Trung Quốc được coi là quốc gia thành công trong việc thu hút FDI cho quá trình CNH-HĐH. Doanh nghiệp FDI bình quân mỗi năm đóng góp khoảng 30% GDP của Trung Quốc; thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI chiếm hơn 20% tổng thu loại thuế này; tạo khoảng 72.000 việc làm/năm; đóng vai trò quan trọng trong lôi kéo thúc đẩy xuất khẩu, thúc đầy ngoại thương.
Theo báo cáo của HSBC, trong 20 năm qua, Trung Quốc là nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn nhất trong số các nước đang phát triển. FDI đã giúp Trung Quốc thành một căn cứ công nghiệp lớn của thế giới. Dòng vốn FDI đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy việc làm, kích thích năng lực sản xuất và hoạt động xuất khẩu; từ đó đóng vai trò quan trọng đưa Trung Quốc từ một quốc gia nông thôn nghèo tụt hậu tiến lên thành một cường quốc kinh tế.
- Năm 2001, FDI trên thế giới giảm mạnh từ đỉnh cao 1.271 tỷ USD năm 2000 xuống còn 760 tỷ USD. Đây là lần tụt giảm đầu tiên kể từ năm 1991 và là mức tụt giảm thấp nhất trong vòng 3 thập kỷ qua. Bất chấp sự sụt giảm này của FDI trên thế giới, năm 2001, Trung Quốc vẫn thu hút được một lượng vốn kỷ lục từ nước ngoài tương đương với 46,6 tỷ USD.
- Trong thời gian từ 2001 – 2005,với lượng FDI tiếp nhận trung bình mỗi năm khoảng gần 60 tỷ USD, Trung Quốc đứng thứ 4 trên thế giới về lượng vốn FDI thu hút được sau Mỹ, Anh và Đức.
- Theo báo cáo của bộ thương mại Trung Quốc, đến năm 2009 FDI chiếm 30% sản lượng công nghiệp cả nước, 50% thương mại và tạo ra 11% việc làm đô thị cho Trung Quốc.
Tóm lại, trong những năm qua, Trung Quốc đã thu hút được một khối lượng lớn vốn FDI trên thế giới ( mặc dù có giảm sút sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, nay đã bắt đầu phục hồi trở lại và gia tăng). Có thể nói, FDI cùng với các luồng vốn khác đã thực sự đóng vai trò mở đường cho sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc trong những thập kỷ qua, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình CNH-HĐH ở Trung Quốc.
1.4.2. Các biện pháp thu hút FDI của Trung Quốc trong thời kỳ suy thoái kinh tế
Để giúp cho cơ cấu nguồn vốn nước ngoài phù hợp với nhu cầu điều chỉnh cơ cấu kinh tế của Trung Quốc cũng coi trọng việc đẩy mạnh năng lực sáng tạo ngành kĩ thuật, khuyến khích các chuyên gia đến Trung Quốc đầu tư và thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển. Đồng thời khuyến khích các công ty xuyên quốc gia đến Trung Quốc đầu tư mở rộng lĩnh vực sản phẩm, nâng cao đẳng cấp của sản phẩm, phát triển những sản phẩm hạt nhân và các sản phảm đồng bộ phù hợp với chính sách ngành nghề của Trung Quốc
Khu vực miền Tây và miền Trung có ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động so với khu vực miền Đông, cơ sở hạ tầng còn thiếu, môi trường đầu tư còn thấp kém…Vì vậy, Trung Quốc đẩy mạnh chính sách ưu đãi đối với hai khu vực này. Một mặt Nhà nước sắp xếp ưu tiên tổ chức kinh tế quốc tế như Ngân hàng thế giới cung cấp các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp đầu tư vào việc xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng của khu vực miền Tây và miền Trung. Mặt khác, thực hiện các biện pháp ưu đãi, buông lỏng hạn chế quyền cổ phần đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút các thương nhân nước ngoài vào các dự án nông lâm ngư nghiệp, chăn nuôi, các dự án về cơ sở hạ tầng như khai thác năng lượng, năng lượng, giao thông và các dự án công nghiệp tập
trung nhiều lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn FDI ở miền Đông đầu tư sang khu vực miền Tây và miền Trung.
