2.1. Tác hại
- Làm giảm chất lượng đàn ong do mất 1 phần đàn ong. - Ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch của người nuôi ong.
- Ảnh hưởng đến năng suất lao động do phải xử lý đàn ong chia đàn - Dẫn đến khoảng một phần hai số quân trong đàn bay đi đến nơi ở mới.
2.2. Nguyên nhân và điều kiện chia đàn - Chia đàn là hiện - Chia đàn là hiện
tượng ong chúa già đẻ kém tiết ít chất chúa
Hình: 2.15. Ong chúa già đẻ kém
- Do thời tiết thuận lợi ( thường vào trước các vụ mật)
- Có nhiều cây nguồn mật trong vùng nở hoa
Hình: 2.17. Hoa cỏ ba lá
- Đàn ong đông quân, nhiều on non, mật, phấn
Hình: 2.18. Cầu ong đông quân
- Thùng ong chật trội, cho xây tầng chậm, đặt nơi nắng nóng
Lưu ý: - Việc chia đàn chỉ xảy ra khi ong non không có đủ việc làm - Giống ong Ý có xu tính chia đàn thấp hơn so với ong nội địa
2.3. Nhận biết ong chia đàn tự nhiên
- Mùa vụ chia đàn:
+ Miền bắc vào tháng 3 – tháng 4 + Trước vụ mật cao su
+ Đồng bằng sông cửu long trong vụ mật xuân - Đàn ong chuẩn bị chia:
Đông quân, có nhiều ong non bay bài tiết vào buổi trưa.
Hình: 2.20. Đàn ong bay bài tiết
- Đầu tiên xuất hiện các lỗ tổ ong đực ở phía dưới bánh tổ
- Biểu hiện rõ nhất xuất hiện 7 – 10 mũ chúa ở các lứa tuổi khác nhau
Hình: 2.22. Nhiều mũ chúa xuất hiện
- Kiểm tra bên trong thấy có hiện tượng ong treo thành từng đám lớn ở nắp thùng, ván ngăn. Đây là những con ong chuẩn bị bay đi, chúng không đi làm, nghỉ ngơi và dự trữ năng lượng. Một số đàn còn thấy ong thợ bò ra đậu nhiều ở cửa tổ, đậu thành chùm dưới đáy thùng ong
Hình: 2.23. Ong đậu nhiều ở thành thùng
- Thời điểm ong thường chia: 7- 17 giờ, nhiều nhất là 9 – 10 giờ những ngày trời nắng, gió nhẹ
- Khi chia ong chuyển động thành từng dòng ra cửa tổ tạo ra âm thanh huyên náo nhưng nhỏ hơn ong bốc bay.
- Khi 2/3 số ong thợ muốn chia ra khỏi tổ thì ong chúa ra theo. Khi chia đàn có con bay ra nhưng có con lấy mật, phấn bay về
- Đàn chia bay ra thường đỗ lại ở vị trí gần đàn cũ khoảng 30 phút đến vài tiếng chờ ong trinh sát tìm được nơi ở mới, cả đàn sẽ bay đi.
Hình: 2.25. Ong đậu thành từng đám
- Thường đàn chia bay ra đi trước khi mũ chúa nở 1 - 3 ngày có trường hợp mũ chúa chưa vít nắp ong đã chia vì đã bị vặt mũ chúa hoặc nơi quá nóng. Ong chúa nở ra đầu tiên sẽ tìm cách cắn phá các mũ chũa khác. Trường hợp đàn ong muốn chia tiếp, ong thợ sẽ bảo vệ mũ chúa còn lại. Khi chúa tơ thứ hai sắp nở đàn chia thứ 2 tiếp tục bay ra cùng với chúa tơ
thứ nhất. Hình: 2.26. Mũ ong chúa đã nở
- Đôi khi có đàn chia thứ 3, 4 bay ra. Có đàn có 2 – 3 chúa tơ cùng nở và bay ra. Ong càng chia nhiều lần thì đàn còn lại càng nhỏ
2.4. Phòng chống
2.4.1. Phòng ong chia đàn tự nhiên
- Cho ong xây tầng kịp thời để ong non cỏ đủ việc làm. - Thay chúa già
- Đặt ong nơi dâm mát
- Chuyển ong nuôi sang thùng rộng
- Đổi cầu nhộng lấy cầu không của đàn ong yếu để có chỗ cho chúa đẻ ong non có đủ việc làm, còn đàn ong yếu sẽ mạnh lên.
- Cắt bỏ các lỗ tổ ấu trùng và nhộng ong đực
- Dùng kim châm vào mũ chúa hoặc vặt bỏ các mũ chúa
- Quay bớt mật
- Khi trong đàn có mũ chúa già cần chủ động chia đàn trước
2.4.2. Xử lý đàn chia bay ra
- Bắt đàn ong chia lại để hình thành đàn mới. Xử lý giống như bắt ong bốc bay.
