Năng lượng sạch không hẳn đã sạch

Một phần của tài liệu Năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 41)

- Ngày 16/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký hiệp định tín dụng 318 triệu USD nhằm tăng nguồn cung cho lưới điện quốc gia từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Năng lượng sạch không hẳn đã sạch

Tuabin gió và tấm pin mặt trời không thải CO2 khi biến nắng gió thành điện. Nhưng việc sản xuất các thiết bị này lại ngốn nhiều vật liệu và thải nhiều CO2. Việc khai thác năng lượng từ nắng và gió có vẻ sạch cuối cùng lại hóa ra không sạch. Sau những chong chóng điện gió là các nhà máy xi măng, nhà máy luyện cán thép. Và sau những tấm quang điện

là nhà máy sản xuất silicon. Những cụm sản xuất này xả ra CO2 và các chất thải rắn, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của dân cư, làm đảo lộn môi trường sinh thái của sông hồ, và gây ra những tác động tiêu cực khác đối với con người.

Việc xây dựng cơ sở vật chất để lắp đặt các thiết bị khai thác năng lượng sạch cũng thường phức tạp về thiết kế, to lớn về kích cỡ và tốn nhiều vật liệu xây dựng. Chẳng hạn để xây đập thuỷ điện phục vụ sản xuất 1GW điện, cần đến 1.240 tấn bê tông. Trong khi đó, một nhà máy điện hạt nhân công suất 1GW chỉ tốn 560 tấn bê tông.

Việc sản xuất sắt thép còn thải ra khí CO2 nhiều hơn sản xuất bê tông. Vậy mà để có được 1GW điện, cần đến 125 tấn sắt thép cho sản xuất chong chóng, hay 140 tấn để xây đập nước, trong khi một nhà máy điện hạt nhân 1GW chỉ cần 60 tấn.

Việc sản xuất silicon dùng cho các tấm quang điện cũng tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình nấu chảy vật liệu ở nhiệt độ cao. Vì vậy, điện mặt trời cuối cùng bị đánh giá là nguồn năng lượng gián tiếp thải ra nhiều khí CO2 nhất trong số các nguồn năng lượng tái sinh.

Một nghiên cứu từng chỉ ra rằng tại các nước nhiệt đới, những đập nước có thể thải ra lượng khí mêtan tương đương một nhà máy nhiệt điện.

Thực tế cho thấy, điện nào cũng thải CO2. Mức thải CO2 từ việc khai thác năng lượng sạch để thu 1kw/h là 60 g với điện mặt trời, 9-25 g với điện gió và 8 g với thủy điện. Ngoài ra, các chong chóng điện gió còn tạo ra tiếng ồn khi quay, và làm chim chóc hoảng sợ. Tiếng quay vù vù là nhược điểm hầu như không thể khắc phục của các chong chóng điện gió. Còn quá trình sản xuất pin mặt trời tạo ra nhiều loại chất thải độc hại, đặc biệt là chất thải rắn. Với thuỷ điện, các đập nước nhấn chìm nhiều khu vực đa dạng sinh học, chặn dòng chảy của phù sa, gây bất lợi cho hạ lưu. Hiện tượng tăng nhiệt độ nước sẽ làm giảm hàm lượng ôxy, ảnh hưởng đến các loài cá và khiến nhiều loại tảo độc phát triển mạnh.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu để việc phát triển năng lượng sạch được hiệu quả hơn. Một chong chóng đường kính 30 m sản xuất khoảng 250 kw điện, trong khi một chong chóng 80 m sẽ cho 2.500 kw. Vì vậy, chong chóng điện gió đang được tập trung cải tiến để cánh quạt dài hơn.

Với điện mặt trời, thực tế là các trạm khai thác ở châu Âu không bao giờ vượt quá 10% công suất, do đó nguồn điện này đắt hơn nhiệt điện và điện hạt nhân đến khoảng năm lần. Nhưng việc sản xuất silicon rẻ hơn đang góp phần giảm giá thành. Một hướng cải tiến khác là pha polymer như PPV vào một dẫn chất của than. Tuy nhiên, tấm quang điện từ hỗn hợp này có tuổi thọ ngắn và hiệu suất hoạt động đến nay vẫn là vấn đề đang được bàn cãi.

Vấn đề nổi cộm của thuỷ điện là dung tích hồ chứa. Các đập nước có hệ thống bơm đẩy giúp đưa mực nước lên cao hơn, nhờ đó nâng công suất lên đến 90%. Nhưng việc xây

dựng một hệ thống này rất tốn kém và người ta phải chơi trò mạo hiểm với những khối nước khổng lồ: Để phát 10 kw/h điện, phải đưa được 43 tấn nước lên cao hơn 100 m. Do đó, khai thác năng lược sạch hiện vẫn còn là một thử thách đối với khoa học và kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w