ quản lý đàn ;

- Thực hiện được kỹ thuật quản lý đàn: Khôi phục đàn, nhân đàn, nhập đàn, thay chúa, cho ong ăn..

- Có ý thức bảo vệ các đàn ong.

A. Nội dung

Một phần của tài liệu GT modun 03 - nuôi ong mật trong thùng hiện đại (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)