0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Thu chi ngân sách

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN TAM ĐẢO – TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 27 -27 )

- Về sức khoẻ: Sức khoẻ của người lao động nó liên quan đến lượng calo tối thiểu

2.1.2.3. Thu chi ngân sách

- Về thu ngân sách: Thu trên địa bàn gồm 2 nguồn, thu tại địa bàn huyện và thu từ nguồn ngân sách bổ sung của cấp trên. Do đặc thù là huyện miền núi, nên nguồn thu ngân sách của Huyện chủ yếu là hỗ trợ từ ngân sách cấp trên (tỉnh Vĩnh Phúc). Nguồn thu này chiếm từ 72,13 - 83,3% tổng thu ngân sách hàng năm của Huyện.

Tổng thu ngân sách theo các nguồn trên địa bàn huyện tăng khá hàng năm, với năm trước tăng hơn năm sau khoảng 7,0 tỷ đồng (giai đoạn 2008-2009) và giảm gần 4 tỷ đồng (giai đoạn 2009-2010), đặc biệt có mức tăng cao vào các năm 2011 và ổn định vào các năm 2011-2013. Nguồn thu từ thuế ngoài quốc doanh tăng khá nhanh, chiếm tỷ trọng thứ hai, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế trên

địa bàn Huyện. Phần này sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Nguồn thu ngân sách khác trên địa bàn Huyện từ thuế môn bài, thuế quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà, đất,…chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bảng 2.3. Thu, chi ngân sách giai đoạn 2009-2013 trên địa bàn huyện Tam Đảo

Đơn vị: Tỷ đồng

Các khoản thu, chi 2009 2010 2011 2012 2013

I.Tổng thu 57,392 66,277 88.039 234,019 189,347 1. Thu từ SXKD 3,265 4,543 5,798 7,739 7,813 2. Thuế SD đất NN 0,012 0,011 0,020 0,000 0,000 3.Thuế nhà đất 0,115 0,183 0,204 1,861 2,220 4. Phí, lệ phí 0,548 1,121 1,484 0,953 0,800 5. Thuế CQSD đất 0,303 0,324 0,279 6,332 2,400 6. Từ ngân sách cấp trên 43,502 44,102 61,593 195,321 174,624 7. Thu khác và kết dư 9,647 15,993 18,865 21,813 1,850 II.Tổng chi 46,154 54,890 71,523 173,446 183,632 1. Chi SN kinh tế 2,661 2,822 3,636 1,747 3,347 2. Chi GD, ytế, VH 3,333 4,902 6,989 60,880 59,728 3. Chi QL hành chính 11,825 16,487 42,752 12,484 21,308 4. Chi XDCB 5,003 8,331 9,021 74,450 74,803 5. Chi khác và ngân sách xã 21,310 30,078 6,145 22,734 22,695 6. Chi quốc phòng, an ninh 2,022 0,601 0,837 1,151 1,751

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - năm 2010 số kế hoạch) - Về chi ngân sách: Chi ngân sách Huyện cho các hoạt động thường xuyên chủ yếu chi cho giáo dục, y tế, văn hoá, chi cho quản lý hành chính, chi ngân sách xã. Các khoản chi này chiếm tới trên 70% tổng chi ngân sách thường xuyên hàng năm của Huyện. Phần chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng rất cao vào những năm gần đây do xây dựng trung tâm huyện. Phần chi ngân sách thường xuyên các năm phần lớn hỗ trợ chi cho cấp xã. Các khoản đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng chủ yếu từ nguồn vốn của Tỉnh và Trung ương thông qua các chương trình: WB, 135, 134...

2.1.2.4. Giáo dục và đào tạo

Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-TU, ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân. Nghị quyết số 15/2007/NQ-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Hội Đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển Giáo dục - đào tạo giai đoạn 2007 - 2015. sự nghiệp giáo dục -

đào tạo của Tam Đảo được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý và về thiết bị giảng dậy và học tập. Hệ thống giáo dục được hình thành ở tất cả các cấp học bậc học, từ mầm non đến trung học phổ thông, với 37 đơn vị trường học, gồm:

- Cấp mầm non: Đến đầu năm 2013, toàn huyện có 15 trường mầm non, với 114 lớp mẫu giáo, 3.297 cháu và 177 nhà, nhóm trẻ.

