Địa nhiệt – nguồn năng lượng tái tạo sạch

Một phần của tài liệu Năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 33)

- Ngày 16/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký hiệp định tín dụng 318 triệu USD nhằm tăng nguồn cung cho lưới điện quốc gia từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Địa nhiệt – nguồn năng lượng tái tạo sạch

GreenBiz.vn - Địa nhiệt được coi là nguồn năng lượng tái tạo và sạch đã được sử dụng phổ biến trên thế giới, song tại Việt Nam, nguồn năng lượng này đang bị bỏ quên, chưa được tận dụng và khai thác một cách có hệ thống.

Trên thế giới có ít nhất 24 quốc gia đã khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt, dẫn đầu là Mỹ, tiếp đến là Philipin và các nước Bắc và Trung Âu. Các nước như Pháp, Thuỵ điển, Áo, Hà lan, Nhật bản cũng đã có đầu tư rất lớn để khai thác địa nhiệt. Hơn 10 năm lại đây Trung quốc đã rất quan tâm đến hệ thống điều hoà không khí bằng địa nhiệt, việc phát triển mạnh mẽ của hệ thống này sẽ góp phần vào việc giảm tải nhu cầu nguồn năng lượng của Trung quốc.

Nhà máy điện địa nhiệt Palippinon, Philippin - Ảnh: Climatelab

Ở Việt Nam, theo ước tính của Viện Địa Chất, tiêu thụ cho điều hòa không khí đạt 2,5 tỷ kWh. Nếu khai thác địa nhiệt bằng công nghệ bơm nhiệt đất, ít nhất sẽ tiết kiệm được 1/3 lượng điện trên. Nếu giá điện là 2.000 đồng một kWh, mỗi năm sẽ tiết kiệm được 1.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ duy nhất tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình đang sử dụng một phần rất nhỏ nguồn địa nhiệt để làm lạnh. Việc sử dụng địa nhiệt còn giảm phát thải ít nhất 250.000 tấn CO2 mỗi năm.

Hơn nữa, địa nhiệt không chỉ được sử dụng vào mục đích trung hòa nhiệt, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng mà còn có thể dùng cho mục đích phát điện.

Phương pháp khai thác nguồn năng lượng quý giá này cũng không hề phức tạp. Chỉ cần khoan vào lòng đất tới tầng trung hòa, đưa các thiết bị để cộng hưởng không khí làm lạnh xuống đối với quy mô làm lạnh lớn. Sau đó, bơm ép không khí từ phía trên xuống tầng này và đưa trở lại phòng sử dụng.

Nguyên tắc phát điện địa nhiệt - Ảnh: hiendaihoa.com

Tại Hà Nội, tầng sâu từ 15 – 80 m dưới mặt đất có nhiệt độ ổn định quanh năm từ 25 – 27 độ C và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và nhiệt độ đang có bên ngoài. Ví dụ mùa hè nhiệt độ trung bình là 32oC, việc điều tiết nhiệt độ phòng ở tới 26oC chỉ đơn giản là bơm nhiệt đất bình thường. Khi yêu cầu nhiệt độ phòng ở hoặc phòng thí nghiệm cần thấp hơn 26 độ C, sẽ phải có chế độ điều biến tương tự như hệ thống điều hòa truyền thống, song sẽ đơn giản và tiêu hao nhiên liệu ít hơn hệ điều hòa không khí đang được sử dụng phổ biến ở các tòa nhà hiện nay.

Đối với công nghệ phát điện nhiệt độ thấp, công suất nhỏ, chỉ cần nhiệt độ khoảng 100 độ C. Trong khi ở nhiều vùng, có địa nhiệt nhiệt độ đạt tới 160 độ C, hoàn toàn có thể xây dựng các nhà máy phát điện. Thêm vào đó nhà máy địa nhiệt chiếm diện tích xây dựng ít hơn gần ba lần so với nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có cùng công suất.