- Cho đàn ong mới xây tầng
- Cho ong ăn thêm
2.4.3. Chăm sóc đàn gốc
- Chọn 1 mũ chúa thẳng to nhất để lại. Nếu đàn chia là đàn tốt có thể sử dụng các mũ chúa này để chia đàn hoặc thay các chúa già. Vặt bỏ hết mũ chúa khác để ong không chia nhiều lần.
- Rút bớt bánh tổ ở đàn gốc chuyển cho đàn chia
- Theo dõi chúa tơ
- Trường hợp chúa không nở hoặc mất chúa hoặc chúa giao phối không thành công cần giới thiệu mũ chúa, chúa khác hoặc nhập đàn lại.
3. Ong cƣớp mật – biện pháp phòng chống 3.1. Tác hại
- Gây xáo động nơi nuôi ong do đánh nhau hỗn loạn
- Ong ít đi làm phải ở nhà để bảo vệ tổ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thức ăn.
- Ong đánh nhau chết làm giảm thế đàn, đôi khi làm chết cả ong chúa.
- Đàn bị cướp dễ bỏ tổ bốc bay do bị uy hiếp và hết thức ăn
- Mất thời gian của người nuôi ong do phải giải vây ong đánh nhau
3.2. Nguyên nhân.
+ Người nuôi ong vẫn khai thác vòng mật cuối cùng khi nguồn hoa đã cạn
Hình: 2.27. Thu hoạch mật
+ Cho ong ăn ban ngày hoặc cho ăn tối nhưng để nước đường rơi vãi hấp dẫn ong đến cướp
Hình: 2.28. Cho ong ăn
- Vào mùa khan hiếm thức ăn những thùng ong bị nứt nẻ bốc mùi mật hấp dẫn ong đến ăn cướp.
- Ong đặt quá dày, thế đàn không đồng đều, đàn yếu thường bị đàn khỏe đến cướp mật.
Hình: 2.30. Đàn ong đặt quá dày
- Nuôi hai loài ong khác nhau ( ong Ý,ong nội) trên cùng nguồn hoa
Hình: 2.31. Đàn ong ngoại ( ong Ý) Hình: 2.32. Đàn ong nội 3.3. Nhận biết
- Có một số ong thợ vay vo ve xung quanh thùng ong tìm cách chui vào - Ở cửa tổ, ong thợ tăng cường cảnh giới, có ong đánh nhau chết rơi xuống, nhiều ong thợ chui vào bụng đói, chui ra bụng no. Ở cửa tổ đàn ong nội có một số ong Ý bay vào hoặc chui ra
3.4. Phòng chống ong ăn cƣớp
Nếu để xảy ra việc ong ăn cướp mật là rất nguy hiểm làm chết nhiều ong chúa, ong thợ, đàn ong mất ổn định gây nên hiện tượng hỗn loạn ở trại ong nên người nuôi ong cần có biện pháp phòng chống kịp thời.
- Phải kết thúc quay mật sớm để ong có đủ mật dự trữ. - Cho toàn bộ đàn ong trong vườn ăn thêm
- Không làm vương vãi nước đường khi cho ong ăn. - Bịt kín các khe hở thùng ong
- Không đặt ong quá dày, không nuôi 2 loài ong gần nhau.
- Rửa sạch sẽ các dụng cụ chứa mật sau khi khai thác, đóng kín nắp các dụng cụ đựng mật.
3.5. Xử lý ong cƣớp mật
- Dùng nước vảy vào đám ong đánh nhau hoặc dùng giẻ tẩm dầu hỏa thấm nhẹ vào gần cửa tổ.
- Chuyển đàn ong cướp ra chỗ khác, đặt vào đó 1 thùng không, ong về không thấy gì sẽ thôi đi cướp mật hoặc chuyển thùng bị cướp đi rồi đặt thùng không vào đó, ong đến ăn cướp không có gì sẽ quay về tổ
- Tối cho toàn bộ các đàn ong ăn đầy đủ.
- Nếu cả trại bị ăn cướp nặng cần chuyển đến nơi khác, phân ra vài nhóm, rồi cho ăn no.
- Nếu trại ong nội bị ong ngoại cướp cần đóng cửa tổ rồi chuyển ong đi chỗ khác cách đấy trên 5 km theo đường chim bay, nếu để chậm thiệt hại rất lớn.
4. Ong thợ đẻ trứng – Biện pháp phòng chống 4.1. Tác hại
- Do ong thợ không giao phối với ong đực nên chỉ đẻ trứng không thụ tinh mà trứng này nở ra ong đực nên đàn ong suy yếu, dễ mắc bệnh và chết.
