Ấn tượng năng lượng “xanh”

Một phần của tài liệu Năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 45)

- Ngày 16/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký hiệp định tín dụng 318 triệu USD nhằm tăng nguồn cung cho lưới điện quốc gia từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Ấn tượng năng lượng “xanh”

Năng lượng “xanh” ngày càng thu hút giới đầu tư với triển vọng to lớn. Gần đây, nhiều dự án năng lượng “xanh” ra đời, không còn ở mức nhỏ thử nghiệm mà là những dự án khổng lồ với quy mô chưa từng thấy. Tạp chí Forbes “điểm danh” một số dự án ấn tượng nhất thế giới.

Tuốc bin gió trên cao ốc ở Bahrain

Nhà máy năng lượng gió trên cao ốc: Đây là nhà máy năng lượng gió đầu tiên trên thế giới được tích hợp vào cao ốc chọc trời. Hoạt động từ tháng 4, nhà máy đặt trên “tòa nhà xanh” Trung tâm Thương mại thế giới (WTC), 54 tầng hình 2 cánh buồm nhìn ra biển mới khánh thành ở Bahrain. Do Công ty Atkins Architect và Norwin Wind Turbine (Đan Mạch) xây dựng, nhà máy công suất 1.100-1.300 megawatt này gồm 3 tuốc bin 30m treo trên 3 cây cầu ngắn nối 2 tháp, cung cấp hơn 10% lượng điện tiêu thụ của tòa nhà.

Nhà máy năng lượng nhiệt mặt trời: Công suất 553 megawatt, có thể mở rộng đến 850 megawatt, đặt ở sa mạc Mojave, bang California (Mỹ). Dự án chi phí 2 tỷ USD, hoàn tất vào năm 2011 này do Solel Solar Systems, công ty năng lượng nhiệt mặt trời của Israel, xây dựng cho Công ty Pacific Gas & Electric (PG&E).

Cùng nhiều công ty khác, PG&E đang chạy đua đáp ứng yêu cầu của California là đến năm 2010 năng lượng tái tạo phải chiếm 20%. Solel sẽ lắp 1,2 triệu gương parabol 1-2m trong một vùng rộng 23km² ở sa mạc Mojave. Khác với điện mặt trời (dùng tế bào quang điện biến ánh sáng mặt trời thành điện), năng lượng nhiệt mặt trời dùng các gương

parabol hội tụ ánh sáng mặt trời làm nóng nước thành hơi để quay tuốc bin phát điện.

Trung tâm năng lượng sạch lớn nhất thế giới: Dự án có tên Masdar Initiative này nằm ở Masdar City, thuộc thủ đô Abu Dhabi (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất – UAE). Đây được xem là dự án tham vọng nhất thế giới trong lĩnh vực năng lượng sạch, gồm quỹ đầu tư và viện khoa học công trình chuyên nghiên cứu năng lượng sạch và các công nghệ bền vững. Dự án năng lượng bền vững có tổng chi phí đến...15 tỷ USD này mới khởi công hồi tháng 2 và sẽ hoàn tất vào năm 2009, biến 10km2 sa mạc thành các nhà máy điện không khí thải, đô thị không xả rác...

Nhà máy năng lượng sóng lớn nhất thế giới: Do Công ty Năng lượng sóng Scottish Power xây ở vùng bờ biển đảo Orkney (Scotland), công suất 750 kilowatt, hoạt động một phần vào năm 2009. Nhà máy gồm 4 tuốc bin khổng lồ, mỗi cái dài gần 150m. Scotland cho biết, nước này chiếm khoảng 25% tiềm năng điện thủy triều và 10% tiềm năng năng lượng sóng ở châu Âu. Theo một số dự đoán, đến năm 2020, Scotland có thể sản xuất hơn 1.300 megawatt điện từ năng lượng sóng.

Công viên điện mặt trời lớn nhất thế giới: Đặt ở Mildura (Australia), công suất 154 megawatt, chi phí 270 triệu USD, hoạt động một phần từ năm 2010 và hoàn tất vào năm 2013. Dự án hợp tác giữa Chính phủ Australia qua Công ty Solar Systems ở Melbourne với Tập đoàn CLP Group của Hồng Công (Trung Quốc). Khi hoạt động đầy đủ, công viên điện mặt trời Mildura sẽ sản xuất khoảng 1% tổng nhu cầu năng lượng của Australia.

