Hệ thống hạ tầng bưu chính, viễn thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu của nhân dân và khách du lịch. Đến nay 100% các xã có điểm bưu điện văn hoá, điểm cung cấp dịch vụ internet, phủ sóng điện thoại, đến hết năm 2008, bình quân có 15 máy điện thoại trên 100 người dân, hầu hết các công sở trên địa bàn, các cơ sở lưu trú đều có điểm truy cập mạng internet, các cơ sở kinh doanh du lịch đều thiết lập được website … Dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn khá hoàn thiện, đồng bộ và hiện đại, chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn.
2.3.1.3. Chính sách tín dụng nông thôn
Chính sách tín dụng nông thôn chủ yếu là thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm đối với hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bộ đội xuất ngũ, thanh niên, học sinh đến tuổi lao động chưa tìm được việc làm, hỗ trợ phát triển các ngành nghề, các dự án về chăn nuôi, hỗ trợ các trung tâm giới thiệu việc làm,...
Tại huyện Tam Đảo - chính sách tín dụng này được thể hiện rõ trong nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 – 2015.
Cụ thể:
* Đối tượng hỗ trợ:
a) Người lao động và học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú từ 6 tháng trở lên và hiện đang sinh sống tại Vĩnh Phúc, học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề, làng nghề, hoặc tại gia đình nghệ nhân trên địa bàn tỉnh.
Học sinh, sinh viên đang có hộ khẩu thường trú tại Vĩnh Phúc từ 6 tháng trở lên đã tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông tại một trường của tỉnh đang học cao đẳng nghề, trung cấp nghề tại một cơ sở đào tạo nghề ngoài tỉnh.
b) Các cơ sở dạy nghề, cơ sở giới thiệu việc làm, doanh nghiệp có tổ chức dạy nghề đồng thời bố trí việc làm cho người học ổn định được ít nhất 1 năm.
c) Ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp.
* Nguyên tắc hỗ trợ:
Người được hưởng hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm chỉ hỗ trợ một lần theo Nghị quyết này; người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được hỗ trợ theo Nghị quyết này. Riêng người đã được hỗ trợ học sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì vẫn tiếp tục được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Nghị quyết này nhưng không quá 3 lần.
* Hỗ trợ học và dạy nghề:
a) Học cao đẳng, trung cấp nghề, bổ túc văn hoá + nghề: - Hỗ trợ chi phí học tập:
+ Cao đẳng nghề mức 400.000 đồng/ tháng. + Trung cấp nghề mức 350.000 đồng/tháng.
+ Bổ túc văn hóa + nghề mức 350.000 đồng/tháng.
- Hỗ trợ mua sách vở, đồ dùng học tập: Học sinh học bổ túc văn hoá + nghề và học sinh diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp học cao đẳng nghề, trung cấp nghề được hỗ trợ 100.000 đồng/tháng.
- Thời gian hỗ trợ: Theo thời gian thực học nhưng không quá 30 tháng đối với cao đẳng nghề, bổ túc văn hoá + nghề; không quá 20 tháng đối với trung cấp nghề.
b) Học nghề trình độ sơ cấp, học nghề ngắn hạn (dưới 3 tháng), tập huấn, bồi dưỡng nghề:
- Hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp: Mức 500.000 đồng/người/tháng.
- Hỗ trợ kinh phí tổ chức học nghề ngắn hạn (dưới 3 tháng), tập huấn, bồi dưỡng nghề: Mức 25.000 đồng/người/ngày.
- Hỗ trợ tiền ăn cho người học với mức 20.000 đồng/ngày/người cho đối tượng học sơ cấp nghề diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp và đối tượng học nghề ngắn hạn, tập huấn, bồi dưỡng nghề.