Ở Trung Quốc đầu tư nước ngoài chủ yếu từ Hồnng Kông nhưng nhập kĩ thuật lại đế từ các nước phương Tây. Do vậy, để nâng cao hàm lượng kĩ thuật trong thu hút FDI Trung Quốc đặt trọng điểm vào các công ty xuyên quốc gia của các nước phương Tây. Nắm bắt được sự di chuyển nguồn vốn quốc tế và cơ hội có lợi từ việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề của các công ty xuyên quốc gia Trung Quốc đã lựa chọn chính sách “Lấy thị trường đổi lấy kĩ thuật”.Trung Quốc cho phép các công ty xuyên quốc gia chiếm lĩnh một phần thị trường trong nước. Bởi vì, điều mà các công ty xuyên quốc gia quan tâm khi đến Trung Quốc đầu tư là triển vọng thị trường mở rộng của Trung Quốc. Qua việc thực hiện chiến lược đánh đổi thị trường này Trung Quốc đã nhập khẩu, thu hút, sử dung kĩ thuật tiên tiến, nâng cao khả năng sản xuất và khai thác sản phẩm thúc đẩy sự phát triển của một loạt ngành nghề và các doanh nghiệp có liên quan.
Kể từ khi gia nhập WTO Trung Quốc đã từng bước xóa bỏ những chế độ ưu đãi đi ngược lại nguyên tắc “ không phân biệt đối xử” trong giao lưu quốc tế của WTO. Thực hiện chế độ đãi ngộ quốc dân, các chính sách thuế, chính sách tín dụng thống nhất, quy phạm công bằng và hợp lí đối với mọi doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trung Quốc còn cho phép những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào chứng khoán. Trong số vốn nước ngoài vào Trung Quốc, tỷ trọng đầu tư chứng khoán thấp và không trở thành nguồn nhập siêu. Để thích ứng với việc chứng khoán hóa vốn trên phạm vi thế giới, Trung Quốc từng bước mở cửa hệ thị trường vốn và hoàn thiện thể chế tiền tệ, nâng cao năng lực thu hút vốn nước ngoài trên thị trường vốn. Từng bước mở cửa thị trường vốn và hoàn thành chế độ giao dịch quyền tài sản sẽ tạo môi trường tốt cho vốn nước ngoài tham gia vào việc sáp nhập xuyên quốc gia, tổ chức lại các doanh nghiệp trong nước.
Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào công cuộc cải tổ, cải tạo xây dựng doanh nghiệp quốc hữu trở thành doanh nghiệp
hiện đại. Thu hút FDI tiến hành cải tạo là một trong những biện pháp rất quan trọng để các doanh nghiệp quốc hữu có thể thúc đẩy đến mức cao nhất sự phát triển của sức sản xuất. Hiện nay, các chính sách biện pháp có liên quan đến việc sáp nhập, phân tách do Bộ Ngoại thương ban hành đã ra đời, biện pháp quản lý về vốn của các doanh nghiệp quốc hữu khi chuyển gia cho các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang được nghiên cứu.
Đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp: chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư và các biện pháp khuyến khích cho đầu tư vào những dự án đầu tư vào ngành này, đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (các mức thuế cũng được phân chia theo lĩnh vực đầu tư, vùng lãnh thổ đầu tư, công nghệ sử dụng, tỷ trọng lao động, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm…mà áp dụng các mức thuế suất, mức miễn giảm thuế khác nhau). Chích sách này có tác dụng to lớn khi tác động trực tiếp đến lợi nhuận mong muốn mà nhà đầu tư hi vọng nhận được, nó cũng khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào những lĩnh vực mà chính phủ mong muốn phát triển nhưng chưa có điều kiện, ngành nông nghiệp là ngành có nhiều sự ưu tiên khi có mức miễn giảm thuế, đặc biệt đối với các vùng khó khăn, còn được miễn thuế hoàn toàn. Các chính sách miễn giảm thuế cũng phụ thuộc vào độ dài của các dự án đầu tư, do đó mà làm tăng tính bền vững và hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thực hiện nguyên tắc tự do hóa đầu tư: Với chính sách này, chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực mà trước đây vẫn còn chưa mở cửa. Với chính sách này, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ cảm thấy được “đối xử” công bằng so với các nhà đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư tự do và lành mạnh.
Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường, đặc biệt không cấp phép cho những dự án đầu tư có tác động đến nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Mặc dù vậy nhưng FDI vào Trung Quốc cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu từ năm 2008. Số tiền đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc trong nửa năm 2009 giảm 17,9% và từ năm đến tháng Bảy năm 2009, đầu tư nước ngoài giảm trong 10 tháng liên tiếp.
Đối mặt với cuộc khủng hoảng, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục khuyến khích các công ty đầu tư ra nước ngoài, cho phép giữ doanh thu bằng ngoại tệ ở nước ngoài và tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ cho thương mại và đầu tư. Từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc đã mở rộng các lĩnh vực dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài, giảm bớt hạn chế đối với các nhà đầu tư và khuyến khích các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp sạch, chủ trương bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tái chế. Chú trọng đầu tư vào chất lượng hơn là số lượng “Trung Quốc sẽ chi phối FDI chứ không phải để FDI chi phối”.
Nhìn chung, chính sách thu hút đầu tư của Trung Quốc đã đi theo hướng tự do hóa đầu tư, điều này tác động tích cực đến dòng đầu tư nước ngoài trên thế giới khiến cho dòng FDI vào Trung Quốc trong nhiều năm đứng đầu các nước đang phát triển và đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Trong giai đoạn 2010 - 2020, Trung Quốc nêu rõ quan điểm thu hút FDI vào các ngành kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý, nhân lực chất lượng cao. Trung Quốc cũng tiến hành sửa đổi bổ sung "Danh mục hướng dẫn ngành nghề đầu tư nước ngoài", đồng thời cho phép chính quyền địa phương được phê chuẩn dự án đầu tư từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD.
1.4.3. Một số đánh giá về chính sách thu hút và sử dụng FDI của Trung Quốc
Sự gia tăng quy mô FDI và mức độ đóng góp quan trọng của sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc là kết quả của những chủ trương và chính sách đúng đắn mà Trung Quốc đã áp dụng trong thời gian qua. Có thể tổng kết và rút ra một số nhận xét như sau:
Chính sách thu hút FDI của Trung Quốc phản ánh rõ nét cách tiếp cận của quá trình cải cách và mở cửa nền kinh tế ở nước này nói chung. Cách tiếp cận này tỏ ra thích hợp vì nó giúp Trung Quốc rút ra được những bài học cần thiết
trong quá trình tạo lập môi trường pháp lí đối với FDI. Trong quá trình đó, những lợi ích mà nhà đầu tư nước ngoài mang lại cho nến kinh tế Trung Quốc dần được bộc lộ, khuôn khổ pháp lí đối với FDI ở Trung Quốc ngày càng trở nên hoàn thiện và có tính minh bạch cao hơn, các đầu tư nước ngoài dần cảm thấy an tồn hơn khi đầu tư vào Trung Quốc.
Quan điểm của Trung Quốc về vai trò của FDI là rất rõ ràng và nhất quán. Từ đầu quá trình cải cách Trung Quốc luôn coi FDI là “ chìa khóa vàng”, là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thu hút FDI là giải pháp quan trọng để Trung Quốc tiếp cận nguồn vốn, bí quyết kĩ thuật, công nghệ mới của nước ngoài và phát triển khu vực xuất khẩu. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng nhận thức được rằng FDI cũng sẽ tạo ra những rủi ro nhất định đối với vai trò kiểm sốt của Nhà nước. Trung Quốc thường xuyên xem xét lại môi trường pháp lí đối với FDI, xóa bỏ dần những biện pháp kiểm sốt đối với FDI, áp dụng các biện pháp khuyến khích, ưu đãi về mặt tài chính, và dành sự hỗ trợ thích hợp về chính trị và pháp lí đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình tự do hóa dòng vốn FDI vào Trung Quốc càng được đẩy nhanh kể từ khi nước này gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2001.
Từ năm 1978, Trung Quốc đã chính thức nhìn nhận người Hoa ở hải ngoại như là một lực lượng đóng vai trò quan trọng đối với công cuộc cải cách và mở cửa kinh tế, kêu gọi họ tích cực đầu tư vốn, kĩ thuật để xây dựng đất nước, tạo bầu không khí cởi mở, làm cho nhà đầu tư Hoa Kiều cảm thấy mình thực sự được hoan nghênh khi trở về nước. Các nhà đầu tư người Hoa ở hải ngoại nhìn chung được đào tạo tốt, có kiến thức về kinh tế thị trường, nắm bắt được các phương pháp và kĩ thuật quản lí doanh nghiệp tiên tiến, am hiểu thực tiễn và văn hóa kinh doanh ở các nước trên thế giới. Ngoài ra trong bối cảnh môi trường pháp lí đối với đầu tư nước ngoài còn chưa được định hình, các nhà đầu tư người Hoa còn có một lợi thế đặc biệt mà các công ty phương Tây không có được, đó là việc thiết lập mạng lưới kinh doanh dựa trên quan hệ và sự tin cậy lẫn nhau.
Chính sách mở cửa dần từng bước theo kiểu “dò đá qua sông”, dễ trước khó sau, tiến dần từng bước, giảm bớt rủi ro theo tư tưởng của Đặng Tiểu Bình đã tránh được những va chạm xã hội lớn và phân hóa quá nhanh, gây sốc trong kinh tế - xã hội.
Phương pháp “đổi thị trường lấy công nghệ” tuy đã giúp Trung Quốc đẩy nhanh phát triển công nghệ, học tập được nhiều công nghệ cao từ các nước phát triển song cũng là con dao hai lưỡi khiến Trung Quốc đối mặt với nhiều khó khăn để bảo vệ thị trường và doanh nghiệp nội địa. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách, bước đi phù hợp để phát huy các mặt.
1.4.4. Bài học rút ra choViệt Nam
Việt Nam là một quốc gia láng giềng với Trung Quốc và có mối quan hệ mật thiết không chỉ về chính trị, quân sự mà còn cả về kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những bài học kinh nghiệm được tổng kết từ Trung Quốc là cần thiết với Việt Nam trong quá trình ban hành và thực thi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
Đối với nhà nước cần phải thường xuyên rà soát, đổi mới, xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư theo hướng : xây dựng đầy đủ các luật tạo ra hành lang pháp lý ổn định, mang tính hội nhập, kích thích các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong một môi trường kinh doanh. Tiếp tục tiến hành cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa, minh bạch công khai tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài phát triển, mạnh dạn xóa bỏ những luật cản trở thu hút đầu tư nước ngoài. Hạn chế tối thiểu sự can thiệp của các cơ quan hành chính nhà nước vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các cơ quan này trở thành nơi xây dựng cơ sở chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển theo luật định
Việt Nam cũng cần phải đẩy mạnh việc liên kết vùng miền, trong đó tập trung phát triển mạnh vào những ngành, lĩnh vực mà các tỉnh, thành có lợi thế để
tạo động lực và tạo đà cho sự phát triển chung của toàn khu vực. Việc các địa phương cạnh tranh thu hút vốn FDI cũng có tác dụng tích cực trong việc đẩy mạnh tính sáng tạo, tạo động lực cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Nhưng nếu “cạnh tranh tự do” mà không có sự quản lý, thống nhất chung thì sẽ phá vỡ các quy hoạch chung về phát triển ngành và phát triển vùng miền của đất nước.