Chiến lược WT

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược phát triển cho công ty cổ phần Dược Phẩm An Giang (Trang 30 - 33)

Công ty không lựa chọn chiến lược này vì phải đối mặt với vô số các điểm yếu bên trong công ty và rất nhiều các thách thức b ên ngoài thì công ty cổ phần dược phẩm An Giang đang tồn tại trong ho àn cảnh không an to àn. Khi lâm vào tình trạng này, công ty có thể chuyển đổi loại hình kinh doanh ho ặc có thể dẫn đến phá sản. Tuy nhiện, hiện nay công ty vẫn đang hoạt động rất hiệu quả v à an toàn. Công ty chưa đến mức phải đấu tranh để tồn tại, n ên không cần đưa ra chiến lược phòng thủ nhằm hạn chế những điểm yếu b ên trong và tránh kh ỏi những mối đe doạ từ b ên ngoài.

4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI AGIMEXPHARM KINH DOANH TẠI AGIMEXPHARM

4.3.1 Hạn chế - Nguyên nhân

* Một số hạn chế hiện nay mà công ty đang gặp phải:  Quy mô hoạt động kinh doanh vẫn còn nhỏ lẻ.

 Máy móc thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, chưa được đầu tư đúng mức.  Nhân viên có trình độ tay nghề cao còn thiếu.

 Số lượng sản phẩm chưa đa dạng.

 Mạng lưới phân phối chưa rộng khắp, hoạt động marketing còn yếu kém. * Nguyên nhân:

Hạn chế về vốn sản xuất kinh doanh: đây là hạn chế lớn nhất của công ty trong giai đoạn này. Hiện nay vốn điều lệ công ty ở mức 22 tỷ đồng, đó l à một con số còn khiêm tốn. Do đó, công ty chưa đủ vốn để đầu tư vào các trang thiết bị, máy móc một cách đúng mức. Song song đó, công tác nghiên cứu về sản phẩm mới chưa đủ vốn thực hiện. Từ đó, dẫn đến các sản phẩm của công ty chưa được phong phú và đa dạng như các công ty dược khác. Điều đó làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Hoạt động marketing đã được công ty chú trọng hơn, nhưng để có thể xây dựng chương trình marketing hoàn hảo cho công ty thì chưa được, do sự hạn chế về vốn cũng nh ư khả năng của các nhân viên trong công ty.

Công ty vừa chuyển đổi hình thức sở hữu: công ty chỉ mới cổ phần hoá từ công ty Nhà Nước trong thời gian gần đây nên khả năng cạnh tranh với các công ty dược đầu ngành là một thử thách rất lớn đối với công ty. Bên cạnh đó, với thời gian xuất hiện ngắn, công ty chưa tạo được uy tín và thương hiệu trong lòng khách hàng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn hẹp về mạng lưới phân phối của công ty. Trong một thời gian ngắn, công ty chưa thể tạo ra mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước và càng khó có khả năng để vươn ra tầm khu vực.

Chịu sự hạn chế chung của ngành dược Việt Nam: thực trạng việc phát triển của các doanh nghiệp dược vừa tự phát, manh mún lại trùng lắp thiếu định hướng vĩ mô. Bên cạnh đó, những yếu tố cơ bản để phát triển ngành công nghiệp dược hiện nay đều ít được quan tâm đầu tư về kinh phí. Điều đó dẫn đến việc có quá

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ

nhiều những loại thuốc thông thường nhưng lại quá thiếu các loại thuốc có dạng bào chế đặc biệt, thuốc chuyên khoa đặc trị.

Hệ thống phân phối nhiều tầng nấc: đây không chỉ là hạn chế của Agimexpharm mà nó còn là hạn chế chung của các công ty dược Việt Nam. Thị trường thuốc chia làm 2 mảng kê toa và không kê toa với các loại thuốc không kê toa, tỷ trọng tương ứng 63:27. Hiện tại hệ thống phân phối còn nhiều bất cập với tình trạng đan xen chồng chéo, thặng dư lãi trần cho các cấp chưa rõ ràng, chi phí chiết khấu cho kênh phân phối kê toa tăng. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho hệ thống phân phối của công ty chưa đạt được như mong muốn.

Tóm lại, các hạn chế hiện nay của công ty do nhiều nguyên nhân. Trên đây là một trong số những nguyên nhân có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến công ty. Do đó, để có thể khắc phục các hạn chế hiện tại thì trước tiên công ty cần có biện pháp để thu hút vốn đầu tư, tăng cường mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.

4.3.2 Giải pháp

Từ việc nhận ra các hạn chế và nguyên nhân tồn tại các hạn chế đó, công ty cần có các biện pháp nhằm khắc phục những điểm yếu đang tồn tại trong công ty mình. Hiện nay, các nhà quản trị, ban Giám Đốc trong công ty đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như từng bước khắc phục những điểm yếu đang tồn tại trong công ty mình, đưa công ty phát triển ngày càng bền vững. Để góp phần vào việc ổn định và phát triển công ty, em đưa ra một số chiến lược có thể lựa chọn như sau:

 Chiến lược thâm nhập thị trường.  Chiến lược phát triển thương hiệu.  Chiến lược liên doanh.

 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực.  Chiến lược thu hút khách hàng.

 Chiến lược phát triển sản phẩm mới.

Công ty có thể thực hiện các chiến lược: thâm nhập thị trường, phát triển thương hiệu, liên doanh, phát triển nguồn nhân lực, thu hút khách hàng, phát triển sản phẩm mới. Nếu thực hiện tốt chiến lược “Thâm nhập thị trường”, công ty có thể mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời có

được mạng lưới phân phối hiệu quả. Với chiến lược “Phát triển thương hiệu”, công ty sẽ tạo dựng được lòng tin, uy tín đối với khách hàng, bước đầu củng cố vị trí của công ty trên thị trường. Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện song song chiến lược “Thu hút khách hàng”, nhằm kích thích khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng nhận biết thương hiệu Agimexpharm từ phía khách hàng. Hơn nữa, công ty cần chú trọng đến việc “Phát triển nguồn nhân lực” và “Phát triển sản phẩm mới”, tạo điều kiện cho công ty có thể phát triển bền vững và lâu dài.

Công ty hoàn toàn có khả năng thực hiện các chiến lược trên nhằm hạn chế các điểm yếu đang tồn tại trong công ty mà còn có thể phát huy được các điểm mạnh mà công ty đang có.

Tuy nhiên, theo nhận định của em, khó khăn lớn nhất hiện nay của công ty là tình hình thiếu vốn đầu tư. Với khó khăn từ nguồn vốn, công ty không thể phát triển quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng như không thể đầu tư vào máy móc, dây chuyền sản xuất, công nghệ, cũng không có đủ điều kiện để phát triển mạng lưới phân phối, nâng cao khả năng cạnh tranh với các công ty dược đầu ngành khác. Do đó, việc đầu tiên công ty cần nghĩ đến là thực hiện chiến lược “Liên doanh” nhằm tăng cường nguồn vốn hoạt động cho công ty mình. Sau khi thực hiện tốt chiến lược “Liên doanh”, công ty sẽ tạo được cơ sở ban đầu vững chắc và điều kiện thuận lợi để thực hiện các chiến lược tiếp theo. Các khó khăn về con người, máy móc, trang thiết bị, mạng lưới phân phối, sản phẩm… sẽ dần được cải thiện.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược phát triển cho công ty cổ phần Dược Phẩm An Giang (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)