Theo khoahoc.com.vn

Hiện nay tại Việt Nam, việc sử dụng năng lượng đặc biệt là các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu, khí, than đã tạo ra trên 25% lượng phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Do vậy, phát triển nguồn năng lượng tái tạo được coi là giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng cũng như việc bảo vệ môi trường trong tương lai của Việt Nam.

Green-Biz 2009 rất quan tâm đến phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam-Ảnh:Chinhphu.vn

Việt Nam có tiềm năng về năng lượng tái tạo rất dồi dào

Tại diễn đàn Giải pháp kinh doanh xanh 2009 - GreenBiz, do EuroCham tổ chức, Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu đã khẳng định “Sự tham gia của năng lượng tái tạo trong cân bằng năng lượng quốc gia và sự phát triển điện năng từ năng lượng tái tạo sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Ngoài ra năng lượng tái tạo có vai trò quan trọng với phát triển điện khí hóa nông thôn, cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa mà lưới điện không thể tới được”.

Thực tế là nguồn năng lượng cơ sở (thủy điện, nhiệt điện than, dầu khí) của Việt Nam chỉ có hạn, trong khi đó nhu cầu sử dụng năng lượng của công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng cao do vậy cần thiết phải phát triển nguồn năng lượng tái tạo để thay thế..

Mục tiêu của Việt Nam là phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào 2010, 5% vào năm 2020 và khoảng 11% vào năm 2050.

Tuy nhiên, hiện nay suất đầu tư cho phát triển năng lượng tái tạo giá quá cao, trong khi giá điện bán lẻ hiện nay của Việt Nam vẫn chưa hấp dẫn các nhà đầu tư.

Đại diện Fuhrlaender tại Việt Nam ông Hung Van Albert khẳng định rằng với nguồn gió dồi dào, ngành công nghiệp chế tạo thiết bị điện gió của Việt Nam đã sản xuất được 30- 40% linh kiện điện gió, Việt Nam có điều kiện tiềm năng để phát triển điện gió.

Ngoài ra, sự phát triển điện gió tại Việt Nam sẽ còn kéo theo sự phát triển của các ngành sắt thép, xi măng, chế tạo thiết bị điện. Theo ước tính của vị trưởng đại diện này thì 1 tổ máy điện gió cỡ trung bình cần hơn 300 tấn sắt thép, hàng ngàn mét dây điện.

Để biến tiềm năng thành hiệu quả thực tế rất cần sự hỗ trợ về chính sách của Chính phủ với những ưu tiên đặc biệt về cơ chế cho ngành năng lượng sạch phát triển thì hiệu quả khai thác điện gió ở Việt Nam còn cao hơn thế giới, đại diện của Fuhrlaender nhận xét. Ông Oliver Massmann, đại diện của Duane Morris Việt Nam, cũng cho rằng khung pháp lý của Việt Nam đang hướng tới đảm bảo công bằng và hiệu quả các dự án đầu tư nguồn điện thông qua việc xây dựng và phát triển thị trường bán lẻ điện, có lẽ đến thời điểm đó các nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo mới bớt lo lắng về trở ngại trong đàm phán giá. Ông Khu khẳng định, về chính sách đối với các nhà đầu tư nguồn năng lượng mới, Chính phủ Việt Nam khuyến khích tất cả các nhà đầu tư có khả năng đầu tư vào phát triển năng lượng tái tạo. Vì ngoài lý do Việt Nam đang bị thiếu điện hiện nay thì việc kéo dây hoặc xây dựng các nhà máy nhiệt điện tại các vùng sâu vùng xa, hải đảo là không hiệu quả và quá tốn kém.