- Bánh tổ chóng cũ và đen do phân và áo kén của ong đực nhiều.
- Ong đực do ong thợ đẻ có kích thước nhỏ bé (ong đực còi) nếu giao phối với chúa tơ thì ảnh hưởng xấu đến thế hệ sau.
4.2 . Nguyên nhân
- Ong thợ là con ong cái nhưng cơ quan sinh dục không phát triển đầy đủ, khi có chúa do bị chất chúa khống chế ong thợ không có khả năng đẻ.
- Do đàn ong mất chúa lâu ngày, buồng trứng ong thợ không bị chất chúa khống chế đã phát triển nên một số ong thợ sẽ đẻ trứng.
4.3. Nhận biết
- Trong 1 lỗ tổ có nhiều trứng ( 2 – 8 quả) nghiêng ngả. Khi ong thợ mới đẻ có thể thấy một lỗ tổ chỉ có một trứng tuy nhiên các trứng này đẻ lộn xộn, không ở chính giữa lỗ tổ như ong chúa đẻ mà ở cả vách lỗ tổ ( do bụng ong thợ ngắn).
Hình: 2.33. Ong thợ đẻ trứng
- Nhiều lỗ tổ ong đực vít nắp cao ở khu các lỗ tổ ong thợ ( ở khu vực giữa bánh tổ).
- Xuất hiện nhiều ong đực có kích thước nhỏ bé gọi là ong đực còi.
Hình: 2.34. Lỗ tổ ong đực 4.4. Phòng ong thợ đẻ trứng
- Giữ cho đàn ong luôn có chúa đẻ khỏe
- Nếu mất chúa phải giới thiệu mũ chúa hoặc chúa khác ngay, nếu không có mũ mà đàn mới mất chúa thì viện cầu ấu trùng dưới 3 ngày tuổi
- Nhập đàn mất chúa vào đàn có chúa.
4.5. Xử lý.
- Cầu có trứng ong thợ đẻ còn mới đem phơi nắng nhẹ hoặc phun nước đường vào để trứng chết.
- Nếu nhộng ong đực do ong thợ đẻ ra đã vít nắp thì dùng dao sắc hớt vít nắp rồi gõ mạnh cho nhộng rơi ra, nếu nhộng còn non thì dụng panh khêu ra.
- Nhập đàn có ong thợ đẻ trứng vào một hai đàn khác.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu 1: Nhận biết đàn ong chia đàn tự nhiên
Câu 2: Biện pháp phòng chống và xử lý ong chia đàn tự nhiên Câu 3: Nhận biết đàn ong bốc bay
Câu 4: Biện pháp phòng chống và xử lý ong bốc bay Câu 5: Phòng chống và xử lý đàn ong cướp mật Câu 6: Phong chống và xử lý ong thợ đẻ trứng
BÀI 3: CÁC CÂY NGUỒN MẬT, PHẤN NUÔI ONG
Mục tiêu:
- Biết được các loại cây nguồn mật, phấn chính ở nước ta;
- Xác định thời điểm nở hoa của cây nguồn mật, phấn vào các mùa vụ trong năm;
- Có ý thức bảo vệ các loại cây nguồn mật, phấn.
A. Nội dung
1. Vai trò của cây nguồn mật, phấn đối với nghề nuôi ong
- Khác với các con vật nuôi khác, ong hầu như lấy thức ăn từ tự nhiên đó là mật hoa và phấn hoa.
- Mật hoa bao gồm các loại đường là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của ong trưởng thành và ấu trùng. Mật hoa được chế biến thành mật ong và dự trữ để dùng khi nguồn hoa bên ngoài hết.
- Phấn hoa là nguồn cung cấp chất đạm, béo, vitamin và các chất khoáng. Phấn hoa cần cho việc nuôi dưỡng ấu trùng, xây tổ. Phấn hoa được chế biến thành lương ong để dự trữ trong các lỗ tổ gần khu vực nuôi ấu trùng.
- Nếu nơi nào có nguồn hoa cung cấp đủ phấn, mật quanh năm thì đàn ong phát triển tốt, cho năng suất cao. Ngược lại, nếu nguồn hoa ít thì việc nuôi ong sẽ khó khăn hơn, năng suất mật thấp. Bởi vậy cần phải đặt ong gần nơi có nguồn mật phong phú để nuôi dễ dàng, thuận lợi. Hoặc phải di chuyển đàn ong đến nơi có nhiều cây nguồn mật nở hoa.
2. Cây nguồn mật, phấn
- Ong bay đến các cây nở hoa để lấy mật lấy phấn nhưng không phải loại hoa nào cũng cho mật và phấn.
+ Những cây cho ong phấn được gọi là cây nguồn phấn. Ví dụ: Trinh nữ, ngô, lúa, vừng….