Nhà máy năng lượng gió ngoài khơi: Dự án có tên London Array chi phí 4 tỷ USD này do các công ty Shell Wind Energy, E.ON, Renewables và DONG Energy hợp tác xây dựng, công suất 1.000 megawatt, khởi công năm 2008 và hoàn tất vào năm 2010. Anh là nước có nhiều gió nhất châu Âu nhưng thiếu diện tích nên hướng đến việc xây nhà máy ngoài khơi. Hơn 340 tuốc bin gió sẽ được lắp đặt ở vùng cửa sông Thames, khi hoàn tất sẽ là “trang trại gió biển” lớn nhất thế giới.

Nhà máy năng lượng gió nổi trên biển đầu tiên: Đặt trên Biển Bắc, ở Kormay (Na Uy), công suất 5 megawatt, tuốc bin đầu tiên lắp đặt năm 2009 và đến năm 2014 hoàn tất 200 tuốc bin. Đây là dự án tuốc bin gió nổi trên biển đầu tiên của thế giới, do Tập đoàn Siemens xây dựng theo thiết kế của Công ty Norsk Hydro, các tuốc bin được lắp đặt cách đất liền hơn 80km. Dự án này sẽ làm thay đổi tương lai các nhà máy năng lượng gió ngoài khơi, hiện còn đặt hạn chế ở những vùng nước nông.

Nhà máy năng lượng địa nhiệt lớn nhất thế giới: Dự án có tên Suralla ở Bắc Sumatra (Indonesia) này do Công ty Ormat Technologies và Itochu (Nhật Bản) xây dựng. Công suất 330-360 megawatt, chi phí 600 triệu USD, hoàn tất năm 2011. Khu vực này có nhiều núi lửa, trong đó một số núi còn hoạt động, làm lòng đất luôn nóng âm ỉ, ước tính tiềm năng lớn với 27.000 megawatt năng lượng địa nhiệt.

Những nguồn năng lượng kì lạ (11/09/2010 09:10 AM)

Bình chọn: 1 | Xem: 24 |

Tác giả: phu_smile | Điểm cống hiến: 2.19

Bên cạnh những nguồn năng lượng quen thuộc từ gió, mặt trời, sinh học, thủy triều...các nhà khoa học đang hé mở thêm những nguồn năng lượng mới để thay thế như: năng lượng từ chất thải, đá nóng, nước biển hay thậm chí là mặt trăng. Chắc chắn bạn đã quá quen thuộc với năng lượng từ gió hay mặt trời, nhiên liệu sinh học hay điện hydro, lực sóng và thủy triển. Thế nhưng, tự nhiên còn cung cấp rất nhiều nguồn năng lượng thay thế khác mà chúng ta chưa khám phá hay khai thác hết được.

Những nguồn năng lượng kì lạ ,xanh, sạch vẫn ở quanh chúna ta trong thế giới tự nhiên, còn các nhà khoa học mới chỉ bắt đầu trả lời được một số ít những câu hỏi rằng, làm thế nào để khai thác nó.

Nổ mìn trên mặt trăng

Khí Heli-3 (Heli có 3 proton) là đồng vị của Heli, nhẹ và không có phóng xạ, được các nhà khoa học nhận định rằng, có tiềm năng lớn trong việc tạo ra năng lượng tương đối sạch.

Tuy nhiên, Heli -3 rất hiếm trên Trái Đất, thế nhưng nó lại có rất nhiều trên Mặt Trăng. Rất nhiều dự án được thực thiện nhằm khai thác tài nguyên này trên Mặt Trăng. Công ty không gian của Nga, RKK Energiya tuyên bố rằng, tiềm năng kinh tế về nguồn tài nguyên Heli-3 trên mặt trăng sẽ được họ khai thác vào năm 2020.

Mặt trăng chứa nhiều đồng vị Heli -3- là nguồn năng lượng sạch tiềm ẩn.