Trong khi đó thị trường điện Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hình thành. Chính phủ đã giao Bộ Công Thương trách nhiệm cân bằng, điều hòa giá các nguồn điện quốc gia theo lộ trình. Do vậy, trong một vài năm tới, khi kinh tế phát triển, Chính phủ cũng có thể mua được điện gió từ các nhà đầu tư cũng với cơ chế bù giá như đã làm nhằm cân đối chung mọi nguồn điện để khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Việc Việt Nam phải xây dựng nhà máy điện hạt nhân (cũng là năng lượng sạch) là cần thiết cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn này để đảm bảo an ninh năng lượng. Tuy nhiên, trong tương lai nguồn năng lượng hạt nhân này sẽ được giảm bớt dần thay vào đó Việt Nam sẽ đẩy mạnh phát triển năng lượng gió, mặt trời, sóng biển, sinh học để thay thế.

Là cơ quan quản lý và xây dựng chính sách, Bộ Công Thương cũng cho biết sẽ xây dựng các thể chế với nhiều ưu đãi, khuyến khích để phát triển năng lượng tái tạo như kết hợp năng lượng tái tạo vào các chương trình quốc gia như điện khí hóa nông thôn, trồng rừng, xóa đói giảm nghèo, nước sạch vệ sinh nông thôn.

Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở thích hợp để sản xuất lắp ráp các loại thiết bị năng lượng mới như đun nước nóng, thủy điện nhỏ, động cơ gió, hầm khí sinh vật ở những nơi có điều kiện. Hợp tác mua, chuyển giao công nghệ các nước đã phát triển để lắp ráp các thiết bị công nghệ cao như pin mặt trời, điện gió… từng bước tiến tới lắp ráp và sản xuất được trong nước.

Hỗ trợ đầu tư các chương trình điều tra nghiên cứu, chế thử, xây dựng các điểm điển hình sử dụng năng lượng tái tạo, ưu đãi thuế nhập thiết bị, công nghệ mới; bảo hộ quyền tác giả cho các phát minh, cải tiến kỹ thuật có giá trị.

Cho phép các cá nhân, tổ chức kinh tế trong, ngoài nước phối hợp đầu tư khai thác nguồn năng lượng mới và tái tạo trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Đồng thời Bộ đã và đang xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng tái tạo trình Thủ tướng duyệt với định hướng có nhiều cơ chế ưu đãi về chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Các dự án năng lượng tái tạo sẽ được hỗ trợ đặc biệt về vốn

Tại tọa đàm về cơ chế và ưu đãi trong tài trợ đa phương trong khuôn khổ Diễn đàn kinh doanh “xanh”- GreenBiz, các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) cùng một số tổ chức tài chính khác đã cùng cam kết sẽ có nhiều hỗ trợ ưu đãi về tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

ADB đã xây dựng một chương trình tổng thể về hỗ trợ các hoạt động kinh doanh nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, trong đó riêng các dự án về năng lượng sạch hiện được dành một quỹ trị giá 25 triệu USD.

Phía WB cam kết cho vay hỗ trợ các dự án sản xuất năng lượng tái tạo, ví dụ như sản xuất tuốc bin phong điện, tấm pin năng lượng mặt trời, hoặc tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo khác. Đồng thời thông qua một đơn vị thành viên của mình hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các dự án năng lượng tái tạo ở quy mô lớn và hỗ trợ hạng mục thông qua các thể chế tài chính sử dụng phương tiện chia sẻ rủi ro .

Riêng đối với các dự án Năng lượng tái tạo tại Việt Nam như điện gió, mặt trời, WB có cơ chế cho những nhà máy năng lượng sạch này vay thông qua một trong 3 ngân hàng cùng tham gia trong dự án.

Đại diện VCB cũng khẳng định chính sách trong tương lai của VCB là hỗ trợ tích cực đối với các doanh nghiệp kinh doanh “xanh” với những hoạt động hỗ trợ thông qua kênh Ngân hàng như: Cho vay để cho vay lại với lãi suất thấp, thời gian vay dài; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật; đào tạo; bảo lãnh, chia sẻ rủi ro. Tham gia Dự án phát triển năng lượng tái tạo với nguồn vốn từ Hiệp hội phát triển quốc tế để cho các chủ đầu tư vay lại đối với các dự án sử dụng năng lượng tái tạo.

Tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam khá dồi dào. Trong đó năng lượng địa nhiệt có thể khai thác 200MW vào năm 2020. Nguồn năng lượng mặt trời với số giờ nắng bình quân là 2.000-2.500 giờ/năm, tổng bức xạ nhiệt bình quân khoảng 150kcal/cm2/năm, tương đương với khoảng 43,9 tỷ tấn dầu mỗi năm (con số ước lượng trên lý thuyết). Năng lượng gió của Việt Nam cũng hết sức dồi dào, cường độ năng lượng gió hiện nay tại các vùng hải đảo khoảng 1.400kWh/m2 mỗi năm. Cường độ năng lượng khoảng 500-1.000kWh/m2 mỗi năm tại các vùng Duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, tại các vùng khác dưới 500kWh/m2 mỗi năm. Ngoài ra Việt Nam còn tiềm năng sinh khối từ gỗ, chất thải nông nghiệp (tương đương 43-46 triệu tấn dầu/năm; Biogas và Uranium (quặng U308 là 218.167 tấn, xếp hạng trung bình trên thế giới).

Hội thảo các nguồn năng lượng mới:

Mỹ sẽ chuyển giao công nghệ năng lượng mặt trời vào VN Cập nhật lúc 16:25, Thứ Tư, 23/12/2009 (GMT+7)

,

Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc (Bộ KHCN) vừa tổ chức Hội thảo về các nguồn năng lượng mới. Dự hội thảo có các giáo sư, chuyên gia của các viện nghiên cứu, những doanh nghiệp về năng lượng mới hàng đầu của Việt Nam và các nước Hoa Kỳ, Hàn Quốc…

Mặt trời, nguồn năng lượng vô tận: Ảnh minh họa

Nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, việc cung ứng năng lượng đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hoá thạch nội địa, giá dầu cao…

Ông Nguyễn Nam Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, việc tiêu thụ năng lượng của Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2004 tăng mạnh, từ 4,21 triệu tấn dầu năm 1990 lên 11,55 triệu tấn năm 2000 và 19,55 triệu tấn năm 2004. Tốc độ trung bình trong giai đoạn này là 11,7%/năm. Như vậy, Việt Nam có thể sẽ trở thành nước nhập khẩu tinh về năng lượng từ năm 2015.

Chính vì vậy việc xem xét, khai thác nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo sẽ làm đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng, tiết kiệm năng lượng, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường, góp phần giảm biến đổi khí hậu. Hơn nữa, ở Việt Nam nguồn năng lượng này khá dồi dào.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng nghe tham luận của nhiều viện, doanh nghiệp về công nghệ pin mặt trời vô định hình silic, pin mặt trời hữu cơ, tiềm năng và các giải pháp khai thác năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam…

Những tấm pin năng lượng mặt trời: Ảnh minh họa.

Đặc biệt Công ty Cenergy Power, một trong những công ty năng lượng hàng đầu tại Mỹ, đã đưa ra kế hoạch sẽ chuyển giao công nghệ năng lượng mặt trời vào Việt Nam, nâng cao năng lực và nguồn nhân lực của Việt Nam và đưa Việt Nam trở thành nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN về nguồn lực và các dự án năng lượng mặt trời.

Để đạt mục tiêu quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo và thúc đẩy nguồn năng lượng tái tạo, Bộ Công thương đang phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi, ủng hộ và khuyến khích các hoạt động của các nhà đầu tư trong trong lĩnh vực năng lượng nói chung và lĩnh vực năng lượng tái tạo nói riêng.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Nguyễn Văn Lạng khẳng định: “Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đề xuất những chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực năng lượng để đóng góp thêm những kết luận, cơ sở khoa học, căn cứ cho lĩnh vực này. Bộ cũng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu triển khai các thành tựu công nghệ của Việt Nam hoặc thế giới về năng lượng tái tạo.”

Theo KHCN

Một phần của tài liệu Năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w