- Cấp tiểu học: Năm 2008 có 11 trường, với 315 lớp, 303 giáo viên và 7.762 học sinh. Năm 2013 số trường đã tăng lên 13, với 264 lớp (giảm 51 lớp), 5.663 học sinh (giảm 2.099 học sinh). Sự giảm sút quy mô bậc tiểu học do giảm quy mô dân số thuộc độ tuổi tiểu học, do xã hội hóa nhiều cháu có điều kiện chuyển học các trường của Thành phố Vĩnh Yên…

- Cấp trung học cơ sở: Toàn huyện năm 2013 có 12 trường, 155 lớp, 4.733 học sinh. So với năm 2008, quy mô cấp trung học cơ sở tăng về số trường, nhưng giảm về số lớp và số học sinh. Nguyên nhân giảm cũng giống như sự biến động của cấp tiểu học.

- Cấp trung học phổ thông và nghề: Toàn huyện có 2 trường, 51 lớp, 65 giáo viên và 2.173 học sinh. Về giáo dục không chính quy, đến nay huyện Tam Đảo có 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên và 9 trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn. Hàng năm, thông qua hệ thống giáo dục không chính quy đã thu hút, động viên hàng nghìn lượt người tham gia học tập nâng cao trình độ, tư vấn, trợ giúp về công nghệ, kỹ thuật sản xuất kinh doanh và pháp luật.

Có thể nói, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã được Tam Đảo coi trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện trước mắt và lâu dài. Do vậy, ngoài chương trình chung của cả nước, huyện Tam Đảo và Tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều giải pháp quan tâm đầu tư, lấy phát triển giáo dục làm khâu đột phá để vươn lên làm giàu.

2.1.2.5. Lao động, việc làm, thu nhập và đời sống dân cư

- Thực trạng về lao động và việc làm: Tam Đảo là Huyện có quy mô dân số trung bình so với các huyện và thành phố khác trong tỉnh. Tổng dân số đến đầu năm 2013 là 70.694 người, trong đó tổng lao động đang làm việc là 34.579 người. Hàng năm Huyện đã xây dựng kế hoạch về giải quyết việc làm, trong đó tập trung vào đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, môi giới và hỗ trợ xuất khẩu lao động, cho vay

vốn xây dựng các dự án tạo việc làm

Ngoài ra, số người không có việc làm đã năng động tự tìm việc làm trong tỉnh, trước hết là các cơ sở công nghiệp, dịch vụ mở ra ở thành phố Vĩnh Yên, hoặc ngoài tỉnh, thậm chí tìm kiếm việc làm ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Ước tính số lao động của Huyện tự tìm kiếm việc làm hàng năm vào khoảng 5.600 người.

- Thực trạng thu nhập, đời sống và xóa đói giảm nghèo

Năm 2012, toàn Huyện còn 2.418 hộ thuộc diện hộ nghèo, không còn hộ đói, chiếm 16% số hộ toàn huyện. Năm 2011 là 3.357 hộ, chiếm 24,67%. Năm 2010 đã triển khai bảo trợ xã hội cho trên 3.000 người, nhà tạm cho trên 300 hộ.

Để xóa đói, giảm nghèo, Huyện đã quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm, đầu tư mở rộng các ngành nghề nông thôn, cải tạo vườn cây ăn quả... và mở các lớp dạy nghề nâng cao trình độ người lao động, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm. Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo ở hai cấp: Huyện và xã. Đã điều tra, phân loại hộ và rút ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo của hộ và có những giải pháp hỗ trợ tích cực và cụ thể (cho vay vốn, hướng dẫn tổ chức sản xuất...) để giúp các hộ nghèo vươn lên.

Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống đáng kể, năm 2011 tỷ lệ đói nghèo là 24,67%, năm 2012 giảm còn 16%, năm 2013 ước còn 13,0%. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn cao; kết quả xóa đói giảm nghèo ở một số xã chưa thật bền vững, vẫn còn một số hộ tái nghèo.