Năng lượng mặt trời từ không gian

Trên Trái Đất, mặt trời chỉ chiếu sáng nửa ngày, còn lại là ban đêm, nên chúng ta không thể thu được năng lượng từ mặt trời 24/24. Thế nhưng, năng lượng mặt trời trong không gian thì không thay đổi suốt 24 giờ, cho dù ngày hay đêm, mùa đông hay hè, thời tiết giá rét hay nóng bức.

Các nhà khoa học đang chuẩn bị một kế hoạch: đặt những tấm pin mặt trời trong quỹ đạo và chiếu ánh sáng mặt trời xuống tới Trái Đất để sử dụng. Công nghệ đột phá này bao gồm sự truyền phát năng lượng không dây, thực hiện bằng cách sử dụng những sóng vi ba.

Năng lượng mặt trời thu được từ không gian được chuyền về Trái Đất quan mạng không dây.

Chất thải con người

Phải chăng là điều kì quái, khi ngay cả chất thải của con người cũng có thể được sử dụng để tạo ra điện hay nhiên liệu. Thế nhưng nó có thật.

Nhiều kế hoạch đang được tiến hành ở Oslo, Nauy: các nhà khoa học biến rác thải thành năng lượng chạy xe buýt công cộng. Điện được tạo ra bằng cách sử dụng các tế bào vi khuẩn nhiên liệu, sẽ sử dụng hệ thống điện hóa học để tạo ra điện bằng cách bắt chước theo phản ứng vi khuẩn như trong tự nhiên. Và dĩ nhiên, chất thải của con người cũng được sử dụng làm phân bón.

Năng lượng có thể sản xuất được từ những thứ như chất thải của con người.

Hiện tượng áp điện

Khi dân số toàn thế giới đang chuẩn bị tiến đến ngưỡng 7 tỉ người, việc khai thác động năng dựa trên hoạt động của con người đang dần trở nên hiện thực hơn.

Sử dụng hiện tượng áp điện, các nhà khoa học có khả năng tạo ra một vài vật liệu có khả năng tạo điện trường trong phản ứng với ứng suất máy móc. Bằng cách đặt những lát vật liệu áp điện vào những con đường đông người qua lại hay ngay cả giày của mỗi chúng ta, điện năng có thể tạo ra với mỗi bước chúng ta đi.

Chúng ta sẽ tạo thành một nhà máy điện khổng lồ mỗi khi di chuyển. Điện tạo ra từ hoạt động của các loại áp điện.

Sản xuất nhiên liệu Hydro trực tiếp

Đây là cuộc cách mạng trong công nghệ điện hóa sinh, phát triển tại ĐH Cambridge. Nguyên lý của quá trình này là: Nhiên liệu hydrocacbon được tạo bằng cách trộn giữa nước mặn, chất dinh dưỡng, sinh vật quang hợp, CO2 và ánh sáng mặt trời.

Không giống như nhiên liệu làm từ tảo, công nghệ này tạo ra nhiên liệu một cách trực tiếp chứ không cần xử lý lại, dưới dạng các hợp chất của ethanol hoặc hydrocacbon. Điều cơ bản của phương pháp này là việc khai thác quá trình quang hợp của tự nhiên để sản xuất nhiên liệu có thể sử dụng ngay lập tức.

Từ Co2, sinh vật quang hợp, có thể tạo thành nhiên liệu.

Năng lượng từ nước biển

Được gọi dưới cái tên như là năng lượng màu xanh dương, năng lượng thấm lọc, hay chung nhất là năng lượng từ nước biển, đây là một trong những nguồn năng lượng có khả năng tái tạo, dồi dào và hứa hẹn mà vẫn chưa được khai thác một cách đầy đủ.

Cần năng lượng để khử muối trong nước, năng lượng được tạo ra khi quá trình đổi chiều xảy ra và sau đó, nước mặn chuyển thành nước ngọt. Việc này thực hiện dựa vào thẩm tách ion bằng năng lượng điện ( điện phân nước biển ) nghịch đảo.

