PHẦN V PHÂN LOẠI ĐẤT

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN THỔ NHƯỠNG (Trang 43)

- Cấu trúc đất, độ bền của đoàn lạp

PHẦN V PHÂN LOẠI ĐẤT

I.Phân loại đất ĐBSCL

• Hệ thống phân loại WRB

• Đặc tính chẩn đoán, tầng chẩn đoán và vật liệu chẩn đoán cho các loại đất ĐBSCL

• Nhận diện các loại đất chủ yếu ở ĐBSCL: các đặc tính chẩn đoán, tầng chẩn đoán và vật liệu chẩn đoán cơ bản để nhận diện đất than bùn, đất phù sa không phèn, đất úng thủy, đất phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt động

1.Định nghĩa phân loại đất:

Là sự sắp xếp đất có hệ thống vào từng nhóm theo những đặc tính quan trong nhất, nguồn gốc và đặc điểm độ phì.

2.Công việc thiết lập hệ thống phân loại đất gồm:

Thiết lập, xây dựng các hệ thống phân loại Sọa thảo các đơn vị trong hệ thống phân loại Thiết lập các sơ đồ phân loại

Thiết lập các hệ thống tên gọi, ký hiêu và dấu hiệu để chẩn đoán đất

3.Nguyên tắc xây dựng hệ thống phân loại đất:

Phân loại đất phải dựa trên những đặc điểm và các chế độ cơ bản của đất, phải kể đến những tiến trình, điều kiện hình thành đất, nghĩa là phải dựa trên nguồn gốc hình thành đất. trên nghĩa rộng hơn, phân loại phải dựa trên những đặc điểm sinh thái, tiến hóa của đất.

Phân loại phải được thực hiện một cách khắc khe theo hệ thống đơn vị phân loại đã được xây dựng một cách khoa học.

Trong phân loại cần phải tính đến những đặc điểm tính chất mà đất có được trong quá trìh canh tác, hoạt động của con người.

Phân loai đất phải cho thấy được khả năng sản xuất của đất và giúp sử dụng đất có hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp.

4.Mục đích phân loại:

Sắp xếp lại các kiến thức, hiểu biết về đất có hệ thống. Hiểu mối quan hệ giữa cấc đơn vị trong quần thể đất. Sắp xếp các đặc tính đất ó hệ thống theo từng biểu loại đất.

Ước đoán khả năng sản xuất của đất và xếp chúng theo mục đíh sử dụng đất. Phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học từ nơi này đến nơi khác.

II.Hệ thống phân loại đất WRB

Công tác nghiên cứu phân loại theo hệ thống WRB được bắt đầu vào những năm 1970 nhằm thống nhất lại các hệ thống phân loại trên toàn thế giới và xây dựng bản đồ đất theo tỉ lệ 1/5000000.

Quan điểm phân loại dựa trên cơ sở hệ thống phân loại USDA trong việc sử dụng các thuật ngữ và các tính chất cũng như các tầng chẩn đoán. Hệ thống chú dẫn này có 3 mức độ phân loại và phase ( tướng).

Thành lập một hệ thôgs chung giữa các hệ thống phân loại khác nhau.

Phải kết hợp tạo thành các đơn vị đất chính mà có thể nhận biết được trong tất cả các nơi trên thế giới trong cả những điều kiện còn nguyên thủy đến các vùng đã được canh tác.

*Mục đích của bản chú dẫn bản đất thế giới theo FAO:

Thực hiên bước đánh giá bước đầu những nguồn tài nguyên của tế giới.

Cung cấp mọt cơ sở khoa học cho việc chuyển giao những kinh nghiệm giữa các vùng có điều kiện tự nhiên tương tự nhau.

Khuyến khích sự thiết lập nên một cách đặt tên và phân loại chúng mà có thể được chấp nhận.

Thiết lập một mạng lưới chung cho việc khảo sát chi tiết trong những vùng đang phát triển.

Cung cấp tài lệu cơ bản co các hoạt động: giáo dục, nghiên cứu và phát triển. Để có sự giao lưu trực tiếp trong lĩnh vực về khoa học đất của toàn thế giới.

Hẹ thống phân loại được chia làm 3 cấp theo thứ tự tù trên xuống: nhóm chính, đơn vị, đơn vị phụ:

Nhóm và đơn vị: gồm 28 nhóm và 153 đơn vị, chia là 8 cột. nhóm và đơn vị sắp xếp theo cột phản ánh bối cảnh tiến hóa địa lý.

Xác định tầng chẩn đoán và tính chất chẩn đoán: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tầng đất là lớp đất nằm song song với mặt đất có các đặc tính sinh ra do quá trình hình thành đất, được phân biệt với phần nằm kề cận bởi đặc tính có thể đo đếm hay quan sát khi nghiên cứu ngoài thực địa kết hợp với phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.

Tầng chẩn đoán: tầng đất mà các tính chất đã được định lượng hóa, dùng để xác định tên đơn vị đất.

Đặc tính chẩn đoán: một số tính chất được sử dụng để phân chia các đơn vị phân loại đất từ nhóm chính không thể coi là tầng đất. các tính chất chẩn đoán nhất thiết phải được định lượng hóa.

Tương tự như trong Soil Taxonomy, các tầng chẩn doán cũng phân thành 2 nhóm tầng: tầng chẩn đoán bề mặt và tầng chẩn đoán phía dưới.

*Vật liêu chẩn đoán

Vật liệu chẩn đoán có ý nghĩa phản ánh mẫu chất nguyên thủy không còn biểu hiện quá trình phát sinh đất để lại dấu hiệu đáng kể. sau đây là một số trong nhiều vật liệu đất:các vật liêu do hoạt động của con người như phân bón chất thải,… cacbonat, hữu cơ, lưu huỳnh, phù sa, vật liệu núi lửa,…

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN THỔ NHƯỠNG (Trang 43)