Phòng chống:

Một phần của tài liệu GT modun 03 - nuôi ong mật trong thùng hiện đại (Trang 42)

1. Ong bốc bay – Biện pháp phòng chống

1.4. Phòng chống:

1.4.1. Phòng

- Giữ cho đàn ong mạnh, luôn đủ thức ăn, bằng cách

+ Khi quay mật để lại chừa lại 1 – 2 bánh tổ để ong có nguồn thức ăn

Hình: 2.10. Quay mật

+ Cho ăn bổ sung vào thời kỳ không có cây nguồn mật nở hoa ( Vào các tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 1, tháng 2).

Hình: 2.11. Cho ong ăn thêm đƣờng

- Thay ong chúa già yếu ở những thời vụ nhân giống bằng ong chúa trẻ khỏe

- Điều chỉnh toàn bộ đàn ong có thế đàn đồng đều

- Đặt thùng ong đúng kỹ thuật - Phát hiện và phòng trị sâu, bệnh kịp thời

- Trường hợp phát hiện thấy ong sắp bốc bay phải lập tức + Viện 1 bánh tổ còn mới có đủ mật, phấn, nhộng ( lấy từ đàn khỏe). Phải rũ hết ong ở bánh tổ Hình: 2.13. Bổ sung bánh tổ có mật, phấn, nhộng + Có thể nhốt chúa lại một vài ngày Hình: 2.14. Ong chúa bị nhốt

+ Tối cho ong ăn nước đường

1.4.2. Xử lý

- Nếu phát hiện thấy ong bắt đầu bay (ong chúa chưa ra) thì nhanh chóng lấy nón hứng trước cửa tổ

- Trường hợp không lấy nón kịp thì nhanh chóng lấy đất ướt vít lỗ tổ và những khe hở lại không cho ra.

- Nếu ong đã bay ra đang lượn trên trời thì dùng đất, cát, nước….tung lên hoặc dùng sào có quấn giẻ ở đầu khua vào chỗ có nhiều ong. Ong sẽ hạ độ cao, đậu lại. Dùng nón bắt ong bắt lấy mang về treo ở chỗ tối và mát

- Kiểm tra đàn bốc bay để tìm hiểu nguyên nhân tại sao ong bay.

- Chuẩn bị thùng, ván ngăn, khoảng 7 giờ tối đổ ong vào thùng đã viện bánh tổ mới có đủ tiêu chuẩn, đuổi bám vào cầu viện. Cho ong ăn thêm.

- Hôm sau kiểm tra bên ngoài nếu thấy ong đi lấy phấn nhiều là ong đã ổn định. Để tĩnh 2 – 3 ngày kiểm tra chúa.

- Người mới nuôi ong nên cắt bớt 1/3 cánh chúa để khi ong chia đàn, bốc bay không bay xa. Không được cắt cụt mà cắt chéo ở phần ít gân cánh.

Một phần của tài liệu GT modun 03 - nuôi ong mật trong thùng hiện đại (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)