3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam Nam
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách
Hoàn thiện đầy đủ hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ vì đây là vấn đề nan giải mà nước ta đang gặp phải trong thời gian qua nhưng vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Bên cạnh việc cụ thể hóa những qui định pháp luật và xem xét tính hợp lý của một số chỉ tiêu về môi trường trong việc lựa chọn, đánh giá đối với các dự án đầu tư nước ngoài thì cần nâng cao hiệu lực của Luật Bảo vệ môi trường, các cơ quan nhà nước thì phải có trách nhiệm cung cấp thông tin sửa đổi đầy đủ, kịp thời đến các doanh nghiệp FDI và tư vấn cho họ các quy định thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong
quá trình đầu tư. Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng đi kèm với nó phải là các quy định tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong quá trình lựa chọn các dự án đầu tư nhằm đảm bảo thu hút được dòng vốn FDI thực sự sạch cho nền kinh tế. Không cho phép dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN.
Tạo cơ chế hành chính thông thoáng, thủ tục giản đơn và nhanh chóng sẽ là một điểm cộng trong mắt các doanh nghiệp nước ngoài khi có ý định đầu tư vào Việt Nam. Đây cũng là quy luật tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế, cần thay đổi để phù hợp với cơ chế chung của thế giới.
Minh bạch các thông tin, số liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng như website, truyền thông điện tử, thông tư,… để các doanh nghiệp trong và ngoài nước được tiếp cận một cách nhanh chóng, dễ dàng. Chính sách này sẽ khắc phục vấn đề thông tin bị chậm, không đầy đủ hay không rõ ràng trong môi trường kinh doanh, điều này tác động lớn đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
Thực hiện mạnh mẽ các chính sách ưu đãi về vay vốn, lãi suất, thuế… đối với những dự án thân thiện môi trường, tạo dựng một nền kinh tế ít các bon. Xây dựng hệ thống tính toán chỉ tiêu GDP xanh để từ đó đưa ra được những đánh giá chính xác nhất về sự phát triển của đất nước và có những điều chỉnh phù hợp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng trọng điểm, vùng động lực, tạo điều kiện cho các vùng này phát triển, có tác động “kéo” toàn bộ nền kinh tế; thu hút đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, các huyện nghèo để chuyển đổi cơ cấu kinh tế và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ chung. Bên cạnh đó cần làm tốt hơn công tác quy hoạch có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ giữa các ngành, các cấp, tránh dàn trải, phân tán. Đưa ra các chế tài phân xử công bằng, nghiêm
minh các xung đột xảy ra giữa nhà đầu tư nước ngoài và dân cư trong nước hay các vụ gây ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp FDI gây ra. Bên cạnh đó, để tránh xung đột xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng các quy tắc, tiêu chuẩn về lao động, tiền lương, hướng dẫn doanh nghiệp FDI thực hiện đúng các quy định của Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Thứ hai, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng
Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.
Sự đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như hệ thống điện nước đường xá tại các khu kinh tế khác nhau cũng cần sự quan tâm có chọn lọc của chính phủ. Cần chú tâm phát triển những khu kinh tế trọng điểm, những vùng kinh tế biên giới để có thể tận dụng hết những nguồn lực như lao động, nguyên vật liệu tại địa phương, tăng cường thu hút FDI đầu tư theo định hướng phát triển của quốc gia. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án FDI không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn. Đồng thời, trong phạm vi thẩm quyền của mình, chủ động tổ chức việc đền bù giải tỏa và giao đất cho chủ đầu tư theo đúng cam kết, đặc biệt là các dự án quy mô lớn mà chủ đầu tư sẵn sàng giải ngân thực hiện dự án.
Thứ ba, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.
Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động.
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 cũng nêu rõ cần tập trung tạo đột phá “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Để xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:
Một là, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 19/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 trong đó nêu rõ mỗi bộ, ngành và địa phương phải xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển chung của mình. Vấn đề hiện nay là cần hiện thực hóa Chiến lược bằng các biện pháp, hành động cụ thể
Hai là, song song với việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân
tài, phát triển nguồn nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người trong thời đại hiện nay như trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng.
sóc sức khỏe người dân, chính sách lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Đại hội XI đã đề cập tới việc cụ thể hóa những hoạt động của lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và yêu cầu cường độ lao động cao.
