Biện pháp cải tạo các tính chất của đất:

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN THỔ NHƯỠNG (Trang 31)

-Biện pháp thủy lợi: Là biện pháp ảnh hưởng rất lớn đến tính dính, tính dẻo, trương và co của đất. Đất thừa hay thiếu ẩm đều không tốt cho đặc tính cơ lý của đất. Do đó việc sử dụng chế độ tưới tiêu hợp lý để điều tiết độ ẩm ở mức độ thích hợp nhằm duy trì những đặc tính tốt về cơ lý và không phá vỡ kết cấu đất là điều rất cần thiết.

- Biện pháp sử dụng phân bón: Trong các loại phân bón, phân hữu cơ và vôi có ảnh hưởng rất tốt cho kết cấu đất, tăng cường khả năng liên kết giữa các hạt đất. Qua đó cải thiện tỷ trọng và hạn chế sức cản của đất đối với công cụ làm đất.

- Biện pháp cây trồng: Các hệ thống cây trồng dài ngày, ngắn ngày, độc canh, đa canh, luân canh… và các biện pháp quản lý đều có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất vật lý, cơ lý của đất. Nên đối với các hệ thống cây trồng khác nhau cần có những biện pháp quản lý thích hợp nhằm duy trì cải thiện không gây ra tác hại làm ảnh hưởng xấu đối với các đặc tính vật lý, cơ lý của đất.

- Biện pháp làm đất: Cần xác định những biện pháp làm đất thích hợp cho từng loại đất khác nhau để tạo ra kết cấu thích hợp đối với cây trồng đồng thời duy trì bảo vệ kết cấu và cải tạo được các mặt hạn chế về lý tính của đất. Ngoài ra cần phải biết xác định, lựa chọn thời điểm đất có độ ẩm thích hợp để tiến hành làm đất giảm được công và năng lượng, chi phí. Hiện nay, trên thế giới đang có xu hướng áp dụng các biện pháp làm đất tối thiểu để bảo vệ đất canh tác, thực chất biện pháp này là hạn chế tới múa thấp nhất các tác động cơ giới đối với đất. Thực tế làm đất tối thiểu chỉ cày xới ở mức độ hạn chế, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển được. Việc làm đất phá vỡ cấu trúc và xáo trộn đất ít, nên tác động của yếu tố canh tác đối với tính chất vật lý và cơ lý, đặc biệt là hiện tượng xói mòn được hạn chế ở mức thấp nhất.

Thực tế việc cải tạo các đặc tính cơ lý vật lý của đất là không đơn giản và dễ dàng, tuy nhiên nếu những biện pháp tác động tổng hợp từng bước cải thiện và làm thay đổi những đặc tính trên.

II.NƯỚC TRONG ĐẤT

1.Vai trò và ý nghĩa của nước trong đất

1.1 Vai trò:

Đất là một thể gồm các pha rắn, lỏng, khí. Nó có thể hấp phụ và lưu giữ

nước.Hàm lượng nước trong đất thể hiện qua phần trăm trong lượng nước đối với khối lượng đất khô tuyêt đối với khối lượng đất khô tuyêt đối (sấy ở nhiệt độ 1050C ) hoặc phần trăm thể tích của nước trên thể tích của đất hoặc m3/ha hay mm. Nước là cơ sở sống cho thực vật, quần thể động vật, vi sinh vật trong đất. Để tạo 1g chất khô cây cần khoảng 200-1000ml nước.Nước còn là cơ sở cho các tiến trình sinh học, lý học, hóa học trong đất. Cường độ của chúng tùy thuộc vào hàm lượng nước trong đất. Nước trong đất có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng, chế độ nước-không khí, nhiệt, tính chất vật lý, sự vận chuyển vật chất trong đất.

Cây chỉ có thể phát triển tốt khi được cung cấp nước thường xuyên và vừa đủ. Thiếu nước cho dù có bón phân, vôi, và áp dụng các kỷ thuật khác cũng không thể nâng cao năng suất cho cây trồng.

Nước còn tham gia vào sự phong hoá các loại đá và khoáng vật ở giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành đất. Các tầng đất trong phẫu diện được tạo ra ngoài kết quả của các quá trình hoá học, lý học, sinh hoá học; quá trình vận chuyển vật chất do nước cũng giữ một vai trò quyết định. Nước còn là nhân tố điều hoà nhiệt và không khí trong đất

Tóm lại, nước rất quan trọng đối với các quá trình hoá học, lý học, sinh hoá học xảy ra trong đất

1.2 Ý nghĩa

Nước là nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất. Ý nghĩa của nước ở trong đất có thể tóm tắt ở 4 điểm sau đây:

-Là nguồn nguyên liệu để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ; làm hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất.

-Bảo đảm cho sự hoạt động của các quá trình sinh hóa ở nhiều dạng khác nhau -Nước phục vụ cho quá trình bốc hơi sinh học (thoát hơi), nhờ có quá trình thoát hơi này mà các chất dinh dưỡng từ đất thâm nhập được vào cây. -Nước điều hòa chế độ nhiệt cho cây.