+ Những cây cho ong mật hoặc cho cả mật lẫn phấn được gọi là cây nguồn mật.
- Cây nguồn mật được chia làm 2 loại.
+ Cây nguồn mật hỗ trợ: Là những cây nguồn mật, phấn cho ong ăn
nhưng số lượng không nhiều. Ví dụ Cam, chanh, mận, bưởi, bí…Cây nguồn mật hỗ trợ có vai trò quan trọng để phát triển tăng cầu, đàn trong vụ chia đàn và 7chuẩn bị quân cho vụ mật
Hình: 3.3. Hoa cam Hình: 3.4. Hoa dƣa chuột
+ Cây nguồn mật chính là loại cây : Có nhiều hoa, hoa cho nhiều mật,
có diện tích lớn, mọc tập trung ví dụ: Nhãn, vải, chân chim, cao su
Hình: 3.5. Hoa nhãn Hình: 3.6. Hoa cỏ lào
+ Khi đến mùa cây nguồn mật chính nở hoa đàn ong sẽ có mật dự trữ để người nuôi ong lấy được mật. Địa phương nào càng có nhiều cây nguồn mật chính thì năng suất mật càng cao.
3. Một số cây nguồn mật chính ở Việt nam
Người nuôi ong cần đọc sách, học hỏi người khác hoặc tự quan sát các cây ong đến lấy mật và phấn, thời gian cây nở hoa trong năm và thời gian trong ngày ong đến lấy mật, phấn để thành lập bảng cây nguồn mật, phấn ở địa phương mình để nuôi ong cố định hoặc biết các cây nguồn mật, phấn ở địa phương khác để phục vụ việc nuôi ong di chuyển.
Bảng 3.1. Một số cây nguồn mật, phấn chính ở Việt Nam TT Tên cây Thời
gian
Mật Phấn Ghi chú
1 Cà phê 12- 1 ++ ++ Miền Nam, Tây Nguyên 2 Chanh, bưởi,cam 1- 3 ++ ++ Cả nước
3 Điều 1-2 +++ - Miền Nam, Tây Nguyên 4 Cao su 2- 4 +++ - Miền Nam, Tây Nguyên
5 Tràm 1-4
6- 8
+++ ++ Miền Nam 6 Vải thiều 3 -4 +++ + Miền Bắc 7 Nhãn Bắc 3- 4 +++ + Miền Bắc
8 Sú 4- 5 +++ ++ Miền Bắc
9 Sòi đất 5 +++ + Miền Bắc, Miền Trung 10 Nhãn Nam 5- 6
9 – 10
+++ + Đồng bằng sông Cửu Long 11 Ngô 4; 9 -10 - +++ Cả nước
12 Bạch đàn liễu 5 – 6 +++ +++ Miền Bắc, Miền Trung 13 Vẹt 6 -7 +++ ++ Nghệ An, Thanh Hóa 14 Vừng (mè) 6 -8 ++ ++ Nghệ An, Thanh Hóa 15 Táo 9 – 10 +++ + Hưng Yên, Thái Bình 16 Chè (trà) 9 -12 + +++ Lâm đồng, Trung du miền núi 17 Trinh nữ cao 10 – 11 - +++ Trung du miền núi 18 Cỏ cúc áo ( càng cua) Quanh năm
, 9 - 12
+ +++
++ +++
Sơn La, Vùng đồi núi 19 Keo tai tượng 4 -12 +++ - Miền núi, trung du 20 Cỏ lào 12 - 1 +++ - Miền núi, trung du 21 Bạc hà dại 11 - 12 +++ + Hà Giang Ghi chú: +++ : là nhiều; ++ là trung bình; + là ít; - là không có
Có thể phân chia cây nguồn mật theo các loại cây sau:
- Cây rừng tự nhiên: gồm các cây gỗ, cây cỏ và dây leo: Dẻ, chân chim, sòi đất, trạc chìu, mơ lông, cỏ cúc áo, cỏ lào….
Hình: 3.7. Hoa dẻ Hình: 3.8. Hoa sòi đất
Hình: 3.9. Hoa cỏ lào Hình: 3.10. Hoa nhân rừng
Hình: 3.13 Hoa sắn dây rừng Hình: 3.14. Hoa câu rừng
- Cây lâm nghiệp và cây công nghiệp: Keo, bạch đàn, bồ đề , cà phê, cao su, trẩu….
Hình: 3. 15. Keo lá chàm Hình: 3.16. Hoa cà phê
Hình: 3.19. Hoa cây điều Hình: 3.20. Hoa bạch đàn trắng
- Cây ăn quả: nhãn, vải, chôm chôm, bưởi, cam, chanh, mơ, mận, dừa