Bốn là, cải thiện và tăng cường thông tin về các nguồn nhân lực theo
hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta và trên thế giới
Năm là, cần có sự nghiên cứu, tổng kết thường kỳ về nguồn nhân lực Việt
Nam.
Thứ tư, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
Để phát triển các doanh nghiệp trong nước sản xuất phụ tùng và nguyên liệu, cũng như thu hút các công ty nước ngoài vào lĩnh vực này, Chính phủ cần có quy hoạch tổng thể cho các ngành công nghiệp chủ lực và phải tiến hành các giải pháp quan trọng sau :
-Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp phụ trợ.
-Xây dựng các trung tâm đào tạo kinh doanh và công nghệ cũng như các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-Xây dựng cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-Thực hiện các biện pháp ưu đãi cho Công nghiệp phụ trợ ( hỗ trợ huy động vốn, hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thông tin công nghệ, tham gia triển lãm sản phẩm, ưu đãi thuế suất ).
-Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành Công nghiệp phụ trợ.
-Cần có chương trình hành động cụ thể, kế hoạch chi tiết để triển khai đảm bảo mục tiêu, tiến độ
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, hoàn thiện các quy định về phân cấp đầu tư
nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước.
Hoàn thiện các quy định về phân cấp cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo hướng đảm bảo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch vùng lãnh thổ. Cần nghiên cứu để xem xét lại chủ trương phân cấp toàn diện như quy định hiện nay, có các biện pháp để tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Xem xét kỹ càng hơn, chặt chẽ hơn các dự án đầu tư quy mô lớn, đặc biệt là các dự án có sử dụng đất lớn, có khả năng gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên để bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước cũng như phát triển bền vững, những dự án đầu tư chậm được triển khai thì phải được phân loại để có biện pháp xử lý phù hợp, trong đó có việc xem xét rút Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư khác thực sự có tiềm năng và năng lực triển khai tham gia đầu tư.
Thứ sáu, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư
Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản... Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án đối với danh mục đầu tư quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 để làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án này. Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển đúng hướng và có những tác động tích cực của việc mở cửa đầu tư. Có thể nói, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: đóng góp vào GDP, giá trị sản lượng công nghiệp, xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động... FDI cũng có những tác động tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy ngành nghề khác phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên bên cạnh những thành công, hoạt động FDI cũng đã bộc lộ không ít những nhược điểm và khuyết điểm, như chưa phù hợp với phát triển quy hoạch ngành và vùng kinh tế, chất lượng nguồn vốn chưa cao, một số máy móc công nghệ lạc hậu đã được nhập khẩu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng... Cùng với đó, cũng đã xảy ra “cuộc chiến giữa các tỉnh, thành phố chào mời nhà đầu tư quốc tế” bằng những ưu đãi quá mức thuế, tiền thuê đất, ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi chung của cộng đồng. Vì vậy để thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng nhà nước ta cần phải: tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính, tạo môi trường thông thoáng về hành chính bảo đảm rõ ràng trong chính sách tài chính; chú trọng đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của khoa học – công nghệ; hoàn thiện về hệ thống pháp luật về kinh tế đặc biệt là chính sách quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam từ 2007 – 2012 của Tổng cục thống kê
2. Chiến lược phát triển Kinh tế-xã hội 2011-2020
3. Cục Đầu tư nước ngoài (2008), 20 năm đầu tư nước ngoài: Nhìn lại và
hướng tới, Nhà xuất bản Tri Thức.
4.TS. Nguyễn Thu Hạnh (2010), Điều chỉnh chính sách FDI của Trung Quốc: Bài học cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26 (2010) 271-274.
5. Kinh nghiệm thu hút FDI của các cường quốc châu Á (2008), Báo Doanh nhân 360.
6. TS. Ngô Thị Tuyết Mai (2012), Giải pháp tăng cường thu hút các doanh
nghiệp SMEs của Nhật Bản nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, đăng
tại Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
7. Mishra, Deepak (2011), Vietnam development report 2012 : market economy
for a middle-income Vietnam, tài liệu của Ngân hàng thế giới
8.Sajid Anwar and Lan Phi Nguyen (2010), Foreign direct investment and
economic growth in Vietnam, Asia Pacific Business Review, Vol. 16, Nos. 1–2,
January–April 2010, 183–202.
9.GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Bài: “Cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu và hệ lụy của nó đến FDI vào Việt Nam” và bài “ Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và các giải pháp ứng phó”.