2.1.3. Đánh giá tác động của các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động giải quyết việc làm huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.3.1. Những thuận lợi về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội đối với hoạt động giải quyết việc làm huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc

Thứ nhất, với vị trí địa lý nằm trên vùng có điều kiện khí hậu thời tiết đặc thù, có diện tích rừng lớn, cảnh quan thiên nhiên đẹp, gần các trung tâm chính trị (thủ đô Hà Nội, thành phố Vĩnh Yên), thị trường có sức mua lớn và tiêu dùng với nhu cầu cao nên Tam Đảo có tiềm năng lợi thế cạnh tranh trong việc phát triển du lịch so với Sa Pa, Bắc Hà Lào Cai và Mẫu Sơn Lạng Sơn là các địa phương có các điều kiện khí hậu, thời tiết và cơ sở dịch vụ du lịch tương đồng. Do đó thúc đẩy sự

phát triển kinh tế của huyện, đồng thời tạo công ăn việc làm cho lao động, giảm sức ép đến hoạt động giải quyết việc làm.

Thứ hai, Tam Đảo là vùng đất Phật phát tích, với di tích Tây Thiên thờ Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trúc Lâm Thiền Viện mới được xây dựng... Đây là cơ sở để Tam Đảo được Vĩnh Phúc xác định là Trung tâm lễ hội của Tỉnh.

Thứ ba, Tam Đảo có hệ thống hồ với lưu vực rộng, rừng với độ che phủ cao, diện tích lớn sẽ xây dựng và quy hoạch thành khu du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm kết hợp với du lịch cộng đồng tại các làng nghề ở các xã trong Huyện tạo điều kiện cho du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của huyện.

Thứ tư, Tam Đảo là huyện mới tái lập, nên có điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế xã hội bài bản ngay từ ban đầu. Quy hoạch tổng thể, các ngành, lĩnh vực và triển khai các quy hoạch có nhiều thuận lợi.

Thứ năm, thế mạnh của Tam Đảo về nông, lâm nghiệp và thủy sản là những sản phẩm có tính ôn đới có thể cung cấp vào mùa hè như rau su su, cá hồi (mới du nhập), dược liệu,... Đây sẽ là cơ hội tạo nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng ngàn người dân lao động ở địa phương. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ sáu, Tam Đảo được sự quan tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, được sự tập trung đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, nhất là du lịch. Đây là điều kiện quan trọng để Tam Đảo tập trung khai thác lợi thế, gắn hoạt động kinh tế xã hội của Huyện trong sự phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc.

2.1.3.2. Những khó khăn về các điều kiện đối với hoạt động giải quyết việc làm huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc

Thứ nhất, Tam Đảo được hình thành từ một số xã, thị trấn của 3 huyện (Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên) và thị xã Vĩnh Yên. Vì vậy, nếp sinh hoạt, tư duy không đồng nhất, tâm lý vùng, miền đã ảnh hưởng hoạt động giải quyết việc làm huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc.

Thứ hai, Địa hình phức tạp, chia cắt của bộ phận lãnh thổ thuộc miền núi của Huyện ảnh hưởng đến xây dựng các hệ thống hạ tầng và phát triển kinh tế.

Thứ ba, Quỹ đất mới chú trọng bố trí sản xuất nông nghiệp, thiếu các quy hoạch chi tiết cho phát triển các ngành phi nông nghiệp. Khả năng đất đai mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là cho cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế còn lớn.

Thức tư, Đội ngũ cán bộ có chất lượng không đều, không ổn định. Chất lượng lao động biểu hiện ở trình độ văn hoá và tay nghề của người lao động thấp, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động chưa cao ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển Tam Đảo sang giai đoạn khai thác du lịch ở quy mô lớn hơn, với yêu cầu chất lượng lao động cao hơn.

Thứ năm, Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của huyện Tam Đảo so với mặt bằng chung của tỉnh Vĩnh Phúc ở tình trạng thấp. Về cơ bản, Tam Đảo vẫn là huyện nghèo của Tỉnh. Các cơ sở kinh tế, nhất là các cơ sở của ngành du lịch đang trong quá trình cải tạo, xây dựng đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn, nguồn vốn nội lực rất hạn chế, nếu không có sự ưu tiên về cơ chế huy động vốn sẽ khó có thể thực hiện được.