- Hỗ trợ thêm tiền mua giấy bút 15.000 đồng/người/khóa học cho đối tượng là lao động nông thôn; lao động khu vực thành thị diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp có tham gia học nghề ngắn hạn, tập huấn, bồi dưỡng nghề
- Thời gian hỗ trợ: Theo thời gian thực học, nhưng không quá 6 tháng đối với học nghề sơ cấp; không quá 01 tháng đối với học nghề ngắn hạn; không quá 10 ngày đối với tập huấn, bồi dưỡng nghề.
c) Bồi dưỡng nâng cao kiến thức;
- Hỗ trợ cho đơn vị tổ chức lớp: 15.000 đồng/người/ngày. - Hỗ trợ tiền ăn cho người học mức 20.000 đồng/ngày thực học.
- Ngoài mức hỗ trợ trên, hỗ trợ tiền giấy bút 15.000 đồng/người/khóa học cho lao động ở khu vực nông nghiệp, lao động ở khu vực thành thị không có việc làm, lao động trong làng nghề, lao động tiểu thủ công nghiệp.
- Thời gian hỗ trợ: Theo thời gian thực học, nhưng không quá 3 ngày. d) Học nghề tại các làng nghề:
- Hỗ trợ chi phí học tập cho người học: 500.000 đồng/người/tháng. - Hỗ trợ người truyền nghề mức 500.000 đồng/tháng.
- Hỗ trợ tiền ăn cho người học nghề với mức 20.000 đồng/ngày/người.
- Hỗ trợ thêm tiền mua giấy bút 15.000 đồng/khóa học/người cho lao động nông thôn; lao động diện được hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp ở khu vực thành thị.
- Thời gian hỗ trợ: Theo thời gian thực học, thực dạy nhưng không quá 3 tháng.
e) Học ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người xuất khẩu lao động. - Hỗ trợ chi phí học tập với mức 2 triệu đồng/người/khóa học.
- Hỗ trợ tiền ăn 20.000 đồng/người/ngày.
- Thời gian hỗ trợ: Theo thời gian thực học, nhưng không quá 3 tháng. g) Kinh phí đào tạo cán bộ, giáo viên:
Hỗ trợ kinh phí đào tạo, nâng cao kiến thức cho giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng 3 triệu đồng/giáo viên/năm. Mỗi trường trung học phổ thông có 2 giáo viên hướng nghiệp; mỗi trường trung học cơ sở có 1 giáo viên hướng nghiệp được đào tạo hàng năm.
h) Hỗ trợ cho các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tiền tài liệu, tổ chức hướng nghiệp, phân luồng mức 2,5 triệu đồng/năm.
i) Hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị dạy nghề:
Hỗ trợ đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập: 20 tỷ đồng/năm.
* Hỗ trợ cho giải quyết việc làm:
a) Đối với xuất khẩu lao động:
- Người thuộc hộ hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp được vay tối đa 100 triệu đồng và hỗ trợ 100% lãi suất vay trong 12 tháng đầu từ Quỹ Giải quyết việc làm của tỉnh, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Các đối tượng còn lại được vay tối đa 60 triệu đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được hỗ trợ 30% lãi suất vay của 12 tháng đầu.
b) Đối với người tự tạo việc làm mới tại chỗ, ổn định có dự án được cơ quan có chức năng thẩm định: Được vay tối đa 30 triệu đồng từ Quỹ Giải quyết việc làm và hỗ trợ 70% lãi suất trong năm đầu.
- Doanh nghiệp tổ chức dạy nghề, cấp chứng chỉ đồng thời bố trí việc làm cho người học nghề ổn định được ít nhất 1 năm trở lên được hỗ trợ tính theo đầu người thực học, thời gian thực học, mức 400.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tính trên đầu người thực học không quá 3 tháng.
- Trung tâm giới thiệu việc làm, cơ sở dạy nghề giới thiệu được lao động vào làm việc ổn định tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác từ 1 năm trở lên được hỗ trợ một lần với mức 400.000 đồng/người.
d) Về nguồn vốn lập Quỹ giải quyết việc làm:
Trích Ngân sách tỉnh lập Quỹ Giải quyết việc làm của tỉnh: Năm 2012 là 30 tỷ đồng. Các năm sau căn cứ tình hình cụ thể HĐND tỉnh xem xét quyết định bổ sung quỹ.