Do vị trí, tầm quan trọng của nước đối với sản xuất nông nghiệp nên từ lâu nhân dân ta đã đúc kết thành ca dao, tục ngữ:”nhất nước, nhì phân’. Và cũng do tầm quan trọng của nước nên nhà bác học Nga Vuxotski đã ví nước như “máu trong cơ thể.

2.Lực tác động lên nước trong đất:

Nước ở trong đất chịu tác dụng của các lực tự nhiên như: hấp phụ, mao dẫn, áp suất thẩm thấu, trọng lực. Dưới tác động của chúng nước trong đất sẽ thay đổi về tính di động, hấp thu đối với cây trồng.

2.1Lực hấp phụ: khả năng của pha rắn, đặc biệt khoáng sét và keo đấthấp phụ phân tử nước phân cực trên bề mặt của chúng nhờ vào điện tích. Lực hấp phụ bao gồm:

-Phân tử nước và nguyên tử oxy trên bề mặt hạt đất (đặc biệt là hạt keo) hình thành liên kết Hydro. Lực hấp phụ này khá lớn, có thể đạt hàng ngàn atmotphe, nhưng phạm vi tác động của chúng chỉ ở cự ly ngắn.

-Do bề mặt hạt keo mang điện âm nên vành ngoài của chúng hút các ion trái dấu và ở đó phát sinh ra điện trường tĩnh. Phân tử nước lưỡng cực nên được hút trong điện trường đó, và giữa các phân tử nước cũng hút lẫn nhau qua liên kết hydro. Lực hấp phụ này có khoảng cách tác động hữu hiệu lớn hơn nên lực hút bé hơn, thậm chí chỉ đạt vài atmotphe ở vành ngoài cùng.

2.2Lực mao dẫn: xuất hiện trong các tế khổng mao dẫn của đất nhờ vào sức căng

bề mặt và hiện tượng thấm ướt. Sức căng bề mặt nước là hiện tượng mất cân bằng tương tác phân tử trên bề mặt nước. Hiện tượng thấm ướt trên bề mặt của các hạt rắn dẫn đến hình thành mặt võng của nước trong mao dẫn và tạo nên thiếu hụt áp suất trong mao dẫn nhờ vào sức căng bề mặt. Hiên tượng thiếu hụt áp suất giúp nước dâng lên và bị giữ lại trong mao dẫn. Chuyển động cùa nước trong mao dẫn gây nên do sự chênh lẹch áp suất khi mặt cong của nước thay đổi.

2.3 Trọng lực: gây nên sự chuyển động tự do của nước trong đất dưới tác động củalực hấp dẫn Trái Đất. Lực hấp phụ và lực mao dẫn chống lại trọng lực làm cho lực hấp dẫn Trái Đất. Lực hấp phụ và lực mao dẫn chống lại trọng lực làm cho nước không chuyển động tự do xuống dưới

2.4 Lực thẩm thấu: Xuất hiện nhờ vào sự tương tác của các ion hòa tan trong dungdịch đất với các phân tử nước. Nếu như áp suất thẩm thấu trong dung dịch đất lớn dịch đất với các phân tử nước. Nếu như áp suất thẩm thấu trong dung dịch đất lớn hơn dung dịch tế bào thì cây sẽ không hút nước được.

Với hàm lượng nước khác nhau trong đất thì lực giữ nước cũng khác nhau. Để đánh giá tính di động và tính dễ tieu nước đối với cây cần có đại lượng tổng họp các lực tác động lên trạng thái nước trong đất. Đại lượng tổng hợp đó gọi là thế năng của nước.

Thế năng của nước: thể hiện năng lượng giữ nước của đât. Đất bão hòa nước thì giá trị thế năng của nước trong đất bằng không. Khi ẩm độ trong đất giảm thì thế năng có giá trị âm và giá trị tuyệt đôi tăng dần. Nước trong đất luôn di chuyển từ nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp. Khi đất bị thiếu nước thì sẽ tăng khả năng hút nước của đất. Sức hút này tương đương với thế năng của đất. Trong hệ SI lực hút nước của đất thể hiện bằng Pa. Nó có thể đo bằng Tensiometer.

Tính thẩm thấu

Tính thẩm thấu là khả năng của đất tiếp nhận nước và cho nước đi qua nó. Đây là tính chất rất quan trọng vì nó phân phối lại các chất trong phẫu diện, liên quan đến các tiến trình khác trong đất như oxy hóa khử, trực di, xói mòn. Quá trình thẩm thấu chia làm hai giai đoạn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hút nước: các lổ rổng trong đất lắp đầy nước.

Thấm: nước di chuyển dưới trọng lục và áp lực, cm/s. V=K.Iα ,

V – tốc độ thấm, cm/s. K – Hệ số thấm.

I – độ chênh lẹch áp lực thấm, I= (h + a)/a. h – là bề dày của lóp nước trên mặt.

a – là bề dày của lớp đất nước thấm qua.

α- dao đông từ 1 đến 0.5 tùy thuộc vào thành phần cơ giới cùa đất. Các yếu tố ảnh hưởng lên tốc độ thấm của đất

- Độ xốp

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN THỔ NHƯỠNG (Trang 31)