Cơ cấu tổ chức của Công ty

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Xăng dầu khu vực I (Trang 42)

36

Công ty Xăng dầu KVI tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình chức năng .Các chi nhánh, Xí nghiệp, đơn vị chịu sự lãnh đạo của giám đốc các chi nhánh. Các đơn vị trực thuộc của Công ty là các đơn vị hạch toán độc lập với nhiệm vụ là thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh do Công ty giao cho hàng tháng, chịu trách nhiệm về kế hoạch, về sản lượng sản xuất, về chất lượng sản phẩm, về giá thành sản xuất. Các đơn vị trực thuộc cũng được tự chủ trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế theo sự uỷ quyền của giám đốc Công ty.

Chức năng và nhiệm vụ cụ thể:

- Giám đốc: lãnh đạo điều hành chung mọi hoạt động của công ty, đồng

thời trực tiếp tổ chức lãnh đạo các công việc như:tổ chức cán bộ, cơ chế kinh doanh, tài chính kế toán, tổ chức, chủ trương về cơ chế về lao động, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Các phó giám đốc: quản lý hoạt động kinh doanh, chỉ đạo nghiệp vụ tài chính kế toán (PGĐ kinh doanh), chỉ đạo công tác công nghệ và kỹ thuật ( PGĐ kỹ thuật), phụ trách các mặt lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, hành chính, nội chính (PGĐ nội chính)

- Các phòng ban:

+ Phòng kinh doanh: tham mưu, quản lý tổ chức điều hành triển khai

các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh xăng dầu:xây dựng chiến lược, kế hoạch hóa nguồn hàng, đảm bảo nguồn hàng, điều độ hàng hóa, vận tải….theo quy định của cơ quan chức năng, cấp trên và công ty.

+ Phòng tài chính kế toán: tham mưu, quản lý tổ chức điều hành triển

khai các nghiệp vụ tài chính kế toán theo luật kế toán, luật thống kê và các quy định khác.

37

+ Phòng quản lý kỹ thuật: tham mưu, quản lý tổ chức điều hành triển

khai các nghiệp vụ kỹ thuật như: đầu tư phát triển hiện đại hóa cơ sở vật chất,áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý đo lường chất lượng hàng hóa…

+ Phòng công nghệ thông tin: tham mưu, quản lý tổ chức điều hành

triển khai công tác tin học trong công ty như:đề xuất chiến lược phương án xây dựng công nghệ thông tin, thiết kế cài đặt chuyển giao công nghệ, bảo trì hệ thống công nghệ thông tin.

+ Phòng đầu tư xây dựng: tham mưu quản lý các nghiệp vụ về đầu tư xây dựng của công ty.

+ Phòng tổ chức nhân sự: quản lý nghiệp vụ, triển khai công tác nhân sự hành chính trong công ty theo quy định của pháp luật.

* Mạng lƣới hoạt động của công ty Xăng dầu KVI.

Hệ thống bán lẻ: Công ty Xăng dầu KVI có hệ thống bán lẻ trực tiếp gồm 250 cửa hàng bán lẻ, được phân bố trên địa bàn 3 tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Sản phẩm kinh doanh chính: các mặt hàng xăng dầu: Xăng Ron 92 KC,

Xăng Ron 95 KC, Diezen 0,5S, Diezen 0.25S, Dầu hỏa, dầu Ma dút (F0) và các sản phẩm hóa dầu khác

Các phương thức bán lẻ tại cửa hàng:

- Bán hàng thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.

- Bán hàng thanh toán qua thẻ Flexicard: Đây là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, văn minh và tiện lợi. Khách hàng có thể sử dụng thẻ Flexicard để mua xăng dầu tại bất kỳ cửa hàng nào trong hệ thống các Cửa hàng xăng dầu của Petrolimex Hà nội

38

Đối tượng khách hàng: Là các đơn vị có nhu cầu sử dụng xăng dầu lớn tập trung cho phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (các Nhà máy, Khu Công nghiệp, hộ sản xuất…);

Các khách hàng bán buôn trực tiếp của Công ty được hưởng sự ưu đãi, hỗ trợ từ phía Công ty thông qua chính sách về giá bán, tín dụng, hỗ trợ đầu tư và dịch vụ kỹ thuật

Tổng đại lý - Đại lý

Thực hiện quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về Kinh doanh xăng dầu, Công ty xăng dầu KVIđã xây dựng được hệ thống Tổng đại lý, Đại lý với trên 250 điểm bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và một số tỉnh lân cận. Đây là các đơn vị kinh doanh xăng dầu có uy tín, được Công ty lựa chọn để hợp tác thông qua việc xây dựng mối quan hệ bạn hàng lâu dài, bền vững. Công ty xăng dầu KVI luôn coi các Tổng đại lý, Đại lý kinh doanh xăng dầu là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phân phối của mình nên luôn có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ bán hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường với phương châm: Hợp tác, Chia sẻ lợi ích và cùng Phát triển.

Với một hệ thống kho, cảng được đầu tư hiện đại, đồng bộ, các phân hệ nhập, xuất được tự động hóa, Công ty xăng dầu KVI cam kết thỏa mãn mọi nhu cầu hàng hóa cho hệ thống phân phối của mình tại mọi thời điểm với chất lượng và số lượng theo đúng cam kết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Tổ chức công tác kế toán

Để phù hợp với đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh trên, công ty Xăng dầu KVI đã và đang áp dụng nghiêm chỉnh chế độ kế toán theo quy định hiện hành, cụ thể:

- Chế độ kế toán Công ty áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh

39

được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư 244/2009/TT –BTC ngày 31/12/2009 và Thông tư 200/2014/TT –BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Niên độ kế toán: 1 năm (Theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01

và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm).

- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng.

- Nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo giá thực tế, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là theo phương pháp kê khai

thường xuyên.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng và USD - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký sổ cái.

- Nguyên tắc xác định các khoản tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền

đang chuyển gồm: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngân hàng công bố tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá của các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ được phản ánh vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng

tiền sử dụng trong kế toán: các đồng tiền có nguồn gốc ngoại tệ được quy đổi

theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố.Chênh lệch do chuyển đổi tỷ giá được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh trong năm.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác:

trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa 2 bên, công nợ phải thu được ghi khi giao hàng và phát hành hóa đơn GTGT cho khách và khách chấp nhận thanh toán.

40

+ Ghi nhận và khấu hao TSCĐ: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình: nguyên giá bao gồm: giá mua và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng.

+ Ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa 2 bên, khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu tài sản cho người mua, viết hóa đơn bán hàng và người mua chấp nhận thanh toán (chưa kể đã thu được tiền hay chưa)

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Xăng dầu khu vực I (Trang 42)