- Về sức khoẻ: Sức khoẻ của người lao động nó liên quan đến lượng calo tối thiểu
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, nhưng sau 6 năm được tái lập và đi vào hoạt động Tam Đảo đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Liên tục trong 6 năm từ 2008 - 2013 (năm 2013 dự kiến) kinh tế Tam Đảo luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 18,22%, đặc biệt giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn các năm 2010-2013 tăng bình quân 18,53%/năm (mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện 2010 - 2013 là 14 - 16%/năm). Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh bình quân đầu người tăng từ 3,6 triệu đồng năm 2008 lên 7,96 triệu đồng năm 2013 và từ 4,7 triệu đồng năm 2008 lên 17,75 triệu đồng năm 2013 tính theo giá thực tế.
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất và tăng trưởng GTSX trên địa bàn Huyện
Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (tỷ đồng) BQ 06- 10 (%) BQ 04-10 (%) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng GTSX 243,22 280,22 345,69 428,11 481,19 569,25 18,53 18,22 Nông, LN, TS 127,36 139,06 146,44 178,26 203,87 230,12 12,55 11,16 CN - XD 34,66 55,09 72,93 83,69 90,95 115,50 27,22 38,72 Dịch vụ 81,20 86,07 126,32 166,40 186,36 223,63 22,45 21,20
Hình 2.1. Biến động giá trị sản xuất huyện Tam Đảo 2008 - 2013
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo)
Khảo sát số liệu cho thấy, mức tăng tổng giá trị sản xuất các ngành phụ thuộc nhiều vào mức tăng của ngành nông lâm, nghiệp, thủy sản và các ngành dịch vụ. Đối với nông, lâm, thủy sản: Đây là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao về giá trị sản xuất nếu so với các huyện khác trong tỉnh, với mức bình quân chung 11,16%/năm thời kỳ 2008-2013 và 12,55% giai đoạn 2010-2013. Sự tăng trưởng nhanh của nhóm ngành này chủ yếu do tác động của chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đẩy mạnh các cây có giá trị kinh tế cao và với sự tăng nhanh của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, mức tăng của nông nghiệp thấp so với mức tăng chung của nhóm ngành trên địa bàn huyện lại là nhân tố làm giảm sự tăng trưởng chung và buộc các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp phải có mức tăng trưởng rất cao.
Trên thực tế, công nghiệp và xây dựng là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng bình quân 38,72%/năm cho thời kỳ 2008-2013 và giảm còn 27,22% giai đoạn 2010-2013. Dịch vụ là nhóm ngành có mức tăng cao thứ 2 với mức tăng bình quân 21,2%/năm thời kỳ 2008-2013 và 22,45% giai đoạn 2010-2013, nhưng lại có tỷ trọng lớn, nên sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ có ý nghĩa quyết định tới tăng trưởng chung của các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện.