Giai đoạn 1998-2007, trước khi xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu thì lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất là ngành công nghiệp xây dựng với vốn đầu tư khoảng 48,4 tỷ USD, tiếp đó là ngành dịch vụ, còn ngành nông,lâm nghiệp số vốn đầu tư chỉ đạt khoảng 4,3 tỷ USD.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu FDI vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư qua các năm 2007- 2012.( Tỉ trọng theo tổng vốn đăng kí )
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Biểu đồ 2.2: Quy mô tổng vốn đầu tư FDI vào VN theo các lĩnh vực giai đoạn 2007-2012
(Đơn vị: tỉ USD)
Trong năm 2008, mặc dù dưới tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, đạt 912 dự án cấp mới với 35,6 tỷ USD (chiếm 58,6% và 53,4% tổng số dự án và vốn cấp mới), trong đó ngành công nghiệp chế biến đạt mức cao nhất với 764 dự án cấp mới và 35 tỷ USD ( chiếm 49% tổng số dự án và 52,7% tổng số vốn cấp mới .Năm 2008 có thêm FDI bất động sản đã chiếm 15% tổng số vốn FDI của cả nước.
Bước sang năm 2009 có chuyển biến mới dòng vốn tập trung vào các ngành dịch vụ, đặc biệt là kinh doanh bất động sản và lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống. Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 do trong năm này lĩnh vực bất bất động sản phát triển nhanh, đứng thứ ba là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
Còn trong năm 2010, 2011, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, lĩnh vực thế mạnh và là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài luôn duy trì ở vị trí cao. Sau đó là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, khí nước, điều hòa.
Lĩnh vực sản xuất phân phối điện có tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,53 tỷ USD, chiếm gần 17,2% tổng vốn đầu tư. Còn lĩnh vực xây dựng với 140 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,25 tỷ USD, chiếm 8,5%.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2012, các ngành chế tạo và chế biến tiếp tục là lĩnh vực hấp dẫn nhất đối các nhà đầu tư nước ngoài, lĩnh vực kinh doanh bất động sản vươn lên so với thứ tư năm 2011,trở thành lĩnh vực đứng thứ hai trong thu hút FDI với 312 dự án, tổng vốn đăng ký 38,4 tỷ USD, chiếm 2,9% số dự án và 24% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam. Trong khi đó, vốn FDI vào các lĩnh vực như nông, lâm nghiệp, thủy sản; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hay y tế; giáo dục và đào tạo... chưa nhiều. Chẳng hạn FDI vào ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 4% về số dự án và 1,7% về vốn đăng ký hay FDI vào ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chỉ chiếm 0,7% về số dự án cũng
như vốn đăng ký của cả nước.
2.2.3.Thực trạng FDI vào Việt Nam theo đối tác đầu tư
Khi chưa chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế hiện nay, từ 1998- 2007 thì tính chung Hàn Quốc là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam với tổng vôn đầu tư là 12 tỷ USD, tiếp đến là Singapore, Đài Loan và Nhật Bản. Năm 2008, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, Malaysia đứng đầu bảng, với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, chiếm 4,7% về số dự án và 24,8% về vốn đầu tư đăng ký. Đài Loan đứng thứ 2, có 132 dự án, Nhật Bản đứng thứ 3, với 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD. Singapore đứng thứ 4, có 101 dự án, vốn đầu tư đăng ký 4,46 tỷ USD.
Sau khi chịu tác động mạnh mẽ của của suy thoái kinh tế, năm 2009, chỉ còn có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%, đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD chiếm 7,9%; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Bước sang năm 2010, số quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam tăng lên thành 55 quốc gia nhưng năm 2011 giảm chỉ còn 53 . Singapore vươn lên dẫu đầu các nhà đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,43 tỷ USD chiếm 23,8 % tổng vốn đầu tư vào Việt Nam nhưng năm 2011 đứng thứ ba còn Hồng Kong vượt lên dẫn đầu. Hà Lan đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thê trên 2,37 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam còn 2011 là Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,43 tỷ USD, chiếm 16,6 % tổng vốn đầu tư.
Năm 2012 đến nay, quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam tăng lên là 58 . Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 5,13 tỷ USD, chiếm 39,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 12
tháng năm 2012; Singapore đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,72 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ ba.