Thứ sáu, Trên địa bàn huyện có một số cơ sở của quốc phòng như nhà máy Z95, trường bắn của bộ đội tăng thiết giáp, cơ sở huấn luyện của tỉnh, 2 mỏ đá... Những sơ sở đó vừa là yếu tố cho sự phát triển, đồng thời cũng vừa là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, đến phát triển du lịch của địa phương.

2.2. Thực trạng về lao động và việc làm của huyện Tam Đảo

2.2.1. Thực trang về LĐNT huyện Tam Đảo

Tam Đảo là huyện miền núi mới được tái lập, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, trình độ dân trí còn thấp và chưa đồng đều, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng núi. Trên địa bàn huyện có 2 dân tộc chiếm phần lớn dân số là dân tộc Kinh và dân tộc Sán Dìu, các dân tộc khác (dân tộc Lào, dân tộc Mường, dân tộc Hoa) có ít. Phân theo cơ cấu dân tộc: Dân tộc Kinh chiếm 57,96%, dân tộc Sán Dìu chiếm gần 41,90%, các dân tộc khác chỉ chiếm 0,14%.

So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật độ dân số thấp (khoảng 303 người/Km2). Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở các xã vùng thấp và thưa thớt tại vùng thị trấn Tam Đảo - các thôn, xóm vùng ven núi của các xã vùng Đồng bằng. Những năm gần đây, dân số và nguồn lao động của huyện không ngừng tăng

lên cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể biến động về dân số và nguồn lao động của huyện được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4. Biến động dân số và nguồn lao động huyện Tam Đảo giai đoạn 2010-2013 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng dân số 53832 100 56697 100 57352 100 57588 100 Dân số trong tuổi lao động 45519 84,56 47816 84,34 48052 83,78 47846 83,08

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo) * Về quy mô:

Qua bảng 2.4 ta thấy, tổng dân số của huyện Tam Đảo đang tăng dần theo thời gian. Giai đoạn 2010-2013 tăng từ 53832 người lên 57588 người (tăng 3756 người), tốc độ tăng trung bình đạt 1,36%/năm. Bên cạn đó, hơn 80% tổng dân số là dân số trong tuổi lao động cũng không ngừng tăng. Năm 2010, dân số trong tuổi lao động của huyện là 45519 người, năm 2013 là 47846 người (tăng 2327 người).

Sự biến động này hoàn toàn phù hợp với xu thế biến động dân số của Việt Nam, đó là thời kỳ ”Thời kỳ cơ cấu dân số vàng”- thời kỳ cơ cấu dân số phụ thuộc chiếm tỷ lệ nhỏ hơn dân số hoạt động kinh tế . Đây chính là cơ hội ”vàng” để huyện Tam Đảo tăng cường đẩy mạnh phát triển kinh tế -xã hội.

* Về chất lượng

Như đã trình bày ở trên, huyện Tam Đảo có một lực lượng lao động rất dồi dào. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực lại rất thấp. Lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn ( tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông thôn chiếm gần 99%). Cụ thể lực lượng LĐNT huyện những năm qua được thể hiện qua hình sau:

Hình 2.2. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chia theo thành thị - nông thônhuyện Tam Đảo giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: Người

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phòng Thống kê huyện Tam Đảo)

Bên cạnh đó, lực lượng lao động có trình độ học vấn tương đối thấp, đa số lao động chưa tốt nghiệp THCS (chiếm hơn 50% lực lượng lao động) và vẫn có nhiều lao động chưa tốt nghiệp tiểu học ( chiếm gần 19% lực lượng lao động), còn lao động có trình độ văn hóa 12/12 còn ít (mới chỉ chiếm 19,59% năm 2013). Cụ thể cơ cấu lực lương lao động trong tuổi lao động chia theo trình độ học vấn phổ thông được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5. Cơ cấu lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chia theo trình độ học vấn phổ thông giai đoạn từ 2010-2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Số lượng (người ) cấu (%) Số lượng (người ) cấu (%) Số lượng (người )

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN TAM ĐẢO – TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 27 -27 )

×