2.3.2. Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT
2.3.2.1. Hoạt động hướng nghiệp
Khai sáng nghề nhằm cung cấp cho người học những kiến thức nghề nghiệp trên cơ sở đó hình thành cho người học thái độ tích cực và hứng thú với các dạng hoạt động lao động nghề nghiệp, tạo dựng ý thức chủ động trong việc lựa chọn nghề.
Hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp cho lao động về: thông tin về nghề, cách tiếp cận nghề,...để họ lựa chọn được nghề phù hợp với điều kiện tâm sinh lý, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế và xu hướng phát triển của xã hội.
Hiện nay, trên địa bàn huyện công tác hướng nghiệp chủ yếu được thực hiện tại các trường THCS, THPT cho các học sinh cuối cấp và một lao động được hướng nghiệp trước khi học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề ở địa phương. Cụ thể, số lượng học sinh được hướng nghiệp giai đoạn 2010-2013 như sau:
Bảng 2.8. Số học sinh và LĐ được hướng nghiệp, tư vấn học nghề giai đoạn 2010-2013 của huyện Tam Đảo (Đơn vị: người)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Tổng số 1064 1113 1189 1238
Trong đó:
2. Học sinh THPT 406 429 447 470 3. Người lao động 85 109 125 129
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng thống kê Tam Đảo)
Qua bảng 2.8 ta thấy, số học sinh được hướng nghiệp giai đoạn 2010-2013 có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt ở cấp THCS. Học sinh được hướng nghiệp ngay từ đầu sẽ giúp họ có những lựa chọn đúng đắn cho nghề mình mong muốn ngay từ đầu. Cụ thể: năm 2010 có tổng số 1064 hoc sinh được hướng nghiệp, đến năm 2013 con số này là 1238 học sinh (tăng 174 học sinh được hướng nghiệp), bình quân tăng 5,04%/năm. Bên cạnh đó, do số học sinh cấp THCS đông hơn số học sinh cấp THPT nên những học sinh được hướng nghiệp này thì cấp THCS nhiều hơn chiếm đến 51,53% (năm 2013), ở cấp THPT chỉ chiếm 37,96% (năm 2013). Còn tư vấn nghề cho người lao động chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 10,42% tương ứng với 129 người (năm 2013). Nguyên nhân là do: Huyện chưa có Trung tâm Dạy nghề hay giới thiệu việc làm mà chủ yếu lao động được tư vấn tại Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh mà Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh lại ở khá xa nên nhiều người lao động ở vùng xa như huyện không được tư vấn kịp thời.
2.3.2.2. Hoạt động dạy nghề
Tính đến năm 2013 huyện mà chỉ thực hiện việc tuyên truyền, định hướng, hướng dẫn người lao động có nhu cầu đến các cơ sở đào tạo để được học nghề và hưởng các chính sách hỗ trợ tại nhà trường theo quy định (Huyện chưa có Trung tâm Dạy nghề). Do các ngành nghề, số lượng có nhu cầu học thực sự các xã, thị trấn không có đăng ký về UBND huyện, chỉ thực hiện phối hợp với các cơ sở dạy nghề.
Từ khi triển khai, thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2011 về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”10 và Nghị quyết 37/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 về Một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 – 20158. Đã có nhiều cơ sở dạy nghề mới được xây dựng trên địa bàn huyện cùng với những cơ sở dạy nghề cũ ngày càng mở rộng số lượng học viên và quy mô số nghề đào tạo, do đó càng có nhiều LĐNT được tiếp cận với các cơ sở và được đào tạo nghề.
Theo thống kê của Phòng Lao động – TB&XH, số lao động được học nghề đã tốt nghiệp trong giai đoạn 2011-2013 được thực hiện tại các cơ sở dạy nghề không ngừng tăng lên. Cụ thể:
Bảng 2.9. Số lao động được học nghề đã tốt nghiệp được thực hiện tại các cơ sở dạy nghề giai đoạn 2011-2013 huyện Tam Đảo
Đơn vị: người
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tổng số 792 895 1093
Trong đó:
1. Nông – lâm nghiệp và thủy sản 458 520 680
2. Công nghiệp - xây dựng 210 238 263
3. Dịch vụ 124 137 150
(Nguồn: Phòng Lao động - TB&XH huyện Tam Đảo).