Công nghệ chuyển hóa nhiệt năng đại dương (OTEC)

Sự chuyển hóa nhiệt năng hay gọi tắt là OETC, là một hệ thống chuyển đổi năng lượng hydro, sử dụng sự chênh lệch nhiệt độ của vùng nước ở nông và sâu để cung cấp năng lượng cho máy động cơ nhiệt.

Nguồn năng lượng này có thể được khai thác bởi những dàn khoan lớn ngoài biển bằng cách lợi dụng các lớp nhiệt độ sâu giữa đại dương.

Dựa trên sự khác biệt về nhiệt độ nước bề mặt và lòng sâu, điện có thể được tạo ra

Năng lượng đá nóng

Năng lượng từ đá nóng là một loại năng lượng địa nhiệt mới, được khai thác bằng cách bơm nước biển lạnh xuống tầng đá được làm nóng bởi sự dẫn nhiệt từ lớp vỏ Trái Đất và phân rã của các phân tử phóng xạ trong lớp vỏ Trái Đất.

Khi nước nóng lên, năng lượng được tạo ra có thể được chuyển đổi thàng điên bởi một tua-bin nước. Những lợi thế của năng lượng từ đá nóng có thể dễ dàng được kiểm soát và cung cấp năng lượng 24/7.

Mô hình khai thác năng lượng trong lớp lõi Trái Đất

Năng lượng từ sự bay hơi

Lấy cảm hứng từ các loài thực vật, các nhà khoa học đã phát minh ra một loại lá giả tổng hợp siêu nhỏ, có thể tạo ra năng lượng điện từ việc làm bay hơi nước.

Những bong bóng không khí có thể được bơm vào trong “lá”, năng lượng điện được sinh ra do sự tích điện khác nhau giữa nước và không khí.

Nghiên cứu này đang mở ra cánh cửa lớn cho việc tao ra năng lượng từ sự bay hơi.

Những chiếc lá nhân tạo siêu mỏng cũng có thể tạo ra điện.

Dao động xoáy nước

Điện năng từ dao động xoáy của nước thu được từ quá trình di chuyển chậm của dòng nước, được lấy cảm hứng từ sự di chuyển của loài cá. Năng lượng có thể thu được khi các dòng nước đi qua mạng lưới cọc.

Năng lượng gió ngoài khơi Việt Nam Thứ bảy, 25/01/2009, 04:12 GMT+7

(Lao Động Cuối tuần số 4-5, 24/01/2009)

Năng lượng rẻ từ dầu khí đã đẩy mạnh cách mạng sản xuất của nhân loại trong trăm năm nay. Nhưng năng lượng này đang đi trên con đường giảm sút. Tuỳ theo ước tính, trữ lượng dầu chỉ sẽ hết dưới 100 năm.

Tìm nguồn năng lượng mới nhất là một nguồn năng lượng tái tạo trở thành một giấc mơ cần biến thành hiện thực, một nhu cầu, một bài toán cho nhân loại. Trong các nguồn năng lượng tái tạo này, cho đến nay, chỉ có thuỷ điện là đáng kể. Trong những nguồn còn lại: điện gió, điện mặt trời, trái đất (geothermal), biomass cho đến nay tiềm năng lớn là điện gió. Đã từ lâu, con người đã biết sử dụng năng lượng gió. Kể từ khi khủng hoảng năng lượng năm 1970, năng lượng tái tạo được chú ý trở lại. Sự chú ý này càng được gia tăng với vấn đề quả đất hâm nóng. Vào thập niên 1980, những trại điện gió (wind farm) bắt đầu được thiết kế và xây cất. Trong hơn hai mươi năm qua, điện gió đã có những bước tiến vượt bực. Với giá thành ban đầu gấp mười lần, nay điện sản xuất bằng gió đã gần bằng giá điện sản xuất từ than đá.

Hiện nay ở các nơi trên thế giới, nhiều dự án được đề ra với mục đích nâng cao sự đóng góp của năng lượng tái tạo. Ở Châu Âu, nhiều quốc gia nêu mục tiêu 20% năng lượng tái tạo năm 2020. Phần lớn những trại điện gió đều ở trên đất liền. Những năm gần đây, các trại điện ngoài biển được xây dựng. Để thực sự khai thác tiềm năng điện gió, phải ra biển.

Một phần của tài liệu Năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w