PHẦN III VẬT LÝ ĐẤT
2.4 Hệ thống và độ hổng đất:
Trong thực tế sản xuất nông nghiệp ta phân biệt các hệ thống đất cơ sở và hệ thống chuyển tiếp sau đây:
- Hệ thống rời rạc - Hệ thống bí - Hệ thống rất bí - Hệ thống bở - dính - Hệ thống dính - Hệ thống hơi bở
v m pb =
- Hệ thống bở
3. Tỉ trọng:
Là tỉ lệ khối lượng của thể rắn đối với khối lượng của nước có cùng thê tích. Hoặ có thể định nghĩa như sau: tỉ trong là khối lượng của đất trên một đơn vị thể tích. Đất ở trạng thái khô kiệt và không tính đến thể tích các lỗ rỗng trong đất (g/cm3). Tỉ trọng kí hiệu là d.
(pro)
P khố lượng của đất không có lỗ rỗng P1 khối lượng của nước cùng thể tích ở 4oC
Tỉ trọng thay đổi thêo thành phần khoáng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất. đất ít hữu cơ có tỉ trọng khoảng 2.4 – 2.6 g/cm3.
Các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau có tỷ trọng khác nhau:
Loại đất Tỷ trọng
Đất cát 2,65 ± 0,01
Đất cát pha 2,7 ± 0,017
Đất thịt 2,7 ± 0,02
Đất sét 2,74 ± 0,027
Dựa vào tỷ trọng đất, Katrinski đã đưa ra mức đánh giá chung khi xác định tỷ trọng của đất trồng như sau:
Tỷ trọng Loại đất
<2,5 Đất có lượng mùn cao
2,5 – 2,66 Đất có lượng mùn trung bình
>2,7 Đất giàu sắt Fe2O3
4.Dung trọng:
Là khối lượng của một đơn vị thẻ tích đất khô tuyệt đối còn giữ nguyên kết cấu tự nhiên ( còn cả những lỗ rỗng tự nhiên). Dung trọng thay đổi theo thành phần cơ giới, cấu trúc của đất, thành phần khoáng, chất hữu cơ. Dung trọng có liên quan đến sự giữ nước, trao đổi không khí, phát triển của bộ rễ, các tiến trình sinh học. dung trộng ký hiệu là dv
(pro)
m khối lượng đất khô tuyêt đối chưa thay đổi kết cấu tự nhiên (g) v thể tích khối đất (cả phần rắn và lỗ rỗng) (cm3) 1 p p p = ρ
Dung trọng bị ảnh hưởng mạnh của quá trình làm đất, chuyển động của phương tiện máy móc trên mặt đất. Hầu hết các loại đất trong dung trọng tăng khi xuống sâu do
mức độ nén chặt tăng theo chiều sâu. Dung trong tối ưu của đất cho hầu hết cây trồng khoảng 1-1.2 g/cm3
Dung trọng của đất phụ thuộc vào cấp hạt cơ giới, độ chặt và kết cấu của đất.
Katrinski đã đưa ra đánh giá chung về dung trọng của một số loại đất như sau:
Dung trọng (g/cm3) Đánh giá
<1 Đất giàu chất hữu cơ
1,0 – 1,1 Đất trồng trọt điển hình 1,2 Đất bị nén ít 1,3 – 1,4 Đất bị nén chặt 1,4 – 1,6 Những tầng đất bị nén chặt dưới tần canh tác 1,6 – 1,8 Tầng tích tụ bị nén chặt 5. Độ xốp của đất:
Độ xốp của đất là tỷ lệ % các khe hở chiếm trong đất so với thể tích chung của đất (ký hiệu P). Công thức: P(%) = (1 – D/d) x 100 Trong đó: P – Độ xốp của đất (%). D – Dung trọng đất. d - Tỷ trọng đất. 6. Một số tính chất cơ lý của đất: 6.1 Tính liên kết của đất:
Định nghĩa: Là sự dính kết giữa các phần tử của đất với nhau (khi đất khô tính chất này biểu hiện rõ) những loại đất có tính liên kết lớn thường tạo thành trong đất những kiểu kết cấu tảng cục lớn.
Đơn vị đo: Được xác định bằng lực ấn vào đất (G/cm2)
Những yếu tố ảnh hưởng đến tính liên kết của đất: Thành phần cơ giới, độ ẩm đất, cấu trúc của đất, hàm lượng mùn và thành phần cation hấp phụ trong đất.