Qua bảng 2.9 ta thấy số lao động được học nghề ở các ngành đều không ngừng tăng lên. Cụ thể: Ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 458 người (năm 2011) lên 680 người (năm 2013), ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 210 người (năm 2011) lên 263 người (năm 2013), ngành dịch vụ tăng từ 124 người (năm 2011) lên 150 người (năm 2013). Trong số lao động được học nghề đã tốt nghiệp được thực hiện tại các cơ sở dạy nghề thì lao động được học nghề ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản chiếm nhiều hơn cả (chiếm 62,2% năm 2013). Tuy nhiên, số lượng nghề trong ngành nông nghiệp lại chỉ có 3 ngành nghề được đào tạo, còn số nghề trong ngành phi nông nghiệp được đào tạo lại nhiều hơn cả. Cụ thể số lượng LĐNT được đào tạo nghề phân theo danh mục nghề năm 2012 như sau:
Bảng 2.10. Thống kê số lượng lao động nông thôn được đào tạo nghề phân theo danh mục đào tạo nghề năm 2012 (Đơn vị: người)
STT Tên nghề Số lượng Trình độ đào tạo CĐ nghề TC nghề Sơ cấp nghề Dưới 3tháng 1 Kỹ thuật điêu khắc gỗ 5 5 2 Đúc,dát đồng mỹ nghệ 5 5 3 Thêu ren 25 25
4 Gia công, thiết kế sản phẩm mộc 10 10
5 Tin học văn phòng 40 40
6 Gò 30 30
7 Hàn 40 10 30
8 Sữa chữa máy cơ khí 40 20 20
9 Sữa chữa thiết bị điện dân dụng 30 20 10
10 Vận hành sữa chữa máy nông nghiệp 35 35
11 May công nghiệp 115 115
12 Chế biến rau quả 40 40
13 Kỹ thuật trồng rau su su 170 170
14 Làm vườn cây cảnh 56 56
15 Trồng cây ăn quả 64 20 44
16 Chăn nuôi lợn, gà vịt 190 10 180
17 Tổng 895 80 90 210 515
(Nguồn: Phòng Lao động - TB&XH huyện Tam Đảo).
Qua bảng 2.10 có thể nhận thấy năm 2012 hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện đã có bước tiến mới khi lần đầu tiên trình độ CĐ nghề được đào tạo theo hình thức liên kết với trường CĐ nghề Việt Đức ở các nghề: gò, hàn, sửa chữa máy cơ khí, vận hành sữa chữa máy nông nghiệp với 80 lao động được đào tạo. Ngoài ra số lượng nghề được đào tạo cũng tăng đáng kể với 16 ngành nghề khác nhau. Trong đó số lượng nghề phi nông nghiệp là 12 ngành nghề, nghề nông nghiệp chỉ có 4 ngành nghề được đào tạo đó là kỹ thuật trồng rau su su; làm vườn cây cảnh; trồng cây ăn quả; chăn nuôi lợn, gà, vịt, đây là các nghề nông nghiệp có giá trị sản xuất cao. Tuy nhiên hoạt động đào tạo nghề chủ yếu vẫn là đào tạo nghề ngắn hạn, trình độ sơ cấp nghề và từ 3 tháng trở xuống chiếm đa số với tổng 725 lao động chiếm 81%, trung cấp nghề chiếm tới 10,1%. Và trình độ CĐ nghề mới chỉ chiếm có 8,9% trong cơ cấu được đào tạo.
Qua các con số trên có thể rút ra trong cơ cấu đào tạo nghề cho LĐNT thì các nghề phi nông nghiệp chiếm đa số phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Số lượng ngành nghề được đào tạo được đa dạng dần qua